Chiến
lược “quân dân dung hợp” của Trung Quốc và mối lo cho Việt Nam
RFA
2023.02.14
Chiến lược
“quân dân dung hợp”, tức là hợp nhất quân sự-dân sự (Military-Civil Fusion, viết
tắt là MCF) của Trung Quốc nhằm tăng cường sự liên thông giữa hai khối quân sự
và dân sự trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất các công nghệ tiên tiến, nhằm
hỗ trợ hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Chiến lược này được điều phối bởi
Ủy ban Trung trương Phát triển Quân dân Dung hợp, một ủy ban cấp cao của Đảng Cộng
sản Trung Quốc, do đính thân Tổng bí thư Tập Cận Bình làm chủ tịch. Ủy ban này
có nhiệm vụ giám sát và thúc đẩy sự phối hợp giữa hai khối quân sự và dân sự
trong nước.
Audrey Fritz, chuyên gia cao cấp ở Viện Nghiên
cứu Chính sách Chiến lược Úc, cho rằng chiến lược này nhắm
tới mục tiêu tăng cường khả năng đổi mới sáng tạo và cải thiện khả
năng áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào quân sự và kinh tế. Nó
cũng tham vọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và các hình
thức kinh doanh mới bằng cách tạo ra cơ chế hội nhập giữa hai khối quân sự-dân
sự.
Nhìn chung, chiến lược MCF của Trung Quốc là một
nỗ lực của nước này nhằm xây dựng một quân đội mạnh và liên tục đổi mới sáng tạo,
đồng thời hỗ trợ phát triển các công nghệ và ngành công nghiệp tiên tiến để
thúc đẩy hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và quốc phòng.
Tháng 10 năm ngoái, ĐCSTQ làm đại hội lần thứ
20, Lý Cường được bầu vào Bộ Chính trị, đứng hàng thứ 2 sau Tập Cận Bình. Theo
tập quán chính trị của Trung Quốc từ trước tới nay, người được chọn vào vị trí
hàng thứ hai trong Bộ Chính trị ở đại hội vào tháng 10 năm trước, sẽ được đưa
sang chính phủ đảm nhiệm vị trí thủ tướng từ tháng 3 năm sau.
(Tập Cận Bình thăm Triển lãm lần hai ở Bắc Kinh về
thành tựu kỹ thuật của chương trình "Quân dân dung hợp". Năm 2019. Ảnh:
Tân Hoa Xã.)
Như bài trước đã nói đến, Lý Cường là chính khách đã thành
công trong việc phát triển công nghệ cao ở các đô thị quan trọng nhất của Trung
Quốc ở vùng hạ lưu sông Dương Tử: Thượng Hải, Chiết Giang, Giang Tô. Sự thăng
tiến của Lý Cường, một lãnh đạo kinh tế và công nghệ ở địa phương quan trọng
lên vị trí lãnh đạo kinh tế và công nghệ ở tầm quốc gia, cho thấy mục tiêu phát
triển công nghệ của Trung Quốc vẫn đang được duy trì vững chắc.
Trước những chuyển động mới này ở Trung Quốc,
RFA trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương ở Đại học New South Wales
về chiến lược “quân dân dung hợp” và mục tiêu phát triển công nghệ cao của
Trung Quốc .
.
Xin
ông giải thích về bản chất của mô hình “Dung hợp Quân sự và Dân sự” (Military
Civil Fusion, viết tắt là MCF) của Trung Quốc. Nó có nhiệm vụ giải quyết những
trở ngại gì và đạt tới mục tiêu gì?
Nguyễn Thế Phương: “Dung hợp Quân sự và Dân sự” (Military Civil Fusion) về bản chất
không phải khái niệm mới. Nó được tiến hóa từ một khái niệm cũ hơn là Kết hợp
Quân sự và Dân sự (Military Civil Integration). Ở Trung Quốc thì lịch sử của
chính sách này có thể truy ngược về thời Đặng Tiểu Bình, được tiếp nối bởi
Giang Trạch Dân và sau đó là Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo. Nhưng phải thừa nhận là
chiến lược này được nâng cấp rất mạnh kể từ khi Tập Cận Bình nắm quyền từ
2012.
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là bắt kịp
Phương Tây về mặt công nghệ, đặc biệt là công nghệ quốc phòng. Họ nhận ra trở
ngại lớn nhất trên con đường đạt tới mục tiêu này chính là việc duy trì mô hình
công nhiệp quốc phòng như trước 2012.
Các nước có mô hình xã hội chủ nghĩa như Trung
Quốc thì công nghiệp quốc phòng chủ yếu dựa chủ yếu vào các công ty nhà nước.
Mô hình này đặt ra một sự hạn chế rất lớn vai trò của tư nhân (do Nhà nước nắm
độc quyền "bạo lực"). Mô hình này đã hạn chế động lực của quá trình đổi
mới sáng tạo trong công nhệ an ninh - quốc phòng, làm cho nó không có nhiều tiến
triển như mong muốn.
Nếu Trung Quốc muốn có một quân đội
"world-class" (đẳng cấp thế giới) vào năm 2049 như họ mong muốn thì
phải giải quyết điểm trở ngại có tính hệ thống nói trên.
.
Hoa
Kỳ từ lâu cũng có sự hợp tác giữa tư nhân và nhà nước trong việc phát triển kỹ
thuật quân sự. Mô hình “quân dân dung hợp” của Trung Quốc có gì khác với Hoa Kỳ
hay không?
Nguyễn Thế Phương: Nhiều học giả cho rằng Trung Quốc học tập từ mô hình “quân dân dung hợp”
từ Hoa Kỳ. Nhưng khác Mỹ, ở Trung Quốc, toàn bộ quá trình “dung hợp” này được
cho là do nhà nước thúc đẩy, tức là từ trên xuống. Trong khi Mỹ vận hành bằng
cơ chế tương tác có qua có lại giữa thị trường và nhà nước, trong đó các công
ty tư nhân có tiếng nói lớn hơn.
Ở đây mô hình “quân dân dung hợp” của Trung Quốc
là vấn đề thế giới và Việt Nam cần phải quan tâm bởi vì nó không những phát triển
năng lực của quân đội Trung Quốc, mà còn vì các công cụ mà Trung Quốc áp dụng để
thực thi chiến lược này: ăn cắp công nghệ, mua lại các công ty công nghệ phương
Tây, tạo ra các chương trình thu hút nhân tài nước ngoài. Tức là Trung Quốc áp
dụng mọi biện pháp từ chính thống tới không chính thống.
.
Mô
hình “quân dân dung hợp” của Trung Quốc có khả năng thay đổi Trung Quốc như thế
nào, và vì thế nó có thể thay đổi mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước lân
bang, trong đó có Việt Nam, ra sao?
Nguyễn Thế Phương: Mô hình “quân dân dung hợp” (MCF) giúp đẩy nhanh hơn quá trình hiện đại
hóa công nghệ quốc phòng, đặc biệt là các loại công nghệ mới, ở Trung Quốc. Nó
làm căng thẳng thêm những xung đột hiện có giữa Trung Quốc và các quốc gia
khác.
Bởi lẽ nó tạo ra các mặt trận an ninh và quốc
phòng mới, phần nào đó thúc đẩy chạy đua vũ trang, đặc biệt trong công nghệ
quân sự.
Việt Nam lo ngại không? Dĩ nhiên là có. Với tiềm
lực mạnh về cả tài nguyên, và chính sách, mô hình “quân dân dung hợp” của Trung
Quốc khiến cho cán cân quân sự và sức mạnh giữa Trung Quốc và các nước nhỏ ở
Đông Nam Á ngày căng tăng.
Điều này dẫn tới sức mạnh cưỡng ép của Trung
Quốc lớn hơn, và nguy cơ xung đột là lớn hơn trước đây. Do bởi Trung Quốc sẽ có
sức mạnh lớn hơn, dẫn đến họ tự tin hơn, và quá tự tin vào sức mạnh bạo lực sẽ
tạo ra rủi ro đối đầu nếu tính toán chính sách sai lầm.
.
Trong
vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, những rủi ro Việt Nam phải đối mặt
là gì, khi mà mới đây Trung Quốc triển
khai đầy đủ các vũ khí công nghệ cao và cơ sở hạ tầng quân sự tiên
tiến (vũ khí laser, hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, phi cơ
tiêm kích, thiết bị gây nhiễu) lên các căn cứ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa? Điều này có thể đặt ra một hàm ý gì cho Việt Nam trước chiến lược “quân dân
dung hợp” để phát triển công nghệ cao của Trung Quốc?
Nguyễn Thế Phương: Việc Trung Quốc triển khai vũ khí, cơ sở hạ tầng tới Biển Đông là không
mới. Tuy nhiên, công nghệ hiện nay (thiết bị không người lái, vệ tinh, vũ khí tự
động…) giúp Trung Quốc tận dụng tốt hơn các tài nguyên quân sự mà mình có trong
tay. Điều này giúp họ kiểm soát thực địa tốt hơn, răn đe tốt hơn, và cưỡng ép tốt
hơn.
Thực tế mà nói, chênh lệch về quân sự quốc
phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng, không chỉ là về lượng mà còn
về chất. Điều này rõ ràng vì Việt Nam là nước nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, mà lại
không có nhiều nguồn lực và nhiều thứ phải xuất phát từ đầu về công nghệ.
Mối đe dọa về an ninh và quốc phòng thì vô
vàn, nhưng rõ ràng là sự thay đổi nhanh chóng trong năng lực quốc phòng của
Trung Quốc bắt buộc Việt Nam phải thích ứng theo. Điều quan trọng là Việt Nam
áp dụng chiến lược như thế nào, sử dụng nguồn lực ra sao. Quân sự cần có kinh tế
và ngoại hỗ trợ, và điều này càng đúng với nước nhỏ.
Đối với chiến lược quân dân dụng hợp của Trung
Quốc và sự phát triển của kỹ thuật quân sự dựa trên công nghệ cao, hiện tại có
ba lĩnh vực mà Việt Nam nên quan tâm chú ý: an ninh mạng, các hệ thống không
người lái, và chiến tranh trên không gian. Hai lĩnh vực đầu thì Việt Nam có một
số bước tiến, còn lĩnh vực cuối cùng thì cần hợp tác quốc tế.
Cuối cùng, có lẽ Việt Nam nên bắt đầu học hỏi
chính mô hình Trung Quốc, cho phép tư nhân tham gia sâu hơn và tòan diện hơn
vào các lĩnh vực quốc phòng ít nhạy cảm, qua đó tận dụng được nguồn lực thị trường.
.
RFA xin cảm ơn Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương đã
dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
No comments:
Post a Comment