Số
ký giả bị bỏ tù trên thế giới tăng kỷ lục trong năm qua
16/12/2022
Hình sự hóa nghề báo đang gia tăng trên toàn cầu với con số kỷ lục 363
ký giả bị bỏ tù, theo dữ liệu được công bố hôm 14/12.
https://gdb.voanews.com/A8D37134-4265-4753-A26E-E1F46821C679_w1023_r1_s.jpg
Biểu tình tại Yangon, Myanmar, ngày 16/9/2018 đòi trả tự do cho hai nhà
báo Reuters Wa Lone và Kyaw Soe Oo bị cầm tù
Trong cuộc thống kê hàng
năm về số nhà báo bị bỏ tù vì bị trả thù, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) có trụ sở
tại New York ghi nhận con số cao nhất kể từ khi họ bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào
năm 1992. Con số 363 người
bị bỏ tù tính đến nửa đêm ngày 1/12 là tăng 20% so với năm ngoái, theo
báo cáo.
Ông Carlos Martinez de la Serna, giám đốc
chương trình tại CPJ, nói với VOA khi thảo luận về sự gia tăng các vụ bắt bớ và
tấn công giới truyền thông: “Bỏ tù là biểu hiện cực đoan nhất của xu hướng này,
nhưng đó không phải là điều duy nhất.”
CPJ nói các quy định mơ hồ và các luật lệ mới
cấm ‘tin giả’ đã khiến tác nghiệp báo chí trở thành hành vi phạm tội bị trừng
phạt ở một số quốc gia, trong khi phần mềm gián điệp và các vụ án xử tội phỉ
báng được sử dụng để bịt miệng và đe dọa các nhà báo.
Nước bỏ tù nhiều ký giả nhất trên thế giới năm
nay là Iran, với 62 nhà báo đang ngồi sau song sắt, 24 người trong số này là phụ
nữ. Phần lớn bị bắt vì đưa tin về các cuộc biểu tình đang diễn ra khởi sự vào
cuối tháng 9 năm nay sau khi cô Mahsa Amini, một phụ nữ người Kurd 22 tuổi, thiệt
mạng trong khi bị cảnh sát câu lưu.
Chính quyền Iran đã bắt giữ 71 nhà báo kể từ
khi các cuộc biểu tình bắt đầu, nhưng một số người sau đó đã được thả.
Nhà báo nằm trong số khoảng 18.000 công dân bị
bắt giữ trong các cuộc biểu tình trên khắp Iran, theo số liệu từ Thông tấn xã
Các nhà hoạt động Nhân quyền, một tổ chức phi chính phủ ở Iran.
Kiểm duyệt và Theo dõi
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới có trụ sở tại Paris, sử dụng một phương pháp khác với CPJ trong việc
ghi lại các trường hợp vi phạm, cũng ghi nhận mức cao kỷ lục về cả số vụ giam cầm
và giết hại trong năm 2022.
Trong số những người bị cầm tù có những ngòi
bút tự do đã cộng tác với VOA, trong đó có hai ký giả ở Việt Nam và Sithu Aung
Myint, người đang thụ án ba bản án tổng cộng 12 năm vì đưa tin phản đối chế độ
quân sự ở Myanmar.
“Bất chấp những cáo buộc đáng ngờ chống lại ba
cá nhân này và các mối đe dọa mà các nhà báo của chúng tôi phải đối mặt ở Việt
Nam, Myanmar và nhiều nơi khác không có tự do báo chí, VOA vẫn cam kết đưa tin
chính xác và khách quan,” một phát ngôn viên của VOA tuyên bố.
Châu Á là lục địa có số nhà báo bị cầm tù cao
nhất — 119 người trong năm nay. Trung Quốc, đứng đầu danh sách hàng năm của CPJ
trong ba năm qua, đã bị đẩy xuống vị trí thứ hai sau Iran trong năm nay. Bắc
Kinh đang giam giữ 43 nhà báo.
“Điều quan trọng cần biết là các con số ở
Trung Quốc cực kỳ khó xác nhận, vì vậy chúng tôi có thể cho rằng có thể có nhiều
trường hợp mà chúng tôi không biết,” ông de la Serna nói. CPJ viện dẫn kiểm duyệt
phương tiện truyền thông và giám sát công dân là những yếu tố gây khó khăn cho
việc thu thập thông tin về các vụ bắt giữ.
Tòa đại sứ Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu
bình luận của VOA.
Myanmar, quốc gia không có nhà báo nào ngồi
sau song sắt vào năm 2020, hiện nằm trong top 3 trong năm thứ hai liên tiếp với
42 người bị cầm tù, tăng so với con số 26 của năm ngoái.
Chính quyền Myanmar nhiều lần nói rằng họ
không bỏ tù các phóng viên vì tác nghiệp. Nhưng hàng chục nhà báo đã bị bắt kể
từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021. Hầu hết đều bị kết án theo luật
sửa đổi chống kích động và đưa tin sai sự thật.
“Báo cáo tin tức không phải là một tội ác,” tổng
giám đốc Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ, Amanda Bennett, nói. Bà Bennett
nhấn mạnh trong một tuyên bố gửi VOA rằng số lượng các nhà báo ngồi sau song sắt
“là bản cáo trạng của các chính phủ chịu trách nhiệm về những hành vi tàn ác
này”. “Những sai phạm này càng cho thấy sức mạnh thực sự của tin tức và thông
tin không thiên vị đối với các chế độ đang tìm cách che giấu nó,” bà Bennett
nói.
No comments:
Post a Comment