Lỗ
đen trong dòng chảy vũ khí Mỹ đến Ukraine
Lương Thái Sỹ
4 tháng 6, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/lo-den-trong-dong-chay-vu-khi-my-den-ukraine/
Mỹ có rất
ít cách để theo dõi đường đi của các loại vũ khí mà Washington gửi vào Ukraine
do Mỹ không có binh lính trong quốc gia này
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/06/GettyImages-1366828055.jpg
Ngay trước khi chiến tranh nổ ra, Mỹ
đã viện trợ nhiều vũ khí cho Ukraine và càng viện trợ nhiều hơn trong cuộc
kháng chiến chống Nga. Trong ảnh là cảnh bốc dỡ lô hàng vũ khí gồm hỏa tiễn
Javelin và các thiết bị khác vừa từ Mỹ chuyển tới sân bay Boryspil gần Kyiv hôm
25 tháng Giêng 2022. Ảnh Sean Gallup/Getty Images.
Các nguồn
thạo tin trong chính phủ Mỹ nói với truyền thông là Mỹ có rất ít cách để theo
dõi đường đi của các loại vũ khí mà Washington gửi vào Ukraine do Mỹ không có
binh lính trong quốc gia này và tính cơ động dễ che giấu của nhiều hệ thống vũ
khí nhỏ, kể cả hỏa tiễn Javelin.
Chuyển cứ chuyển nhưng đến đâu thì…không rõ lắm!
Trong ngắn
hạn, Mỹ xem việc chuyển giao các thiết bị trị giá hàng trăm triệu đôla là “vô
cùng quan trọng”, giúp Ukraine tăng khả năng ngăn chặn cuộc xâm lược của
Moscow. Ngày 19 Tháng Tư, một quan chức quốc phòng cấp cao cho biết “đợt
cung cấp vũ khí cho Ukraine chắc chắn là lớn nhất mà một quốc gia đối tác nhận
được trong một cuộc xung đột gần đây”.
Nhưng rủi
ro về lâu dài, theo cả giới chức Mỹ và các nhà phân tích quốc phòng, một số vũ
khí có thể rơi vào tay các lực lượng và dân quân không thân thiện với Mỹ. “Chúng
tôi chỉ biết được đường đi của vũ khí trong một thời gian ngắn, còn khi chiến
tranh chuyển sang giai đoạn mù mịt như…sương mù, hiểu biết của chúng tôi gần
như là con số không” , một nguồn tin tình báo nhận xét, “Vũ khí
cung cấp rơi vào một khoảng trống lớn, và có lúc bạn gần như không có cảm giác
chúng đang ở đâu!”. Một quan chức quốc phòng cho biết khi đưa ra quyết định
gửi hàng tỷ đôla vũ khí và thiết bị vào Ukraine, chính quyền Biden đã tính đến
nguy cơ có thể có một số lô hàng bị chuyển đến những nơi không mong muốn. “Nhưng
ở thời điểm hiện nay, chính phủ Mỹ ý thức rằng việc không trang bị vũ khí đầy đủ
và kịp thời cho Ukraine còn rủi ro lớn hơn”.
Đặt niềm tin vào Zelensky
Do quân đội
Mỹ không hiện diện trên đất Ukraine nên Mỹ và NATO phụ thuộc rất nhiều vào
thông tin do chính phủ Ukraine cung cấp. Mỹ thừa nhận Ukraine sẽ chỉ cung cấp
các thông tin nào giúp họ được viện trợ nhiều hơn, nhiều vũ khí hơn và được hỗ
trợ ngoại giao nhiều hơn. “Đây là một cuộc chiến với một đối thủ quá mạnh,
nên muốn giành chiến thắng, người Ukraine phải ‘thiết kế’ mọi thứ có lợi cho họ,
tức là làm sao để có được nhiều vũ khí và viện trơ tài chính nhất. Mọi tuyên bố
công khai, mọi cuộc phỏng vấn, mọi lần phát sóng của Tổng thống Zelensky đều nằm
trong cuộc chiến tranh thông tin” – một nguồn tin quen thuộc với tình
báo phương Tây nhận định, “Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là ông đã
làm sai”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/04/GettyImages-1239233414.jpg
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky tận dụng mọi cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo
phương Tây để yêu cầu gia tăng viện trợ vũ khí tối tân cho cuộc kháng chiến của
Ukraine. Trong ảnh, ông Zelenskiy nói chuyện với Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ qua
màn hình video ngày 16 Tháng Ba 2022. Ảnh: J. Scott Applewhite-Pool/Getty
Images.
Suốt nhiều
tháng, các quan chức Mỹ và phương Tây đã cung cấp các thông tin tình báo chi tiết,
những gì họ biết về các lực lượng Nga bên trong Ukraine; bao nhiêu thương vong,
sức mạnh chiến đấu còn lại, kho vũ khí huy động, các loại đạn pháo, tên lửa
đang sử dụng và nơi sử dụng. Nhưng khi nói đến lực lượng Ukraine, họ thừa nhận
phương Tây, kể cả Mỹ, có một số lỗ hổng thông tin. Một nguồn tin thân cận với
tình báo Mỹ cho biết ước tính của phương Tây về thương vong của người Ukraine
cũng mù mịt. “Thật khó biết sự thật khi bạn không có ai trên mặt đất” –
nguồn tin này nói.
Chính quyền
Biden và các nước NATO cho biết họ cung cấp vũ khí cho Ukraine dựa trên những
gì Ukraine nói rằng Kyiv cần, kể cả tên lửa Javelin và Stinger hay hệ thống
phòng không S-300 của Slovakia vừa được gửi vào tuần trước. “Tên lửa
Javelin và Stinger, súng trường và đạn dược khó theo dõi hơn các hệ thống lớn
như S-300 vận chuyển bằng đường sắt. Dù Javelin có số sê-ri, nhưng có rất ít
cách theo dõi việc chuyển giao và sử dụng chúng trong thời gian thực” –
nguồn tin trên nói.
Tuần trước,
Mỹ đã đồng ý cung cấp cho Kyiv các loại vũ khí mạnh hơn dù một số quan chức
chính quyền Biden cảnh báo là có quá nhiều nguy cơ làm leo thang chiến tranh,
trong đó có 11 máy bay trực thăng Mi-17, 18 khẩu pháo 155 mm và 300 máy bay
không người lái Switchblade (dùng một lần, cũng khó theo dõi trên thực tế). Một
quan chức quốc phòng cấp cao nói với các phóng viên: “Tôi không thể cho
bạn biết chúng đang ở đâu tại Ukraine và liệu người Ukraine có sử dụng chúng
vào thời điểm này hay không. Họ không cho chúng tôi biết từng viên đạn họ đang
bắn và bắn lúc nào. Nếu họ không thông báo, chúng tôi không bao giờ biết chính
xác họ đã sử dụng Switchblade thế nào”.
Nguy hiểm khi vũ khí Mỹ đến sai địa chỉ
Theo thư
ký báo chí Ngũ Giác Đài John Kirby, để tránh bị phát hiện, Bộ Quốc phòng không
đánh dấu các loại vũ khí được gửi cho các đơn vị cụ thể. Ông nói: “Những
chiếc xe tải chở đầy vũ khí cung cấp chờ quân đội Ukraine đến nhận, chủ yếu ở
Ba Lan rồi được lái vào Ukraine. Sau đó người Ukraine sẽ xác định điểm đến cuối
cùng và cách vận chuyển, phân bổ chúng”.
Một nguồn
tin Quốc hội Mỹ chỉ ra rằng trong khi Mỹ không có mặt ở Ukraine, Mỹ có các công
cụ để tìm hiểu những gì đang xảy ra để đối chiếu với những gì chính phủ Ukraine
nói, đồng thời lưu ý Mỹ sử dụng rộng rãi hình ảnh vệ tinh trong khi quân đội
Ukraine và quân đội Nga sử dụng chủ yếu thiết bị truyền thông thương mại.
Một nguồn
tin khác của Quốc hội Mỹ cho biết quân đội Mỹ đánh giá các thông tin họ nhận được
từ Ukraine là đáng tin cậy vì Mỹ đã đào tạo và trang bị cho quân đội Ukraine từ
tám năm nay và mối quan hệ phát triển bền chặt. “Nhưng nói thế không có
nghĩa là không có một số điểm mù, chẳng hạn như hoạt động của S-300”– nguồn
tin nói.
Theo
Jordan Cohen, nhà phân tích chính sách quốc phòng và đối ngoại tại Viện CATO,
phụ trách theo dõi mua bán vũ khí, “mối nguy hiểm lớn nhất của việc vũ
khí tràn ngập vào Ukraine là những gì sẽ xảy ra với chúng sau khi chiến tranh kết
thúc hoặc chuyển sang bế tắc kéo dài”.
Cân nhắc giữa rủi ro nhỏ và rủi ro lớn
Chấp nhận
rủi ro và cân nhắc rủi ro so với lợi ích là một phần của bất kỳ quyết định gửi
vũ khí nào ra nước ngoài. Trong nhiều thập niên, Mỹ đã gửi vũ khí vào
Afghanistan, đầu tiên là để trang bị cho các chiến binh mujahideen chống
lại quân đội Liên Xô, sau đó là vũ trang cho quân chính phủ Afghanistan chống lại
Taliban. Không thể tránh khỏi, một số vũ khí bị rao bán trên thị trường chợ
đen, gồm cả tên lửa Stinger phòng không giống loại Mỹ cung cấp cho Ukraine hiện
nay. Mỹ lên kế hoạch thu hồi Stinger sau khi Liên Xô thua cuộc chiến
Afghanistan nhưng không thể thu hồi hoàn toàn nên khi Mỹ xâm lược Afghanistan
vào năm 2001 sau thảm kịch 11 Tháng Chín, một số quan chức lo ngại tên lửa
Stinger có thể được Taliban sử dụng để chống lại Mỹ. Nhưng cuối cùng, vũ khí Mỹ
cũng được dùng để trang bị cho các đối thủ của Mỹ sau khi chính quyền Biden quyết
định rút khỏi Afghanistan và bỏ lại phần lớn vũ khí ở đó. Chính phủ và quân đội
Afghanistan tan rã đóng góp thêm một phần.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/06/GettyImages-740485.jpg
Một
chiến binh mujahideen Afghanistan sử dụng hỏa tiễn phòng không Stinger do Mỹ viện
trợ để chống quân Liên Xô xâm lược và chiếm đóng Afghanistan năm 1988. Sau khi
Liên Xô rút đi Mỹ cố thu hồi Stinger nhưng không thu về hết được. Trong chiến
tranh Ukraine hiện nay, loại hỏa tiễn phòng không vác vai này được Mỹ cung cấp
cho Ukraine, ngăn chặn ưu thế về không quân của Nga. Ảnh Robert
Nickelsberg/Liaison.
Nhưng
không chỉ ở Afghanistan, các vũ khí Mỹ bán cho Ả-rập Saudi và Các Tiểu vương quốc
Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng lọt vào tay các chiến binh có liên hệ với al-Qaeda
và Iran. Nguy cơ về một kịch bản tương tự tại Ukraine không phải là không thể.
Năm 2020, tổng thanh tra Bộ Quốc phòng công bố một báo cáo chỉ rõ những lo ngại
trong việc giám sát các vũ khí cung cấp cho Ukraine. “Khi đáp ứng nhu cầu
ngắn hạn gần như vô tận của các lực lượng Ukraine để có thêm vũ khí và đạn dược,
chúng ta cũng cần nghĩ đến nguy cơ lâu dài các vũ khí này sẽ được chuyển sang
thị trường chợ đen hoặc vào tay kẻ xấu. Điều này là không thể chấp nhận được” –
một quan chức quốc phòng nói. Cohen nhận định: “Đây có thể sẽ là vấn đề
lớn trong 10 năm tới, nhưng phải nghĩ đến ngay lúc này. Hơn 50 triệu viên đạn
dùng chống lại người Nga còn dư sẽ bị sử dụng sai mục đích, dù có cố ý hay
không”.
Nga tìm cách phá vỡ chuỗi cung ứng vũ khí
Tuy nhiên,
các quan chức Mỹ ít lo ngại một số vũ khí sẽ rơi vào tay người Nga trong thời
điểm này. Một nguồn tin tình báo lưu ý: “Khi Nga không nắm giữ những
vùng lãnh thổ rộng lớn nào và không buộc được nhiều đơn vị Ukraine đầu hàng thì
những vũ khí chủ chốt vẫn nằm trong tay người Ukraine”.
Có vẻ như
Nga đã phải vất vả để đánh chặn hoặc phá hủy các lô hàng tiếp tế. Một nguồn tin
tình báo nói: “Nga đang tích cực tấn công các chuyến hàng vũ khí phương
Tây vào Ukraine, dù không rõ chính xác lý do tại sao, vì Mỹ có thông tin tình
báo người Nga thảo luận về việc làm này. Nhưng Nga rất khó phát hiện vũ khí và
thiết bị được gửi trên các phương tiện không có nhãn mác và vận chuyển vào ban
đêm. Nga cũng không dư tên lửa để tấn công bừa bãi trừ khi biết chắc”.
Mặc dù
ngày 18 Tháng Tư, Nga tuyên bố đã phá hủy một kho chứa vũ khí lớn do Mỹ và các
nước châu Âu cung cấp cho Ukraine gần thành phố Lviv phía tây, nhưng tuyên bố
này không được xác minh. Nhìn chung, Nga không có tình báo hoàn hảo về Ukraine,
khả năng không quân của Nga ở miền tây Ukraine, nơi các chuyến hàng đến, cũng rất
hạn chế do hệ thống phòng không hiệu quả của Ukraine. Ngũ Giác Đài cho biết
chưa thấy Nga tìm cách làm gián đoạn việc vận chuyển vũ khí và hàng hoá vào bên
trong Ukraine. “Trên bầu trời, các chuyến bay vận chuyển bình thường,
dưới mặt đất bên trong Ukraine cũng thế. Mỗi ngày, đều có vũ khí, trang thiết bị
đến tay người Ukraine”, Kirby nói. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều
đó nhiều nhất, nhanh nhất có thể. Cho đến nay, chưa thấy bất kỳ nỗ lực nào của
Nga để ngăn chặn dòng chảy đó nhưng chúng tôi sẽ thay đổi và điều chỉnh nếu thấy
cần thiết”.
------------------
Đọc
thêm:
·
HIMARS
có thể thay đổi cục diện?
·
Đại
pháo M777 được “kéo” vào chiến trường Ukraine
·
Mỹ
viện trợ hỏa tiễn diệt hạm giúp Ukraine chống phong tỏa
No comments:
Post a Comment