Mới : Chống tham nhũng bằng sách !
Nguyễn Huyền - Cát Tường - Minh Vũ
5/02/23
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/27712-m-i-ch-ng-tham-nhung-b-ng-sach
.
Đảng đang xây dựng một ‘thần tượng lãnh đạo’ mới
Nguyễn
Huyền, VNTB, 05/02/2023
Một ‘thần tượng lãnh đạo’ mới đã được Đảng
chính thức ra mắt với quốc dân vào đúng dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam.
Nhận xét này được căn cứ từ nội dung của cuốn
sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của
tác giả Nguyễn Phú Trọng.
.
Khi tham những là "đặc quyền" của Đảng
viên
Khi nhìn dưới góc độ "nhân – quả"
thì cuốn sách kể trên cho thấy một điều rất không hay đối với người đứng đầu Đảng,
đó là khi tội phạm tham nhũng vốn là "đặc quyền" của cán bộ, lãnh đạo
; mà thành phần này lại là đảng viên thì Đảng sẽ kiểm thảo như thế nào trong
ngày sinh nhật lần thứ 93 của mình ?
Tác giả cuốn sách trên dường như đã bỏ sót một
điều rất quan trọng, đó là một khi Đảng tự trao cho mình quyền "là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội" ghi rõ ở Điều 4.1, Hiến pháp 2013, thì có
nghĩa Đảng sẽ không chỉ đơn thuần nhận trách nhiệm về bồi dưỡng, giáo dục, kiểm
tra ; mà phải nhìn lại thực chất cơ chế cơ cấu, phân phối và kiểm soát quyền lực
trong Đảng – với các thành phần xã hội còn lại ngoài Đảng như thế nào để cân bằng
cán cân quyền lực – kiểm soát quyền lực và công bằng xã hội ?
Khi mà cả pháp lý – không khiến người ta biết
sợ và kiểm soát hành vi của mình và đạo lý – giữ gìn và điều chỉnh hành vi, lối
sống để hệ quả là nhung nhúc cán bộ, lãnh đạo kéo nhau ra tòa, vô tù vì tham ô,
tham nhũng ; thì Đảng sẽ phải tự hoài nghi mục tiêu vốn mang tính chân lý của
mình ra sao ?
Với những câu hỏi dạng "bình dân học vụ"
về chính trị như trên, cho thấy dường như cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước
ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của tác giả Nguyễn Phú Trọng không phải
dành để trả lời, mà đây là một tác phẩm ngợi ca trong xây dựng hình tượng
"thần tượng mới" trong Đảng, sau những lãnh tụ "đóng đinh"
trong lịch sử như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn ; và ở thế kỷ này là Nguyễn
Phú Trọng.
.
Tôn vinh – sùng bái hay ma mị "ru ngủ"
nhau ?
Để tránh bị chụp mũ điều luật hình sự 117, xin
được dẫn chứng qua lời giới thiệu của ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng
Ban nội chính tại hôm phát hành cuốn sách của tác giả Nguyễn Phú Trọng – trích
:
"Cuốn sách cung cấp rất nhiều tài liệu,
tư liệu, hình ảnh có giá trị, không chỉ về hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 10
năm qua, mà còn có những hình ảnh về hoạt động của Tổng bí thư từ thời sinh
viên, như bức ảnh năm 1965 được đưa vào bài viết "Tình đồng chí" và
thể hiện rõ tình cảm bạn bè, đồng chí anh em của Tổng bí thư luôn trước sau son
sắt.
Có những bài viết cách đây tròn nửa thế kỷ khi
Tổng bí thư là biên tập viên 29 tuổi của Tạp chí Cộng sản, như bài "Bệnh sợ
trách nhiệm" đăng trên Tạp chí Cộng sản năm 1973, hay bài "Móc ngoặc",
"Làm xiếc", "Của công, của riêng"… Người cán bộ trẻ lúc này
đã thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ và tỏ rõ thái độ lên án, phê phán những thói
hư, tật xấu của cán bộ, đảng viên".
Liệu có phải ông Nguyễn Thái Học đang có biểu
hiện của hiện tượng sùng bái thần tượng (Idolatry) ở các phát biểu trên, hay tất
cả là nằm trong kịch bản soạn để xây dựng một thần tượng mới của Đảng ?
Xin được nhắc lại về lý thuyết triết học mà đảng
viên nào cũng từng được học rất kỹ lưỡng đến mức gần như giáo điều, đó là các
nhà kinh điển Mác – Lênin luôn coi tệ sùng bái cá nhân là một hiện tượng hoàn
toàn xa lạ với bản chất, mục đích, lý tưởng của giai cấp vô sản ; đi ngược lại
với lợi ích của tập thể và nhân dân lao động. Hệ lụy của nó là tư tưởng
"cuồng tín", quan liêu mệnh lệnh, "vô hiệu hóa" dân chủ…
.
Đảng có chấp nhận bị phê phán ?
Trong môn học "Tư tưởng Hồ Chí
Minh", có một giáo trình viết : "Trong Lời bế mạc Hội nghị lần thứ
chín (mở rộng) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng
4/1956) khi nói về Đại hội lần thứ XX của Đảng cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nêu rõ : "Đại hội đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc Mác – Lênin về việc
thực hiện lãnh đạo tập thể và phản đối sùng bái cá nhân… Về vấn đề chống sùng
bái cá nhân, chúng ta cần có sự nhận định toàn diện đối với đồng chí Xtalin. Đồng
chí Xtalin có công lao to lớn với cách mạng, nhưng cũng có sai lầm nghiêm trọng.
Đại hội đã dạy cho chúng ta một bài học phê bình và tự phê bình rất dũng cảm...".
… Như vậy xem ra sắp tới đây nếu lại lấy lá
phiếu tín nhiệm trong Đảng, với những gì mà ông Phó Trưởng Ban nội chính đã tôn
vinh tác giả cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững
mạnh", thì ai sẽ dám "phê bình" đồng chí Nguyễn Phú Trọng như di
huấn nêu trong nội dung Lời bế mạc Hội nghị lần thứ chín (mở rộng) của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 4/1956) của lãnh tụ Hồ Chí
Minh ?
Nguyễn Huyền
Nguồn : VNTB, 05/02/2023
***************************
Chống tham nhũng bằng
"sách" là sự thất bại của luật pháp ?
Cát Tường, VNTB,
04/02/2023
Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần phải đọc
sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để biến quyết tâm chính trị thành hành động
thực tế.
https://live.staticflickr.com/65535/52669187431_f4a7c59cce.jpg
Cuốn sách " của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là
một cẩm nang về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Trao đổi với báo chí ở ngày phát hành cuốn
sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn
Thái Học nhìn nhận đây là một cẩm nang về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
"Để cẩm nang đi vào cuộc sống, tạo thành
một xu thế, phong trào phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân thì trước hết mọi người phải biết, phải hiểu, nhận thức sâu sắc,
đầy đủ về nội dung cuốn sách, từ đó vận dụng và thực hiện trong thực tế.
Do vậy, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp phải
tuyên truyền, quán triệt trong cán bộ, đảng viên và người dân ở địa phương, đơn
vị mình. Không chỉ có sách giấy mà bản điện tử của cuốn sách đã được cung cấp
miễn phí để mọi người có thể truy cập, tìm hiểu" – ông Nguyễn Thái Học
phát biểu mang tính "định hướng tuyên truyền".
Các phát biểu mang tính chính trị ở trên trong
ngợi ca về một cuốn sách ở ngày phát hành linh đình của tác giả Nguyễn Phú Trọng,
theo ý kiến của một cựu biên tập viên từng làm việc ở nhà xuất bản Công an nhân
dân, thì các bên liên quan dường như đã thiếu sự cẩn trọng cần thiết của việc
nhất quán trong chính sách thực phi pháp luật.
"Tôi cho rằng khi Đảng đã yêu cầu sửa đổi
luật pháp về phòng, chống tham nhũng, thì chuyện giờ đây Đảng lại yêu cầu toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân phải đọc sách viết về quan điểm phòng, chống tham
nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để biết cách phòng, chống tham nhũng như
lời của ông Nguyễn Thái Học – Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, nếu đó không
phải là việc nịnh nọt ông Tổng bí thư của cá nhân ông Học, thì đây sẽ là một thất
bại trong quản trị quốc gia, khi pháp luật được đứng sau các quan điểm chưa được
kiểm chứng của một cá nhân" – vị cựu biên tập viên kể trên, có lưu ý như vậy.
Lưu ý này được viện dẫn từ căn cứ của
"Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" do Ban Nội chính
Trung ương ban hành, có số hiệu : 1949-CV/BNCTW, ngày ban hành và hiệu lực :
12/04/2022.
Trong văn bản trên có đoạn nhân danh Bộ Chính
trị đưa ra yêu cầu :
"Khẩn trương rà soát, khắc phục những sơ
hở, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đấu thầu, đấu giá,
quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán,… ; sửa đổi, bổ
sung Luật Đất đai, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí, Luật Thanh tra, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Luật
Tiếp công dân và các dự án luật khác liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực".
Như vậy, thay vì người đứng đầu Đảng tốn công
nhọc sức để viết sách – kiểu như một luận thuyết tư tưởng về phòng, chống tham
nhũng trong bối cảnh "định hướng xã hội chủ nghĩa", thì hãy để chuyện
đó được quản trị như cả thế giới đang làm là dùng pháp luật tương ứng để điều
chỉnh.
Sẽ thiết thực hơn nhiều khi người đứng đầu Đảng
đầu tư trí tuệ cho soạn thảo luật về đảng chính trị, vì đây là điều tối cần thiết
cho hiệu quả mọi hoạt động điều hành. Bởi như chính cuốn sách "Kiên quyết,
kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và
Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã thừa nhận : đảng viên tham nhũng đang là giặc nội xâm.
Vậy tại sao không điều chỉnh mọi hành vi của đảng
viên bằng một luật pháp về đảng thật chính quy, danh chính ngôn thuận ; đồng thời
chỉ khi ấy mới thực thi được nội dung Điều 4.3 "Các tổ chức của Đảng và đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Cát Tường
Nguồn : VNTB, 04/02/2023
************************
Tổng Bí thư lại tự ca ngợi mình bằng
sách
Minh Vũ, Thoibao.de,
03/02/2023
Hôm 1/2, trang Thông tấn xã Việt Nam cho biết
: "Theo Ban Nội chính Trung ương, kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023) và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (1/2/2013 -1/2/2023), ngày 2/2, Lễ ra mắt cuốn
sách : "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, sẽ diễn ra tại Hà Nội".
Hình : https://live.staticflickr.com/65535/52669622335_887d921078.jpg
Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày
càng trong sạch, vững mạnh" do Ban Nội chính Trung ương và Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp xuất bản, gồm khoảng 600 trang, gần 100
hình ảnh minh họa, được trình bày theo phong cách báo chí, hiện đại, bao gồm 3
phần.
Theo trang baotintuc.vn, cuốn sách này hệ thống
hóa sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị người đứng đầu Đảng
Cộng sản và trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực. Cuốn sách được cho là thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán
của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, để cán bộ, đảng viên, nhân
dân hiểu rõ, quán triệt sâu rộng và thực hiện có hiệu quả công tác này.
"Bên cạnh việc xuất bản sách giấy truyền
thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cũng sẽ xuất bản bản điện tử cuốn
sách, cung cấp cho bạn đọc miễn phí trên trang stbook.vn" - baotintuc.vn
cho biết thêm.
Ông Trọng được cho là có chuyên môn về Xây dựng
Đảng với bằng Tiến sỹ lấy được ở Liên Xô trước đây. Trước cuốn sách này, ông Trọng
cũng đã có một số cuốn sách như sách về chống tham nhũng, xuất bản năm 2019 và
lý luận Chủ nghĩa xã hội, xuất bản năm 2022, chủ yếu với mục đích truyền thông
và tuyên truyền hình ảnh một Tổng Bí thư liêm chính đang nỗ lực diệt trừ quan
tham.
Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng hay còn
gọi là chiến dịch ‘đốt lò’ được các nhà quan sát chính trị cho là một nỗ lực của
ông Trọng trong việc giành lại quyền lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của
người dân vào chính quyền và sự dẫn dắt sáng suốt của Đảng Cộng sản.
Truyền thông trong nước cũng không ngừng ca ngợi
về quy mô về sự thành công của chiến dịch chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn một
cách mạnh mẽ.
Nhưng liệu dưới bàn tay sắt của Tổng Bí thư,
chiến dịch này có thành công trong việc giải quyết vấn nạn tham nhũng, cũng như
thực sự phục hồi được tính chính danh của Đảng Cộng sản trong mắt cộng đồng quốc
tế cũng như niềm tin của người dân có giống như những gì cuốn sách này tuyên
truyền ?
Bình luận về chiến dịch "đốt lò"
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyên gia Abuza Zachary của trường National
War College chia sẻ với BBC vào 12/11/2018, rằng ông "không thấy chiến dịch
chống tham nhũng này thành công trong việc biến đổi nền kinh tế Việt Nam và giải
quyết tình trạng tham nhũng".
"Trung Quốc và Việt Nam không thực sự cam
kết muốn loại trừ tham nhũng, vì tham nhũng chính là nhiên liệu giúp vận hành hệ
thống chính trị của họ".
"Chừng nào nhà nước còn có quá nhiều sự kiểm
soát đối với nền kinh tế, đối với tài sản công, khả năng tiếp cận vốn, với đất
đai… chừng nào mọi quyết định về kinh tế vẫn còn tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của
đảng thì, anh vẫn sẽ có tham nhũng.
"Chừng nào Đảng Cộng sản không cho phép một
nền báo chí tự do điều tra các vụ việc tham nhũng và kiểm duyệt mạng xã hội, chừng
nào cái chế độ luật lệ hà khắc đối với việc phản đối ôn hòa nơi công cộng thì sẽ
vẫn còn tham nhũng tồn tại" – chuyên gia Abuza Zachary nhận định.
Trong bản tin vào ngày 1/2, VOA tiếng Việt cho
biết theo tìm hiểu các dạng sách chính trị, tuyên truyền của Đảng như cuốn sách
này của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không bán được bao nhiêu bản và chỉ được
phân phối miễn phí cho các cơ sở Đảng trên toàn quốc. Các đơn vị này mang về
cũng chỉ để đấy hoặc đòi hỏi các đảng viên phải đọc sách.
Minh Vũ (Tổng
hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 03/02/2023
No comments:
Post a Comment