Tham nhũng ở Việt Nam
'là việc trong nhà của Đảng CS và giới thượng lưu chính trị'?
BBC News Tiếng Việt
24 tháng 6
2022, 20:41 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-61928172
.
Chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI của Việt
Nam năm 2021 theo tổ chức Minh Bạch Quốc tế
Các vụ xử quan chức cao cấp bị cáo buộc tham nhũng đang xảy ra liên tiếp
ở Việt Nam.
Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng là người dùng chữ 'đốt lò' để chỉ nỗ lực chỉnh đốn Đảng Cộng
sản. Đầu năm 2018, trả lời phỏng vấn, ông Trọng nói: ""Lò" nóng
lên là do tất cả cùng vào cuộc, cùng quyết tâm "đốt lò" để đẩy lùi
tham nhũng."
Động cơ của
công cuộc 'đốt lò' mà người cầm đuốc đi đầu là TBT Nguyễn Phú Trọng đã được
nhiều đài báo quốc tế chú ý, ghi nhận rằng ông Trọng muốn làm trong sạch Đảng
CSVN để giành lại niềm tin của nhân dân, và giữ tính chính danh cho hệ thống cầm
quyền.
Tuy thế,
căn nguyên của việc "sờ đâu cũng thấy tham nhũng" lại được đánh giá ở
Việt Nam và ở nước ngoài rất khác nhau.
Tại Việt
Nam, một tư duy khá phổ biến là coi cán bộ tham nhũng vì họ "suy thoái đạo
đức", tham lam, mất đi "chất cách mạng".
Cách chống
tham nhũng bằng "đức trị" này đã bị một số ý kiến, như ông Hà Sĩ Phu
nêu từ hơn 10 năm trước, cho là không đúng, và không đủ.
Từ bên
ngoài nhìn vào, các nhà quan sát châu Á và Âu Mỹ có xu hướng coi tham nhũng ở
Việt Nam mang tính cơ chế, là sản phẩm của chính cách tổ chức nhà nước kiểu
Leninist, quyền lực quá nhiều dành cho Đảng CS mà không có tam quyền phân lập,
báo chí tự do để giám sát.
VN: Vì sao Đảng khai trừ
quan chức tham nhũng rồi mới để tòa xử?
Quốc hội VN, kỳ 4: Gợi ý
Thượng viện, Hạ viện ở đất nước 'không đa nguyên, đa đảng'?
Ông Nguyễn Phú Trọng 'chủ
động tấn công' tham nhũng, tạo chuyển biến mới?
Việt Nam: Nên phòng chống
tham nhũng từ cấp tỉnh, thành?
Ngoài ra,
có đánh giá cho rằng tham nhũng còn mang tính lịch sử, là sản phẩm của việc
hình thành tầng lớp cán bộ đặc quyền đặc lợi, từ thời họ được ưu tiên mua gạo,
thịt trong khi người dân sống khốn khổ.
Một số yếu
tố giống các nước châu Phi và châu Á về truyền thống dòng tộc, họ mạc, bè cánh
theo quê quán, cũng khiến tham nhũng ở Việt Nam đưa nước này lại gần các nước
như Nigeria, Kazakhstan...
Tấm thẻ vào tầng lớp ưu đãi có từ lâu?
Một bài
đăng trên trang The
Vietnamese.org của Lee Nguyễn trong tháng 6/2022 chẳng hạn trích nhiều
từ công trình của nghiên cứu Nhật Bản, bà Futaba Ishizuka, vạch lại gốc rễ của
tầng lớp đặc quyền tại Việt Nam.
Bài "Political
Elite in Contemporary Vietnam: The Origin and Evolution of the Dominant Stratum"
(nguồn văn bản
tại đây) của bà Ishizuka nhắc lại bằng hình ảnh người dân nghèo khổ xếp
hàng mua gạo thời bao cấp XHCH ở VN hậu chiến, với đánh giá rằng cùng lúc thì:
"Các ủy
viên Trung ương Đảng có xe riêng, có tài xế riêng, và họ cùng thân quyến có thể
đi nghỉ cuối tuần, nghỉ hè. Mỗi ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư đều có
thể đặt chuyên cơ để đi dự họp, hoặc đi nghỉ."
Đầu
tư công. Các dự án đấu thầu và xây cất, mua sắm dùng ngân quỹ quốc gia được dư
luận chú ý nhiều vì các vụ thất thoát, biển thủ, hoặc ăn tiền công trắng trợn.
Ngay từ
khi đó, các quan chức cao cấp đã biết dùng vị thế đặc quyền để buôn lậu và trục
lợi:
"Có
quan chức cao cấp thậm chí còn lợi dụng các chuyến công tác để buôn lậu hàng
hóa với số lượng lớn, hoặc nhận quà cáp đắt tiền từ đối tác nước ngoài. Cùng
lúc, công nhân viên và cán bộ cấp thấp chỉ có xe đạp để đi làm," nhà quan
sát người Nhật ghi nhận.
Nhưng
không phải đợi đến thời hậu Đổi mới thì gia tầng quyền quý ở VN mới có tính
cha truyền con nối.
"Ngay
khi đó, giới thượng lưu chính trị VN về đa số là gồm các chính trị gia cha truyền
con nối (hereditary politicians). Con của quan chức cao cấp trong ĐCS được trao
cơ hội vào các trường đại học cao cấp, uy tín, ở trong nước và nước ngoài. Con
em các thành phần XH khác thì không được hưởng những cơ hội đó. "
Tác giả
này nêu các thống kê cho rằng con em giới quyền quý vì thế có năng lực hơn để
gia nhập bộ máy quan lại, và nhận các chức ưu đãi trong chính quyền.
"Con
em cán bộ Đảng rất hiếm khi trở thành công nhân, thợ thủ công." (trích
theo phần lược thuật của Lee Nguyen).
Ngày nay,
vị thế của giai tầng trên không đổi và tham nhũng "tràn lan" (rampant
corruption) là điều xảy ra trong gia tầng này.
Bà Futaba
Ishizuka nhận định rằng giống như giới ưu đãi nomenklatura ở khu vực Liên Xô
cũ, tầng lớp thượng lưu chính trị ở Việt Nam nắm giữ quyền lực nhà nước vì quyền
lực này sinh lợi lớn.
Họ duy trì
vị thế quyền và tiền này nhờ hai thành tố: sự tập trung tài lực, và khả năng
chiếm giữ độc quyền các vị trí của nhà nước.
Có vẻ như
trong mắt một số người, dù thay đổi các thủ tướng, xu thế tham nhũng nhờ bè
cánh, bao che gia đình không thay đổi tại Việt Nam.
Trong một
bài phân tích của Reuters tháng 1/2018 về các vụ bắt quan chức PetroVietnam,
Simon Cameron-Moore nhắc đến tệ nạn 'nepotism' (chủ nghĩa thân quen) như một
phần đặc trưng của tham nhũng tại Việt Nam.
"Điều
khác biệt của công công chống tham nhũng khi đó, so với thời ông Nguyễn Tấn
Dũng làm thủ tướng, là "ban lãnh đạo hiện nay bảo thủ hơn trong việc duy
trì quyền lực tuyệt đối của ĐCS, trong sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
an ninh", Reuters viết.
Chống bè phái, cấu kết gia tộc nhưng không
cho báo chí độc lập?
Báo chí
Việt Nam trên thực tế đã thừa nhận nhiều trường hợp "cả họ làm
quan" ̣(xem loạt bài),
và phỏng vấn các sử gia than vãn về tình trạng để công tác cán bộ thua kém
luật hồi tỵ thời phong kiến (luật cấm làm quan tại quê và cấm ưu đãi thân quyến).
Dư luận
Việt Nam cũng bàn tán nhiều về chuyện vợ, con, dâu rể hoặc nhân tình của
một số quan chức, thạm chí lãnh đạo "đương và cựu" đóng vai trò quan
trọng trong các thương vụ làm ăn lớn.
Những vụ
việc này rất khó kiểm chứng và thường chỉ bộc lộ khi các án kinh tế, tham
nhũng lớn "điểm danh" thân nhân các bị cáo.
Việc
"cắt phí" chi cho các quan chức từ những dự án công được một số người
tin rằng lên tới hàng chục phần trăm, khiến mọi đầu tư công đều ngưng trệ nếu
"đường dây" bị rọi đèn" (xem bài Hệ quả vụ Việt Á: Tiền
hoa hồng khủng và nạn khan hiếm thuốc y tế).
Một mặt,
Đảng CSVN đã gián tiếp thừa nhận tệ nạn này và ra các quy định Những điều đảng
viên không được làm.
Ví dụ, các
báo VN cho hay, trong Quy định 37-QĐ/TW có bổ sung công bố năm 2022,
Điều 11 cấm:
"Vi
phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu
trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy
ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác.
Không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Can thiệp,
tác động hoặc để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng)
và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi."
Mặt khác,
Đảng CS không tin tưởng để cho báo chí được tự do tố cáo tham nhũng và không muốn
áp dụng bốn tiêu chuẩn chống tham nhũng hiệu quả của Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(Transparency International), theo TS Nguyễn Hồng Hải từ ĐH Queensland, Úc.
Trong một
bài đăng trên tạp chí East
Asia Forum (02/2022), ông viết:
"Minh
bạch Quốc tế đã nêu ra bốn thành tố của các quốc gia không tham nhũng: cơ chế
kiểm tra và cân bằng quyền lực (check-and-balance mechanisms), xã hội dân sự tự
chủ (autonomous civil society), nguyên tắc pháp quyền mạnh (strong rule of law)
và báo chí độc lập (independent journalism)...."
Thiếu
việc thực hiện bố điều này thì không tin rằng chống tham nhũng ở VN sẽ có
hiệu quả, tác giả gốc Việt viết.
------------------
Xem
thêm:
Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng hỏi 'chống mạnh mẽ, sao tiêu cực vẫn cứ trơ'
No comments:
Post a Comment