Tuyên
bố của Macron và Kissinger về cuộc chiến ở Ukraina cho thấy điều gì?
Phân tích của Trần Hoài Nam,
RFA
05-6-2022
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/macron-kissinger-statement-06062022092309.html
Ảnh minh họa: tổng thống Pháp Macron tại Điện Elysee
hôm 3/6'2022. AFP
Một
đương kim Nguyên thủ nước Pháp, Emmanuel Macron và một cựu Ngoại trưởng/ Cố vấn
An ninh quốc gia của TT Mỹ, Henry Kissinger trước thềm 100 ngày của cuộc chiến
Ukraina đã có những tuyên bố gây tranh cãi về cuộc xâm lăng của Nga ở
Ukraine. Trong khi cả Nga lẫn Ukraina đang dồn lực vào cuộc chiến chưa có dấu
hiệu chấm dứt, Hà Nội đang phải tìm nguồn thay thế cho vũ khí Ukraina mà Việt
Nam cũng là một khách hàng lớn từ khoảng 20 năm nay. Thật ra, từ khủng hoảng
bán đảo Crimée năm 2014, Việt Nam đã tính đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp
vũ khí.
Các tuyên bố gây tranh cãi
Ngày 3/6 mới
đây, từ Paris, ông Emmanuel Macron nói rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã
phạm một "sai lầm lịch sử và cơ bản" khi xâm lược Ukraine… Tôi nghĩ
ông ấy đã tự cô lập mình". Macron đã tìm cách duy trì đối thoại với Tổng
thống Putin kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai. Lập trường của Macron
đã nhiều lần bị một số đối tác Đông Âu và khu vực Baltic chỉ trích, vì họ coi
đó là hành động phá hoại nỗ lực gây áp lực với Putin. Ông Macron khuyến cáo
trong một cuộc phỏng vấn vừa công bố: “Chúng ta không được làm nhục Nga để khi
ngày giao tranh dừng lại, chúng ta có thể xây dựng một lối thoát thông qua các
biện pháp ngoại giao. Tôi tin rằng Pháp có vai trò là nhà trung gian”. https://www.bbc.com/vietnamese/61690203
Macron đã
nói chuyện thường xuyên với Putin kể từ cuộc xâm lược ngày 24/2 như một phần của
nỗ lực tìm kiếm ngừng bắn. Macron kể lại: "Tôi đã nói với ông ấy rằng, ông
ấy đang mắc một sai lầm lịch sử và cơ bản đối với người dân của mình, đối với bản
thân và lịch sử… Chúng tôi đã đối thoại với nhau được ít nhất một trăm giờ".
Pháp đã hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự và tài chính, nhưng đến nay Macron vẫn
chưa thăm Kyiv như một cử chỉ biểu tượng tình đoàn kết. Tuy nhiên, cảnh báo nói
trên của Macron đã không được Ukraine hưởng ứng. Ngoại trưởng Ukraine Dmitro
Kuleba phản hồi phát biểu của Macron: "Những lời kêu gọi tránh sỉ nhục Nga
chỉ có thể sỉ nhục nước Pháp và mọi quốc gia khác kêu gọi điều này". Ông
Kuleba phản hồi tiếp trên twitter: “Vì chính nước Nga đã tự sỉ nhục mình. Tất cả
chúng ta tốt hơn hết nên tập trung vào việc làm cho Nga bẽ mặt. Điều này sẽ
mang lại hòa bình và cứu sống nhiều người”. https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-chi-trich-phat-bieu-cua-tong-thong-phap-noi-noi-cho-si-nhuc-nga/6603557.html
Ông Kissinger, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, tại Berlin
ngày 21/1/2020 Photo AFP
1.
Henry
Kissinger, cựu Ngoại trưởng/Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, hôm 16/5 cũng tuyên bố
trên Financial Times như sau: “Thật không khôn ngoan khi có thái độ thù địch
cùng lúc với cả hai đối thủ và thúc đẩy họ xích lại gần nhau. Trước mắt, chúng
ta không nên gộp cả Nga và Trung Quốc lại với nhau như một yếu tố không thể
tách rời. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới. Putin đã tính
toán sai về tình hình mà ông ấy phải đối mặt trên trường quốc tế và tính sai khả
năng của Nga. Nhưng liệu Putin có leo thang chiến tranh bằng cách chuyển sang một
loại vũ khí chưa bao giờ được sử dụng?” https://www.ft.com/content/cd88912d-506a-41d4-b38f-0c37cb7f0e2f
2.
Kissinger
còn cảnh báo trên Telegraph hôm 23/5: “Phương Tây đừng bao giờ quên tầm quan trọng
của Nga đối với châu Âu. Các cuộc đàm phán phải bắt đầu trong hai tháng tới,
trước khi cục diện tạo ra những biến động và căng thẳng không dễ vượt qua. Lý
tưởng nhất, đường phân chia nên trở lại nguyên trạng trước đây. Theo đuổi cuộc
chiến quá thời điểm đó sẽ không còn liên quan đến quyền tự do của Ukraine, mà
là một cuộc chiến mới chống lại Nga”. https://www.telegraph.co.uk/business/2022/05/23/henry-kissinger-warns-against-defeat-russia-western-unity-sanctions/
Ukraina nói “Không” với cả Macron lẫn
Kissinger
Lập trường
nói trên của Kissinger làm dư luận nhớ lại Realpolitik làm khuynh đảo trật tự
quốc tế vào thời cuối của chiến tranh Việt Nam. Dư luận nói chung và đặc biệt,
người Ukraine nói riêng, dĩ nhiên là không chấp nhận lời khuyên của Kissinger,
không phải vì ông quá già cỗi, mà cái chính là do ông ngạo mạn khi coi thường
người Ukraine. Hẳn nhiên, lời khuyên của Kissinger đã bị người Ukraine bác bỏ.
Một cuộc thăm dò do Viện Xã hội học Kyiv công bố gần đây cho thấy 82% người
Ukraine nói rằng họ không muốn nhượng lãnh thổ cho Nga. Kiện tướng cờ vua Nga
Garry Kasparov và là nhà hoạt động chính trị, đã viết trên Twitter rằng lập trường
của ông Kissinger về Ukraine không chỉ vô đạo đức mà còn “được chứng minh là
sai lầm lặp đi lặp lại nhiều lần”.
Cố vấn của
Tổng thống Zelensky Mykhailo Podolyak cũng đáp trả rằng, “bất kỳ nhượng bộ nào
đối với Nga không phải là con đường dẫn đến hòa bình, mà chỉ có thể trì hoãn
chiến tranh trong vài năm”. Tổng thống Zelensky từng nhiều lần nhấn mạnh, một
trong những điều kiện để ông tham gia các cuộc đàm phán hòa bình là Nga phải đồng
ý để Ukraine khôi phục những khu vực vốn thuộc kiểm soát Ukraine vào trước ngày
Nga xâm lược (24/2/2022). Theo Chủ tịch CFR Richard Haass, đề xuất của
Kissinger bị Ukraine từ chối “vì yêu cầu Ukraine từ bỏ quá nhiều” và cũng dễ bị
Putin bác bỏ “vì dành cho Nga quá ít”. Ý tưởng dùng cộng đồng quốc tế để cô lập
Trung Quốc và cố hội nhập nó vào một trật tự thế giới phù hợp với lợi ích của
chúng ta (Mỹ và phương Tây) lúc này là không khả thi”. https://www.nytimes.com/2022/05/25/world/europe/henry-kissinger-ukraine-russia-davos.html.
Tuyên bố của
Macron và Kissinger còn cho thấy, các nước phương Tây đang bắt đầu bất đồng về
những điều kiện để đi đến hòa bình ở Ukraine. Tuy Mỹ và phương Tây nói rằng đó
là quyền quyết định của Ukraine, nhưng cuộc chiến Ukraine hiện nay không chỉ là
vấn đề của Ukraine. Phát biểu với dân chúng Mỹ, Tông thống Biden giải thích
rõ hơn: “Lợi ích quốc gia thiết yếu của
chúng ta là bảo đảm một châu Âu hòa bình và ổn định và làm rõ rằng lẽ phải
không thuộc về kẻ mạnh. Nếu Nga không phải trả giá đắt cho hành động của mình,
nó sẽ gửi một thông điệp tới những kẻ xâm lược khác rằng họ cũng có thể chiếm
lãnh thổ và khuất phục các quốc gia khác. Nó sẽ đặt sự tồn vong của các nền dân
chủ hòa bình khác vào vùng nguy hiểm. Và nó có thể đánh dấu sự kết thúc của trật
tự quốc tế dựa trên luật lệ và mở cánh cửa cho sự xâm lược ở những nơi khác, với
hậu quả thảm khốc trên toàn thế giới.”
Phát biểu
qua video với Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ từ tuần trước, Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với các nhà lãnh đạo chính trị và doanh
nghiệp toàn cầu rằng thế giới phải gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga để
ngăn chặn các quốc gia khác sử dụng vũ lực cho mục đích của họ. Phái đoàn
Ukraine tại Davos đi xa hơn khi “đóng khung” cuộc xung đột Nga-Ukraine là một
cuộc “chiến tranh ý thức hệ”, bảo vệ Ukraine là bảo vệ tất cả các xã hội tự do
và dân chủ; ngược lại chiến thắng của Nga sẽ đánh dấu chiến thắng của sức mạnh
đối với lẽ phải, của độc tài chuyên chế đối với thượng tôn pháp luật. Bà Yulia
Klymenko, nghị sĩ quốc hội Ukraine nói với các nhà báo tại Davos: “Các bạn
không cần phải chết cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi đang chết cho các bạn đấy”,
theo tường thuật của phóng viên The Washington Post.
Tổng thống
Ukraine Zelensky hôm 2/6/2022. "AFP PHOTO / Ukrainian Presidential Press
Service"
Việt Nam lo xa cho kho vũ khí hiện nay
Hiện nay
Nga đang chiếm cứ khoảng một phần năm lãnh thổ Ukraine. Kyiv đang nhận được nhiều
vũ khí mạnh hơn từ phương Tây. "Lực lượng vũ trang của chúng tôi đã sẵn
sàng sử dụng vũ khí mới và sau đó, tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể bắt đầu một
vòng đàm phán mới từ một vị thế được củng cố," David Arakhamia, nhà lập
pháp Ukraine và thành viên đoàn đàm phán, cho biết hôm cuối tuần. Một trong những
loại vũ khí mà Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine là hệ thống tên lửa HIMARS chính xác
cho phép nước này tấn công các vị trí của Nga từ một cự li xa hơn.
Qua việc Mỹ,
Nga và Ukraina đổ đủ loại vũ khí hiện đại vào chiến trường, Việt Nam không thể
không lo xa cho kho vũ khí hiện nay của mình. Gần 1/4 số xe tăng Nga được triển
khai tại Ukraina từ ngày 24/02/2022 hiện không còn hoạt động. Bộ binh cơ giới
có lẽ đã mất khoảng 30% lực lượng. Phía Kiev cho biết đã phá hủy gần 200 máy
bay, gần 2.500 xe bọc thép của Nga. Matxcơva cũng liên tục thông báo oanh kích
nhiều kho vũ khí và các đoàn viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraina. Việt
Nam, cũng như các nước nhập khẩu vũ khí của Nga và Ukraina, sẽ bị ảnh hưởng
gián tiếp từ những “tổn thất kinh hoàng” này. (Theo thống kê của trang Oryx,
chuyên theo dõi thiệt hại của quân đội Nga ở Ukraina, được trang Public Sénat
trích ngày 23/05/2022).
Về tác động
của chiến tranh Ukraina đối với hoạt động xuất khẩu vũ khí Nga, Giám đốc nghiên
cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp
(IRSEM) nhấn mạnh ba yếu tố. Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt của phương Tây
và giấy phép nhập khẩu của các nước nhập khẩu vũ khí Nga có thể gây ra tác động
về mặt hình ảnh cho Việt Nam và những khách hàng khác. Thứ hai là tác động về
lâu dài, bởi vì Nga phải nhập từ nước ngoài một phần linh kiện điện tử công nghệ
cao được sử dụng trong ngành công nghiệp vũ khí, trong đó có Trung Quốc. Nhưng
điều phức tạp hơn là nhiều linh kiện lại do các nước phương Tây cung cấp, trong
khi chính những nước này đã ban hành các biện pháp trừng phạt Nga. Tác động thứ
ba đối với tương lai ngành xuất khẩu vũ khí Nga, đó chính là hình ảnh. Không ai
có thể ngờ rằng lực lượng Nga lại kém hiệu quả trên thực địa khi chống lại sức
kháng cự của Ukraina. Truyền thông phương Tây liên tục đưa hình ảnh những vỏ xe
tăng T-90 và nhiều loại khác bị tan xác hoặc hư hỏng nặng.
Thực tế trên có thể tác động đến kho vũ khí Việt Nam trong tương lai. Ngoài nguồn thay thế vũ khí Nga, Hà Nội đang tìm nguồn thay thế cho vũ khí Ukraina mà Việt Nam cũng là một khách hàng lớn từ khoảng 20 năm nay. Từ khủng hoảng bán đảo Crimée năm 2014, Việt Nam đã phải tính đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí. Trong bộ Quốc Phòng Việt Nam, trong bộ máy Nhà nước và bộ máy An ninh đã có những cuộc thảo luận về việc cần phải thúc đẩy những nhà cung cấp vũ khí nước ngoài khác vì liên quan đến thiệt hại trên chiến trường của cả Nga lẫn Ukraina. Tiếp theo là những lý do địa-chính trị liên quan đến việc Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau. Hà Nội đang trao đổi rất nhiều với các nước Israel, Belarus, Hà Lan, và bắt đầu đề cập một với một số nước Liên minh châu Âu khác, trong đó có Pháp. Nhưng việc hướng sang các nhà cung cấp mới này cũng đặt ra nhiều vấn đề địa-chính trị đáng kể, đặc biệt là với Hoa
No comments:
Post a Comment