Facebook,
YouTube đã đáp ứng yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam trên 90%
An Vui - Saigon Nhỏ
19 tháng 12, 2022
Tại hội thảo văn hóa hôm 17 Tháng Mười Hai, Thứ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm đe dọa trong thời gian tới, Bộ sẽ
chủ động ngăn chặn thông tin “xấu độc” từ bản “gốc”, trước khi thông tin tràn
lan trên mạng xã hội.
Những phụ nữ từ miền
Trung lặn lội vào Sài Gòn kiếm tiền bằng nghề nhặt ve chai tại đường Lê Lợi quận
1_Ảnh An Vui
Báo Lao Động dẫn lời ông thứ trưởng cho biết khó khăn nhất hiện
nay là nhà cầm quyền chưa nắm được thuật toán chia sẻ thông tin của các nền tảng
mạng xã hội ngoại quốc và cần thêm thời gian để thay đổi thuật toán, hướng đến
“những thông tin tốt” trên không gian mạng.
Tuy vậy, ông Lâm cho biết từ ngày 1 Tháng Giêng 2023, nhà cầm quyền
Việt Nam sẽ yêu cầu tất cả các nền tảng cung cấp nội dung phim ảnh ngoại quốc
vào Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định, hệt như doanh nghiệp
trong nước, nếu không sẽ bị chặn.
Trong năm tới, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu tất cả các nhà
sản xuất tivi thông minh và điện thoại thông minh bày bán ở Việt Nam phải xin
giấy phép cài đặt những ứng dụng, kể cả YouTube hay Netflix cũng không được cài
đặt bất kỳ ứng dụng nào nếu chưa có phép. Ngoài ra, Việt Nam sẽ sản xuất những
nội dung tuyên truyền sau đó phát lên những nền tảng mạng xã hội ngoại quốc (!)
Xã hội Việt Nam phân cấp
giữa người nghèo và người giàu ngày càng rõ rệt ngược lại với tuyên truyền của
đảng cộng sản về một xã hội bình đẳng_Ảnh An Vui
Trong kỳ họp Quốc hội hồi Tháng Tám 2022, cũng báo Lao Động đưa
tin Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đang soạn
thảo chỉ thị của thủ tướng buộc các bộ, ngành, địa phương phát hiện và loại trừ
“tin rác” thuộc lĩnh vực mình quản lý. Ông Hùng tiết lộ các nền tảng như
Facebook, YouTube đã nâng tỷ lệ đáp ứng yêu cầu của nhà cầm quyền từ dưới 20% hồi
năm 2018 lên 90 – 95% hiện nay.
Theo The Diplomat ngày 9 Tháng Mười Một,
Việt Nam đã thắt chặt hạn chế đối với các nền tảng truyền thông xã hội, ra sắc
lệnh yêu cầu họ gỡ bỏ thông tin “sai lệch” và “tin giả” trong vòng 24 tiếng đồng
hồ – thay vì 48 tiếng đồng hồ như trước đây – khi nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu,
đồng thời sẽ tăng mức phạt đối với người dân đăng và phổ biến thông tin “sai lệch”.
Cũng theo The Diplomat, thông tin “sai lệch” và “tin giả” tương
đương với định nghĩa về thông tin “chống phá nhà cầm quyền” và bất kỳ điều gì bị
coi là “chống đảng độc quyền” trong bộ luật hình sự của nhà cầm quyền Việt
Nam.
Việt Nam là quốc gia có số lượng người dùng mạng xã hội lớn thứ 7 trên
thế giới, với 60 triệu người dùng YouTube và 20 triệu người dùng TikTok, và nhà
cầm quyền muốn bảo đảm rằng những nền tảng mạng xã hội ngoại quốc này vẫn “hài
hòa” với lợi ích chính trị của họ.
Với doanh thu ước tính $1 tỷ hằng năm, Meta – công
ty mẹ của Facebook sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu gỡ bỏ thông tin “sai lệch” của
nhà cầm quyền Việt Nam. Trong một báo cáo được công bố vào cuối năm 2020, Tổ
chức Ân xá Quốc tế tuyên bố rằng Facebook và YouTube đồng lõa với “kiểm duyệt
và đàn áp quy mô rộng lớn” tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment