NỘI DUNG :
Henry
Kissinger đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam như thế nào
Stephen Young
- Washington Examiner
.
Kissinger
nhận sai lầm – quá muộn và không đủ
Hiếu Chân -
Saigon Nhỏ
=======================================================
.
.
Henry
Kissinger đã bỏ rơi miền Nam Việt Nam như thế nào
Stephen Young - Washington Examiner
TQ Hưng chuyển ngữ
Vũ Ngọc Chi, hiệu đính
04/02/2023
https://baotiengdan.com/2023/02/04/henry-kissinger-da-bo-roi-mien-nam-viet-nam-nhu-the-nao/
Thứ Sáu này là ngày kỷ niệm 50 năm Hiệp định
Hòa bình Paris của Henry Kissinger. Hiệp định đó được cho là đã chấm dứt Chiến
tranh Việt Nam bằng cách khẳng định quyền của những người Việt Quốc gia được có
một đất nước tự do và độc lập ở miền Nam.
Đáng tiếc, thỏa thuận của Kissinger không phải
vì hòa bình mà chỉ là một hiệp định đình chiến, trong thời gian đó Cộng sản Bắc
Việt đồng ý rằng họ sẽ tạm dừng chiến tranh xâm lược. Chỉ đến tháng 12 năm
1972, Tổng thống Richard Nixon cuối cùng mới nhận ra điều mà Kissinger đã thất
bại trong các cuộc đàm phán bí mật với Hà Nội. Vào ngày 14 tháng 12, một
Kissinger đau lòng đã để lộ sự thật khi nói với Nixon, rằng các điều khoản của
thỏa thuận được đề xuất tính đến ngày đó “gần như là một cuộc bán đứng”.
Vài phút sau, Nixon nhận xét rằng, Hà Nội “chỉ
sử dụng các cuộc đàm phán này cho mục đích… không phải để chấm dứt chiến tranh,
mà là tiếp tục cuộc chiến dưới một hình thức khác…”
Kissinger trả lời: “Vì vậy, chúng tôi đã miễn
cưỡng đi đến kế rằng đây không phải là một văn kiện hòa bình. Đây là một văn kiện
cho chiến tranh t luận rằng – ngài đã trình bày điều đó rất rõ ngay bây giờ,
thưa ngài Tổng thống –tiếp tục, mà họ tạo ra …”
Nixon: “Chiến tranh không ngừng ở Nam Việt
Nam…”
Kissinger khẳng định: “Đúng
thế”.
Nixon nói tiếp: “Và hòa bình ở Bắc Việt
Nam. Nói cho đúng là vậy.”
Kissinger: “Đúng vậy…”
Nixon sau đó chú tâm vào việc Kissinger bỏ rơi
Nam Việt Nam: “Hòa bình ở Bắc Việt Nam và chiến tranh tiếp tục ở Nam Việt
Nam, với Hoa Kỳ — và Hoa Kỳ hợp tác với họ trong … trong việc áp đặt một chính
phủ Cộng sản lên người dân miền Nam Việt Nam trái với ý muốn của họ”.
Nixon sau đó suy nghĩ về những gì ông thực sự
mong muốn: “Chúng ta là đảng mong muốn hòa bình ở Việt Nam, cho cả hai bên.
Và hãy để tương lai của đất nước nghèo khổ, đau khổ này được quyết định bởi người
dân miền Nam Việt Nam chứ không phải trên chiến trường. Đó là đề xuất của chúng
ta. Chúng ta kêu gọi miền Nam và chúng ta kêu gọi miền Bắc đồng ý với điều này.
Kêu gọi cả hai cùng đồng ý”.
Điều gì đã sai?
Không có sự cho phép của
Tổng thống và không báo cáo sau đó với Nixon, vào ngày 9 tháng 1 năm 1971,
Kissinger đề nghị với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin một kế hoạch cho Hà Nội để
quân lại miền Nam Việt Nam sau khi ký hiệp định hòa bình và sau đó tiếp tục cuộc
chiến tranh xâm lược mà không có sự phản đối của Hoa Kỳ.
Kể lại cuộc nói chuyện với Kissinger, Dobrynin
cũng báo cáo với Bộ Ngoại Giao của ông ở Moscow rằng “Kissinger đã đưa ra một
nhận xét khá kỳ lạ rằng cuối cùng sẽ không còn là mối quan tâm của họ, của người
Mỹ, mà là của chính người Việt Nam nếu một lúc nào đó sau khi Hoa Kỳ rút quân,
chiến tranh trở lại”.
Bản báo cáo đồng thời của Kissinger gửi cho Tổng
thống Nixon về cuộc gặp ngày 9 tháng 1 năm 1971 với Dobrynin đã không đề cập những
gì ông đã đề xuất về tương lai của Nam Việt Nam. Quan điểm công khai của Nixon
vào năm 1971 là sự rút lui của các lực lượng Hoa Kỳ và Bắc Việt ra khỏi miền
Nam Việt Nam, để lại hòa bình cho miền Nam Việt Nam.
Vào cuối tháng Giêng, đại sứ Liên Xô tại Hà Nội
đã chuyển cho Thủ tướng Bắc Việt nội dung báo cáo của Dobrynin gửi cho Moscow.
Cộng sản Việt Nam được cho biết: “Nếu Hoa Kỳ cam
kết rút toàn bộ lực lượng của mình trong một thời hạn nhất định và có thể không
yêu cầu phải rút đồng thời các lực lượng VNDCCH khỏi miền Nam… thì Bắc Việt phải
cam kết tôn trọng lệnh ngừng bắn trong thời gian Hoa Kỳ rút quân, cộng với một
một thời gian nhất định, không quá lâu, sau khi Hoa Kỳ rút quân… Nếu sau đó lại
nổ ra chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam, cuộc xung đột đó sẽ không
còn là chuyện của Hoa Kỳ nữa”.
Như vậy cam kết của Kissinger rằng Washington
sẽ phủi tay không quan tâm tới những người Việt quốc gia đã được thông báo sau
lưng họ cho kẻ thù của họ.
Hà Nội sử dụng một cựu quan chức thuộc địa
Pháp, Jean Sainteny, để thông báo cho Kissinger trong bữa ăn trưa ngày 25 tháng
5 năm 1971, rằng họ đã chấp nhận đề nghị của Kissinger. Kissinger nói với Nixon
rằng ông đã gặp Sainteny nhưng không nói chi tiết về cuộc trò chuyện trên. Ngày
31 tháng 5 năm 1971, trong cuộc gặp bí mật với các nhà ngoại giao Bắc Việt tại
Paris, Kissinger đưa ra đề xuất rằng Hà Nội không cần rút quân khỏi miền Nam Việt
Nam. Kissinger kết luận bằng câu nói: “Khi các lực lượng Hoa Kỳ cuối cùng
rút đi, tương lai chính trị của Nam Việt Nam sẽ phải được giao phó cho người Việt
Nam”. Nhận xét này đã không được báo cáo với Nixon.
Ngày 9 và 10 tháng 7 năm 1971, Kissinger ở Bắc
Kinh gặp Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai để sắp xếp cho chuyến đi lịch sử của Tổng
thống Nixon tới Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông. Nhân tiện, Kissinger nói với Thủ
tướng Chu Ân Lai về đề xuất lần đầu tiên được đưa ra với Đại sứ Liên Xô
Dobrynin.
Trang năm trong tài liệu tóm tắt của Kissinger
chuẩn bị cho cuộc gặp của ông với Chu có đoạn: “Thay mặt Tổng thống Nixon,
tôi muốn trịnh trọng bảo đảm với Thủ tướng rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện một
cuộc dàn xếp mà sẽ thực sự để lại diễn biến chính trị của Việt Nam chỉ riêng
cho người Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng rút toàn bộ lực lượng của mình vào một
ngày ấn định và để thực tế khách quan định hình tương lai chính trị”.
Kissinger đã không nói với Tổng thống của mình
rằng ông đã có cam kết này với những người Cộng sản Trung Quốc. Ở lề trái của
trang đó, Kissinger viết, “Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian hợp lý”.
Miền Nam Việt Nam và
Nixon đã không biết đầy đủ về dự định kết cuộc của Kissinger đối với Nam Việt
Nam cho đến tháng 10 năm 1972, khi hắn đạt được thỏa thuận với Hà Nội về văn bản
của một thỏa thuận hòa bình và trình bày thỏa thuận được đề xuất cho Tổng thống
Thiệu và Nixon. Vào thời điểm đó, Nixon không thể rút lại sự nhượng bộ của
Kissinger rằng Hà Nội có thể để lại quân đội của mình bên trong miền Nam Việt
Nam, trước sự phản đối quyết liệt đối với cuộc chiến từ đảng Dân chủ tại Quốc hội.
Sau đó, vào tháng 11 và tháng 12 năm 1972, với
sự hỗ trợ của Alexander Haig, Nixon đã cố gắng một cách tuyệt vọng để sửa đổi dự
thảo hiệp định hòa bình của Kissinger theo cách có thể để làm tăng khả năng sống
còn của Nam Việt Nam, cho phép một hiệp định hòa bình được ký kết và khiến các
đảng viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội sẵn sàng phê duyệt các khoản phân bổ mới
để hỗ trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam.
Những nỗ lực của ông ta đã quá muộn. Nước Mỹ
đang dần dần thua lần đầu một cuộc chiến.
-------
Tác
giả: Stephen B. Young, cựu Viện trưởng Đại học Luật Hamline, là tác giả
của cuốn Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War, sẽ được xuất bản
vào tháng Tư bởi Nhà xuất bản Real Clear.
______
Xem
thêm:
Kissinger
nhận sai lầm – quá muộn và không đủ
Hiếu Chân -
Saigon Nhỏ
1 tháng 2, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/kissinger-nhan-sai-lam-qua-muon-va-khong-du/
Tên tuổi của Henry Kissinger, cựu Bộ trưởng
Ngoại giao Hoa Kỳ, không xa lạ với người Việt Nam. Mới đây, theo truyền thông
Hoa Kỳ, Kissinger ngầm thừa nhận rằng, khi đề nghị Ukaine nhượng lãnh thổ cho
Nga để có hòa bình, ông ta đã đánh giá sai trầm trọng về Nga, cuộc chiến của nước
này với Ukraine, cũng như phẩm chất của các nhà lãnh đạo và người dân Ukraine.
Kissinger vối Nga và Ukraine
Sai lầm của Kissinger về Ukraine có nguồn gốc
từ sự thỏa hiệp với kẻ thù, “thân thiện” với các chính thể độc tài, xuyên suốt
trong học thuyết chính trị thực dụng của ông ta.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-471533882.jpg
Henry
Kissinger trong một lần gặp Vladimir Putin – Moscow ngày 29 Tháng Tư 2015 (ảnh:
Sasha Mordovets/Getty Images)
Sau khi Vladimir Putin mô tả sự tan rã của
Liên Xô và đế chế đàn áp của nó là “thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế
kỷ 20,” và cho rằng Liên Xô nên được tái thành lập, Kissinger đã tán thành
và kêu gọi chính phủ Mỹ “thể hiện sự nhạy cảm hơn đối với những vấn đề phức
tạp của Nga.”
Sau khi Putin xâm lược Georgia và bị thế giới
phương Tây phản đối, Kissinger tuyên bố “cô lập Nga không phải là một chính
sách lâu dài bền vững”. Khi Putin chiếm vùng Donbass ở miền đông Ukraine và
bán đảo Crimea, Kissinger đã thúc giục Kyiv chấp nhận sự trung lập giữa Nga và
phương Tây: “Nếu Ukraine muốn tồn tại và phát triển, nó không được là tiền đồn
của bên nào chống lại bên kia”.
Ngày 23 tháng Năm 2022, hai tháng sau ngày
Putin xua quân xâm lược Ukraine, Kissinger phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế
Davos: “Các cuộc đàm phán cần bắt đầu trong hai tháng tới trước khi nó tạo
ra những biến động và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý tưởng nhất, đường phân
chia phải là sự trở lại hiện trạng trước đây. Theo đuổi cuộc chiến vượt quá thời
điểm đó sẽ không phải vì tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới chống lại
chính nước Nga”.
Cái gọi là “nguyên trạng trước đây” của
Henry Kissinger là Ukraine phải chấp nhận để Nga chính thức sáp nhập bán đảo
Crimea và kiểm soát không chính thức hai tỉnh cực Đông của Ukraine là Luhansk
và Donetsk hợp thành vùng Donbass. Nói cách khác, Ukraine phải nhượng lãnh thổ
cho Nga để được hòa bình.
Phát biểu của
Henry Kissinger khiến nhiều chính khách Ukraine phẫn nộ. Nghị sĩ Ukraine Inna Sovsun nói rằng quan điểm của Henry Kissinger “thật
sự đáng xấu hổ”, rằng “thật nhục nhã cho một cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ lại
tin rằng việc nhượng một phần lãnh thổ có chủ quyền là cách để tìm kiếm hòa
bình cho bất kỳ quốc gia nào”.
Khi ấy, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
đã chế giễu: “Có vẻ như lịch của ông Kissinger không phải là năm 2022 mà là
năm 1938, và ông ấy nghĩ rằng mình đang nói chuyện với khán giả không phải ở
Davos mà là ở Munich vào thời điểm đó. Nhân tiện, vào năm 1938, khi gia đình
ông Kissinger chạy trốn Đức Quốc xã, không ai nghe thấy rằng cần phải làm hài
lòng Đức Quốc xã thay vì chạy trốn hoặc chiến đấu với chúng.”
Phụ tá của Zelensky, Mykhailo Podolyak, thậm
chí còn gay gắt hơn: “Thật không may, ông Kissinger đã không hiểu gì về bản
chất của cuộc chiến này, cũng như tác động của nó đối với trật tự thế giới.
Công thức mà cựu ngoại trưởng kêu gọi, nhưng ngại nói ra, rất đơn giản: xoa dịu
kẻ xâm lược bằng cách hy sinh một phần lãnh thổ Ukraine.”
Vấp phải những lời chỉ trích mạnh mẽ, vào
tháng Bảy 2022, Kissinger chống chế: “Tôi không nói rằng [Ukraine] nên từ bỏ
các vùng lãnh thổ đó mà chỉ ngụ ý rằng chúng nên có một quy chế riêng biệt
trong các cuộc đàm phán.” Ông ta nói miền đông Ukraine và Crimea nên được đối
xử khác biệt “vì tầm quan trọng đặc biệt của chúng đối với nước Nga”.
Cách đây nửa tháng, vào ngày 17 tháng Giêng
2023, tại một hội nghị khác ở Davos, Kissinger bắt đầu rút lui một phần ý kiến.
Ông ta nói rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine, điều mà ông ta đã phản đối
từ lâu, sẽ là một “kết quả thích hợp. … Ý tưởng về một Ukraine trung lập
trong những điều kiện này không còn ý nghĩa nữa.”
Cuối cùng thì Kissinger, 99 tuổi, cũng hiểu ra
rằng, Ukraine không thể nhượng đất cho Nga, không thể là nước trung lập mà phải
chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Trở thành
thành viên NATO là yếu tố quyết định, bảo đảm hòa bình và độc lập của Ukraine
trước âm mưu thôn tính của Nga, bây giờ và cả trong tương lại.
.
Kissinger bán đứng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1287635038-1536x1124-1.jpg
Phái đoàn Bắc Việt và phái đoàn Mỹ hội đàm tại
Paris ngày 13/01/1973. Đoàn Mỹ bên phải bức ảnh, Kissinger mang kiếng gọng lớn
ngồi ở giữa, bên cạnh là trợ lý Winston Lord. Ảnh White House via CNP/Getty
Images
Nhưng trong cuộc đời
chính trị dài dằng dặc của mình, Kissinger không chỉ sai lầm với Ukraine; ông
ta đã sai lầm trầm trọng trong cuộc chiến tranh Việt Nam và trong vấn đề quan hệ
Đài Loan – Trung Quốc hơn nửa thế kỷ trước. Do thời đó ông ta còn nắm quyền lực
to lớn – Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống
Richard Nixon – những sai lầm của Kissinger không chỉ là lời phát biểu trên diễn
đàn hội nghị mà trở thành chính sách, gây hậu quả thảm khốc hơn rất nhiều mà đến
nay ông ta chưa bao giờ tỏ ý ân hận hoặc hối tiếc.
Năm mươi
năm trước, ở hội nghị Paris, Kissinger đã bán đứng VNCH. Để đạt mục đích rút hết quân đội Hoa Kỳ ở miền Nam, Kissinger lén lút
gặp phái đoàn Bắc Việt, bí mật ký kết với Lê Đức Thọ của cộng sản trong các cuộc
mật đàm những nhượng bộ vô nguyên tắc và hết sức tai hại cho nền cộng hòa Việt
Nam. Có thể tìm hiểu thêm về sự phản bội của Kissinger trong các bài phân tích
của Sài Gòn Nhỏ theo các đường dẫn (link) ở bên dưới.
Điều lạ mà các tài liệu mới giải mật năm ngoái
cho thấy là Kissinger đã giấu kín những thỏa thuận của ông ta với chính phủ Hoa
Kỳ, với chủ của ông ta là Tổng thống Nixon và với Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu,
dù ngay từ năm 1971 Kissinger đã tiết lộ những thông tin đó cho kẻ thù là Nga
và Trung Quốc, qua đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin và Thủ tướng Trung Quốc Chu
Ân Lai.
Tổng thống Nixon và Tổng thống Thiệu chỉ biết
được nội dung “các cuộc đi đêm” của Kissinger khi đã quá muộn, ngay trước
khi hiệp định Paris được ký kết ngày 27 tháng Giêng 1973. Hành vi đó đã đủ để coi Kissinger như một đặc
vụ của cộng sản cài cắm vào hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của chính phủ Mỹ hay
chưa?
Với hiệp định Paris, Kissinger (cùng với Lê Đức
Thọ) được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 -một sự kiện gây sốc cho nhiều người
theo dõi thời cuộc lúc đó và đã có ít nhất hai trong năm ủy viên của Ủy ban đã
từ chức để phản đối. Dù biết rõ sẽ không có một nền hòa bình nào cả, Kissinger
vẫn xông ra nhận giải; để rồi gần hai năm sau, khi cộng sản Bắc Việt thôn tính
hoàn toàn miền Nam, ông ta mang giải thưởng tới trả lại cho Ủy ban Nobel như một
sự thừa nhận thất bại của mình. Có điều, không ai nhận lại giải đã trao.
Mục đích của Kissinger,
hòa bình và danh dự đều không thực hiện được, hòa bình đã không đến và những
người Mỹ cuối cùng tháo chạy khỏi Sài Gòn một cách nhục nhã. Miền Nam Việt Nam
mất vào tay cộng sản và sự phản bội của Kissinger làm cho uy tín quốc tế của Mỹ
bị sứt mẻ không hàn gắn được cho tới ngày nay.
.
Kissinger khấu đầu trước Trung Quốc
Nhưng sai lầm lớn nhất của Kissinger là khấu đầu
trước Trung Quốc cộng sản, bắt đầu từ Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 – “tội
tổ tông” trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-514871814.jpg
Kissinger (bên trái) đàm phán với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai về
Thông cáo chung Thượng Hải ở Bắc Kinh năm 1972. Ảnh Bettmann / GettyImages
Kissinger coi nhiệm vụ của mình là cống hiến cho Trung Quốc nhiều nhất
có thể. Năm 1972, Kissinger cho
rằng Hoa Kỳ phải nhượng bộ một phần vấn đề Đài Loan để khai thông quan hệ với
Trung Quốc trong chuyến đi Bắc Kinh lịch sử của Tổng thống Nixon.
Sự nhượng bộ đó được ông ta và Chu Ân Lai thỏa
thuận thành một thông cáo, trong đó mỗi bên nêu quan điểm của mình đối với Đài
Loan và các vấn đề khác. Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan hoàn toàn thuộc về Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa trong khi phía Hoa Kỳ không “thách thức” lập trường đó và chỉ
“thừa nhận” (acknowledge) nó.
Sự lựa chọn thuật ngữ mơ hồ đó dẫn đến những
cách giải thích trái ngược nhau và làm cho Trung Quốc và Hoa Kỳ đi theo những
hướng hoàn toàn khác nhau. Kể từ đó, Bắc Kinh luôn khẳng định rằng Washington đồng
ý với quan điểm của họ, mà họ gọi là “nguyên tắc một Trung Quốc”.
Trong khi đó, Hoa Kỳ khẳng định rằng “thừa
nhận” (acknowledge) lập trường của Bắc Kinh không đồng nghĩa với việc
“đồng ý” (agree) với lập trường đó, không đồng ý rằng Đài Loan là một phần
của “một Trung Quốc” đó. Washington luôn khẳng định chắc chắn rằng tương
lai của Đài Loan chỉ có thể được quyết định một cách hòa bình bởi chính phủ và
người dân Đài Loan.
Bản thân Kissinger đã pha trộn các khái niệm
này để tạo lợi thế cho Trung Quốc, dần dần ông ta coi lập trường của Bắc Kinh
là của chính ông ta. Năm 2007, Kissinger cảnh báo Đài Loan hãy nghiêm túc trong
việc thỏa thuận với Bắc Kinh về tương lai của họ vì “Trung Quốc sẽ không chờ
đợi mãi”.
Tập Cận Bình, chia sẻ sự
thiếu kiên nhẫn của Kissinger, đã liên tục đe dọa sử dụng hành động bạo lực để
thâu tóm Đài Loan. Các tướng lĩnh của quân đội Hoa Kỳ gần đây dự đoán Trung Quốc
sẽ khởi binh đánh Đài Loan trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến 2027.
Ngoài vấn đề Đài Loan, Kissinger còn thay mặt
Bắc Kinh vận động các nhà ngoại giao và quan chức an ninh cao cấp Hoa Kỳ đánh
bóng hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi Cộng sản Trung Quốc gây ra vụ
thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn tháng Sáu 1989, Kissinger đã viết trên tờ
Washington Post: “Không chính phủ nào trên thế giới có thể dung thứ cho việc
quảng trường chính của thủ đô bị chiếm đóng trong 8 tuần” và vì thế “một
cuộc đàn áp là không thể tránh khỏi.”
Đằng sau hậu trường, Kissinger liên tục thúc
giục cựu Tổng thống George H.W. Bush phải im lặng, không ban hành các biện pháp
trừng phạt, và chấm dứt cô lập Trung Quốc.
Dưới thời chính quyền Donald Trump, Kissinger
cũng đã thuyết phục Trump không gặp vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, Đức Đạt
Lai Lạt Ma.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/02/GettyImages-1201005823.jpg
Henry Kissinger
(ảnh: Adam Berry/Getty Images
Xem ra cuộc đời chính trị và ngoại giao dài dằng
dặc của Henry Kissinger đầy những hành vi phản trắc, khích lệ các chế độ độc
tài và xói mòn các nỗ lực dân chủ tự do trên khắp thế giới. Nhiều người khen ngợi
Kissinger là người thông minh nhưng những quan điểm, phát biểu, hành động của
ông ta lại cho thấy một kẻ thiển cận và tự cao tự đại.
Học thuyết ngoại giao thực dụng của Kissinger
tóm lại chỉ có một nội dung là sẵn sàng thỏa hiệp, bắt tay với độc tài để nhắm
đạt những mối lợi trước mắt. Kissinger không hiểu được khát vọng tự do cháy bỏng
của các dân tộc như người Ukraine, người Đài Loan, người Việt Nam và cả người
Nga, người Trung Quốc; không hiểu được vì tự do mà người ta có thể hy sinh tất
cả để đối đầu với cường quyền như thế nào.
Có người bình luận việc
Kissinger thừa nhận sai lầm trong vấn đề Ukraine cho thấy một ông già đã gần đất
xa trời vẫn có khả năng hối cải, thừa nhận sai lầm không bao giờ là muộn màng.
Nhưng với một con người thâm hiểm và lật lọng như Kissinger, mọi sự hối cải hay
thừa nhận sai lầm đều không đủ, đơn giản vì ông ta mắc quá nhiều sai lầm và gây
ra những hậu quả không thể sửa chữa được.
-----------------------------------
Đọc thêm:
Henry
Kissinger: Ukraine nên giao đất cho Nga để kết thúc chiến tranh!
50
năm Hiệp định Paris: Sự phản bội của Henry Kissinger
Henry
Kissinger: Coi chừng “máu chảy, đầu rơi”!
Hiệp
định Paris 1973: Trong lòng âm mưu bức tử nền cộng hòa
No comments:
Post a Comment