Vụ
Việt Á còn phải truy đến cấp nào nữa?
Diễm Thi, RFA
2022.06.07
.
Một chuyên gia y tế mở bộ xét nghiệm tại trung tâm
xét nghiệm nhanh COVID-19 ở ô Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2020.
REUTERS
Tối ngày 7
tháng 6 năm 2022, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, nguyên chủ tịch Hà Nội
Chu Ngọc Anh và nguyên thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Phạm Công Tạc bị bắt
giam theo quyết định khởi tố của Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an Việt
Nam.
Theo cơ
quan điều tra, ông Chu Ngọc Anh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong
việc giao, quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu,
chế tạo Kit xét nghiệm COVID-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước.
Ông Phạm
Công Tạc có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng
Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo Kit xét nghiệm
COVID -19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước. Cả hai ông đã phạm vào tội
“Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng
phí”.
Ông Nguyễn
Thanh Long, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của
pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá
hiệp thương Kit xét nghiệm COVID -19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản
Nhà nước, đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ”.
Nhà nghiên
cứu Hà Hoàng Hợp nhận định:
“Đây là
thông tin người ta nghe nói là gia đình của các quan chức ở cấp bộ có nhận hối
lộ trên dưới 100 tỷ. Khi phát hiện như vậy là tạm thôi chứ chưa phải là điều
tra gì cả. Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương dựa trên sự kiểm tra của Ủy
ban Kiểm tra Trung ương, của Ban Nội chính Trung ương là sơ khai của Bộ Công an
rồi đến quyết định là ngày 4 tháng 6 sẽ khai trừ rồi sau đó bắt giam sau đó. Thực
sự cả một quá trình này cũng chưa có gì minh bạch cả. Minh bạch chỉ là con số
thu lợi 4000 tỷ, hối lộ 800 tỷ. Đó là lời khai còn kiểm tra thì chưa biết. Điều
đầu tiên thì thấy việc làm này của chính quyền Việt Nam là chưa minh bạch nhằm
vào việc khuấy động dư luận để người dân căm ghét những người bị bắt. Cứ bị bắt
là có tội.
Vụ Việt
Á này xuất phát từ Học viện Quân Y thuộc Bộ quốc phòng. Có một nhóm người ta có
công trình chuyên nghiên cứu để làm ra test kit dựa trên kết quả nghiên cứu hoặc
là những cái thành quả mà người ta cho không hoặc chuyển giao từ nước ngoài rồi
chọn Việt Á để cùng nghiên cứu rồi đăng ký rồi đem ra sử dụng."
Theo ông
Hà Hoàng Hợp, công bằng mà nói thì có khả năng họ vẫn làm đúng, vẫn nghiên cứu
đúng nhưng chưa có kết quả tốt nhất. Có thể sai ở chỗ công ty Việt Á không có đủ
năng lực để sản xuất và cuối cùng đi mua của Trung Quốc. Nhưng nếu mua của
Trung Quốc với động tác thuê người Trung Quốc làm theo mẫu của họ thì hợp pháp.
Ông nói thêm:
“Bộ Y tế
ủng hộ, Bộ Khoa học Công nghệ ủng hộ, còn cho 19 tỷ để nghiên cứu tiếp và cuối
cùng Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tạm. Nhưng có một điều không may là khi gửi
cho Tổ chức y tế thế giới thì người ta không công nhận, người ta không phê duyệt.
Nhưng không phê duyệt không có nghĩa là không dùng được. Lúc đấy cũng phản hồi
ngược lại là có thể nghiên cứu này sai. Điều tra như thế nào thì đến bây giờ để
ý thật kỹ vẫn chưa biết được.
Đến nay
chưa có cơ quan điều tra nào nói là mua hay thuê nên vẫn phải chờ. Bây giờ bắt
người ta hết rồi mới nẩy ra chuyện nâng giá thiết bị lên bán rồi biếu tiền ngược
lại cho người ký mua. Đấy là hối lộ. Bây giờ chỉ nhằm vào chuyện hối lộ chứ
không nhằm vào chuyện kit test có dùng được không.”
Xét nghiệm COVID-19 ở một bệnh viện tại Hà Nội, ngày
31 tháng 7 năm 2020. Reuters
Tại phiên
họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 18 tháng 1 năm 2022, Thứ trưởng Bộ công
an Lê Quốc Hùng cho biết, những người liên quan đế vụ đưa, nhận hối lộ tại công
ty Việt Á rất nhiều nên cơ quan điều tra đang tiếp tục đấu tranh mở rộng vụ án,
đồng thời khẳng định làm rõ đến đâu cơ quan công an sẽ công bố công khai cho
công luận đến đó.
Vụ bắt
giam các quan chức cấp cao ít nhiều khiến dư luận thắc mắc, liệu vụ án sẽ truy
đến cấp nào và vì sao lại mở rộng điều tra với quy mô toàn quốc như vậy?
Một luật
gia không muốn nêu tên, từng có thời gian nằm trong đội ngũ đảng cộng sản Việt
Nam, nêu nhận định của ông với RFA sáng ngày 7 tháng 6 năm 2022:
“Đây là
vụ trọng án tham nhũng lớn chưa từng có xưa nay, liên quan từ trung ương tới hầu
hết các tỉnh thành cả nước. Liên quan nhiều bộ, Bộ khoa học công nghệ, Bộ y tế,
Bộ quốc phòng (Học viện quân y). Số tiền tham nhũng lớn, cách chia chác hối lộ
tình vi, áp dụng công nghệ cao.
Tham
nhũng xảy ra khi dân chết nhiều do dịch Covid-19, gây ảnh hưởng chính trị lớn,
làm mất uy tín của chế độ cộng sản khi quan chức kiếm tiền trên tính mạng người
dân.
Đặc biệt
là liên quan tới cả chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi ký tặng Huân chương lao
động hạng ba cho Việt Á. Vì sao chính ông Trọng phát động đốt lò, giờ ông lại
ký Huân chương cho ‘củi’?
Cái này
tôi nghĩ có thể ông Trọng bị cấp dưới lừa vì theo quy trình, văn phòng chủ tịch
nước sẽ kiểm tra nội dung, trước đó bản thi đua khen thưởng phải đề xuất qua
nhiều khâu. Ông Trọng chỉ ký theo chức trách khi có tờ trình hợp lệ thôi. Tôi
nghĩ, Ban thi đua khen thưởng và văn phòng chủ tịch nước cũng sẽ có đứa chết vụ
này.
Đại hội
Đảng 12 quy trình chọn nhân sự gồm 3 bước, mà vẫn để lọt Đinh La Thăng, Nguyễn
Đức Chung… Đại hội Đảng 13 quy trình chọn nhân sự nâng lên 5 bước nhưng vẫn có
Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh…Vậy cái quy trình này có vấn đề rồi, dù có là
bao nhiêu bước nữa cũng vậy thôi.”
Trong các
vụ án liên quan Việt Á, Bộ Công an và công an các địa phương cho đến nay đã khởi
tố gần 40 người gồm giám đốc, cựu giám đốc CDC các tỉnh, thành và nhiều thuộc cấp.
Trong đó gồm: CDC Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương, Thừa Thiên- Huế,
Nam Định, Hậu Giang, Hà Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh Dak Lak; Sở Y Tế Trà Vinh,
các bệnh viện Đa Khoa tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Phú Thọ.
CDC các tỉnh
Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hòa Bình, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thành phố Cần Thơ bị
kiến nghị điều tra về các sai phạm trong các gói thầu test kit Việt Á.
Tại thời
điểm vụ án nâng giá kit xét nghiệm COVID-19 bị khởi tố, một số giám đốc CDC trước
khi bị bắt khẳng định với truyền thông “không nhận một đồng nào từ Công ty Việt
Á”.
Trong khi
đó, theo lời khai của ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
Giám đốc Công ty Việt Á với Bộ Công an, doanh nghiệp này đã chi gần 800 tỷ đồng
tiền hoa hồng cho các đối tác trên khắp Việt Nam để nâng giá bộ xét nghiệm lên
khoảng 45%.
Theo nhận
định của một số người trong ngành y tế, người đầu tiên chịu trách nhiệm trong vụ
mua kit test của Việt Á với giá cao ở cả 62 tỉnh thành phải là Bộ trưởng Bộ Y tế. Người thứ hai là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chịu trách
nhiệm mảng văn hóa xã hội y tế. Ông Vũ Đức Đam có thời làm Bí thư Ban Cán sự đảng
Bộ Y tế, Ủy viên trung ương Đảng, quyền còn to hơn Bộ trưởng Bộ Y tế. Thực chất
ông Vũ Đức Đam là người quyết định về ngành y tế vì trong cơ cấu quyền lực ở Việt
Nam, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế là người quyết định hết.
No comments:
Post a Comment