Một
cuốn sách rất nên và cần đọc
14/12/22
https://thongluan-rdp.org/component/k2/item/27093-m-t-cu-n-sach-r-t-nen-va-c-n-d-c
Thông Luận hân hạnh giới
thiệu và gửi tới quý độc giả và thân hữu một cuốn sách mới : Câu
chuyện Việt Nam, ước vọng của cha.
https://live.staticflickr.com/65535/52561824217_830374299c.jpg
Hình bìa sách
Cuốn sách này không chỉ mới vì vừa được phổ biến
mà còn mới về cách nhìn lịch sử, thực trạng và tương lai đất nước ta. Nó là cuốn
sách của một ngưới trẻ viết cho thế hệ của mình và để tặng thế hệ cha anh.
Tác giả Mai Linh là một chuyên gia địa lý
chính trị có tầm vóc quốc tế và đang hợp tác với một định chế lớn hiện diện
trên khắp thế giới. Công việc nghề nghiệp đã cho Mai Linh nhiều cơ hội để thường
xuyên quan sát và nghiên cứu nhiều nước Châu Á và dĩ nhiên là Việt Nam.
Trong những lần làm việc tại Việt Nam, từ 2015
đến 2021, Mai Linh đã ghi chép những gì đã thấy, đã nghĩ và đã hiểu, sau đó đã
dành gần một năm để tổng hợp những gì đã ghi nhận. Câu
chuyện Việt Nam, ước vọng của cha là một công trình
nghiên cứu khách quan và nghiêm chỉnh, một thành quả của lý trí và tình cảm.
Tuy sinh ra và lớn lên tại nước ngoài nhưng
Mai Linh rất nặng lòng với đất nước của cha mẹ và đã liên tục học hỏi về Việt
Nam từ lúc còn là sinh viên. Tuy rất thành công ở nước ngoài, ở mức mà nhiều
người Âu Mỹ tốt nghiệp các trường danh giá nhất cũng chỉ mong muốn đạt được ở
cuối đời, Mai Linh luôn luôn tự coi mình là người Việt Nam và có bổn phận với đất
nước Việt Nam.
Độc giả sẽ thấy trong cuốn sách ngắn này,
ngoài những dữ kiện về thế giới, Châu Á và Việt Nam chính xác và được phân tích
một cách thấu đáo, một truyện thuyết về Việt Nam giải thích tại sao Việt Nam lại
là Việt Nam ngày nay và có thể có tương lai nào, bằng lộ trình nào.
Giữa lúc mà mọi người đều lo lắng vì tuổi trẻ
Việt Nam hải ngoại mất căn cước Việt Nam quá nhanh chóng, độc giả sẽ ngạc nhiên
một cách thú vị và chắc chắn sẽ không tiếc thời gian bỏ ra để đọc cuốn sách nhỏ
này.
Ước mong mong của tác giả là cuốn sách này đến
được với thật nhiều người Việt Nam, nhất là những người sinh sau năm 1980 như
tác giả.
Thông Luận cảm ơn tác giả Mai Linh và mong độc
giả và thân hữu tiếp tay phổ biến cuốn sách nhỏ này, một cuốn sách mà mọi người
quan tâm tới đất nước nên đọc và cần đọc.
Mai_Linh_-_Câu_chuyện_Việt_Nam.pdf
Nguyễn Văn Huy
(14/12/2022)
-------------------------------
Câu chuyện
Việt Nam, ước vọng của cha
Mai
Linh
Mục lục
https://live.staticflickr.com/65535/52562280776_6e91c97ab2.jpg
Lời đầu
Những tù nhân của chiến tranh và nghèo đói
Đôi khi tôi mường tượng ra cảnh cha tôi đang ở
trên chiếc máy bay đưa ông rời Sài Gòn đi Paris năm 1982. Qua khung cửa sổ máy
bay, chắc hẳn cha tôi đã cay đắng ngậm ngùi nhìn thành phố cứ xa dần. Từ đó đến
nay, cha tôi chưa bao giờ trở lại đất nước này. Vậy là đã gần 40 năm, gần nửa
cuộc đời cha tôi phải sống lưu vong xa Việt Nam. Còn với tôi, 10 năm trước đây,
tôi lại đi con đường ngược lại. Hôm nay tôi viết cuốn "Câu chuyện
Việt Nam" này chính là dành cho cha tôi, để miêu tả cho cha tôi về
đất nước này, một đất nước mà cha tôi chưa bao giờ được trở lại từ khi ông bất
hạnh buộc phải ra đi một cách vội vã, và cũng là chuẩn bị cho cha tôi một thời
khắc hồi tưởng về quê cha đất tổ.
Cha tôi đi khỏi một đất nước bị dày xéo bởi
nghèo đói cùng cực và chiến tranh. Việt Nam lúc đó là một nước đói ăn. Nhưng đối
với Việt Nam của năm 2020, nạn đói có vẻ như chỉ còn là một quá khứ xa xôi dù
nó đã là chuyện thường ngày của người dân Việt Nam cho đến giữa thập niên 1980.
Từ năm 1942, năm sinh của cha tôi, đến năm 1982, năm cha tôi ra đi, tức là
trong vòng 40 năm, Việt Nam có khoảng 10 nạn đói làm chết hàng triệu người. Cho
đến tận gần đây, nạn đói vẫn là một mối nguy thường trực với một đất nước bị
giam hãm trong đói nghèo cùng cực. Năm 1980, tức là cách đây 40 năm, thời tiết
xấu và mất mùa đã gây một nạn đói lớn làm chết hàng ngàn người. Năm 1986, cách
đây 34 năm, đất nước phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế và lương thực,
lạm phát ở mức bốn con số, và bốn lần thiếu lương thực trên cả nước. Nạn đói cuối
cùng là vào năm 1988 ở miền Bắc, tức là chỉ cách đây 32 năm. Năm đó vì quá thiếu
lương thực, Việt Nam đã phải kêu gọi thế giới cứu trợ. Đất nước mà cha tôi đã rời
đi đã là một đất nước bị nghèo đói cùng cực tàn phá, một đất nước bị ám ảnh bởi
nỗi sợ thiếu ăn. Điều mà cha tôi không được thấy là chiến thắng vẻ vang của đất
nước nhỏ bé này đối với nạn đói. Sau 40 năm, nước Việt Nam nghèo đói đã thoát
khỏi quá khứ đen tối của mình. Khi tôi còn nhỏ, vào năm 1992, trong chuyến trở
về nhà lần đầu tiên, tôi đã tận mắt trông thấy những dấu vết cuối cùng của nước
Việt Nam nghèo đói của cha tôi. Tại nhà bà ngoại tôi ở Thủ Đức, cách trung tâm
Sài Gòn vài cây số, người ta còn đi bắt những con rắn còn dám bò vào trong nhà
dân. Những ngôi nhà này bây giờ đã có nhà vệ sinh và hệ thống dẫn nước hiện đại.
Bắt đầu có nước máy trong một thành phố đang dần dần thoát khỏi đói nghèo. Những
chuyến trở về quê với mẹ tôi giống như những chuyến đi cứu trợ nhân đạo đến các
vùng đói nghèo nhất và bị tàn phá nhất của thế giới. Hành lý của chúng tôi gồm
có thuốc men, nhu yếu phẩm và một ít tiền mặt để cho mọi người phòng khi mùa
màng lại bị thất thu.
No comments:
Post a Comment