Hoa Kỳ chấn động: 'Bảo thủ'
thắng thế, Tòa tối cao không xem phá thai là 'quyền dĩ nhiên'
BBC News Tiếng Việt
24 tháng 6 năm 2022 21:57 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-61930112
.
Các
nhà hoạt động vì quyền phá thai biểu tình tại Tòa án Tối cao vào thứ Năm
Tòa án tối cao Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 24/6 đã gây
chấn động khi xóa bỏ phán quyết năm 1973 lâu nay công nhận quyền phá thai hợp
pháp của phụ nữ và hợp pháp hóa quyền này trên toàn quốc.
Mỹ: Hàng chục nghìn người
biểu tình đòi quyền được phá thai
Phá thai ở Mỹ: Phán quyết
của Tối cao Pháp viện có ý nghĩa gì?
Tòa
án, với tỉ lệ phiếu 6-3, đã ủng hộ một luật ở Mississippi do Đảng Cộng hòa hậu
thuẫn, cấm phá thai sau 15 tuần.
Tòa
án cũng lật ngược án lệ nổi tiếng 'Roe kiện Wade' năm 1973, với tỉ lệ phiếu
5-4.
Cuộc
bỏ phiếu chấm dứt quyền phá thai được sự ủng hộ của 5 trong số 6 thẩm phán 'bảo
thủ' của tòa án, trong khi Chánh án John Roberts và 3 thẩm phán 'cấp tiến' phản
đối.
Lật ngược
án lệ Roe kiện Wade từ lâu đã trở thành mục tiêu của
những người bảo thủ Cơ đốc giáo và nhiều thành viên đảng Cộng hòa.
Trong vụ
kiện năm 1970, bà Norma McCorvey, gọi là Roe, đã nêu bị đơn là Henry Wade, khi
đó là công tố viên quận Dallas.
Khi đó,
McCorvey, 22 tuổi, đã mang thai đứa con thứ ba được 5 tháng.
Vào ngày
22/1/1973, Tòa án Tối cao Mỹ ban hành phán quyết 7-2 trong vụ Roe kiện Wade.
Phán quyết
ghi rằng các quyền riêng tư theo thủ tục tố tụng và các điều khoản về quyền
bình đẳng của Tu chính án thứ 14 mở rộng tới quyết định phá thai của phụ nữ
trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ "không bị nhà nước can thiệp".
Sang năm
1992, Tòa tối cao Mỹ xử vụ Planned Parenthood v Casey
(Planned Parenthood kiện Casey), tái khẳng định rằng theo hiến pháp,
phụ nữ có quyền phá thai cho đến thời điểm thai nhi có khả năng sống sót ngoài
tử cung.
Nhưng giờ
đây, các thẩm phán quyền uy nhất Hoa Kỳ đã xem lại án lệ Roe kiện Wade cho phép
việc phá thai được thực hiện trước khi thai nhi có thể tồn tại bên ngoài tử
cung - từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.
Và họ
tuyên bố án lệ này sai lầm vì Hiến pháp Hoa Kỳ không đề cập cụ thể đến quyền
phá thai.
Còn nhớ vào
tháng Năm, đã xuất hiện trên mạng bản dự thảo phán quyết của thẩm phán Samuel Alito, cho biết tòa tối
cao có thể lật ngược án lệ 1973.
Phán quyết
vừa công bố được thẩm phán Samuel Alito viết: "Hiến pháp không đề cập đến
việc phá thai, và không có quyền nào như vậy được bảo vệ một cách hoàn toàn bởi
bất kỳ điều khoản hiến pháp nào."
Bằng
cách xóa bỏ phá thai như một quyền hiến định, phán quyết của Tòa tối cao Mỹ
khôi phục khả năng các bang sẽ thông qua luật cấm phá thai.
26 bang được
coi là chắc chắn hoặc có khả năng cấm phá thai tại Mỹ.
Ba thẩm
phán tòa tối cao - Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena
Kagan - là phe 'cấp tiến' bỏ phiếu phản đối nhóm 'bảo thủ' thắng thế tại
tòa tối cao.
Họ viết:
"Bất kể phạm vi chính xác của các luật sắp tới là gì, một kết quả của quyết
định hôm nay là chắc chắn: cắt giảm các quyền của phụ nữ."
Những người
ủng hộ quyền phá thai nói rằng việc lật ngược án lệ 1973 sẽ có tác động xấu.
Họ nói rằng
ảnh hưởng sẽ đặc biệt lớn đối với phụ nữ da đen và gốc Latin, những người có
nhiều khả năng thiếu tiền và khó ra khỏi tiểu bang để phá thai.
Nhưng phán
quyết ngày 24/6 của Tòa tối cao Mỹ đánh dấu một chiến thắng được chờ đợi từ lâu
của những người chống phá thai.
Vào tháng
Chín 2020, Ruth Bader Ginsburg, nữ
thẩm phán phục vụ lâu nhất tại Tòa án Tối cao và theo quan điểm 'cấp tiến', đã
qua đời ở tuổi 87.
Việc này tạo
ra một chỗ trống, khiến Tổng thống Mỹ khi đó, Donald Trump, bổ nhiệm thẩm phán
'bảo thủ' Amy Coney Barrett, mở đường cho thắng lợi của phe chống phá thai.
Tòa
án Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết cho phép phá thai Roe v. Wade
25/06/2022
.
https://gdb.voanews.com/10070000-0aff-0242-d559-08da55ff8445_w650_r1_s.jpg
Những
người phản đối phá thai ăn mừng bên ngoài Tối cao Pháp viện sau khi tin về phán
quyết được lan truyền
Tòa án Tối
cao Hoa Kỳ hôm 4/6 đã có bước đi kịch tính là lật ngược phán quyết Roe v. Wade
mang tính bước ngoặt hồi 1973 vốn công nhận quyền phá thai của phụ nữ theo Hiến
pháp và hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc.
Phán quyết
này đem đến chiến thắng to lớn cho phe Cộng hòa và thành phần tôn giáo bảo thủ
vốn muốn hạn chế hay cấm phá thai
Trong phán
quyết với tỷ lệ bỏ phiếu 6-3 với đa số thẩm phán bảo thủ, Tối cao Pháp viện đã
duy trì một đạo luật ở bang Mississippi do Đảng Cộng hòa hậu thuẫn cấm phá thai
sau 15 tuần. Các thẩm phán đã biểu quyết với tỷ lệ 5-4 để lật ngược phán quyết
Roe v. Wade. Chánh án John Roberts nói rằng ông ủng hộ luật Mississippi nhưng
không tiến tới xóa bỏ luôn tiền lệ.
Các thẩm
phán cho rằng phán quyết Roe v. Wade vốn cho phép được phá thai trước khi thai
nhi có thể tồn tại ngoài tử cung - từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ - là quyết định
sai vì Hiến pháp Hoa Kỳ không hề đề cập cụ thể đến quyền phá thai.
Một dự thảo
của phán quyết do Thẩm phán bảo thủ Samuel Alito chấp bút cho thấy Tối cao Pháp
viện có thể đảo ngược phán quyết Roe v. Wade đã bị rò rỉ hồi tháng Năm và gây
ra cơn bão chính trị. Phán quyết hôm 24/6 do Alito soạn hầu hết y hệt bản nháp
bị rò rỉ của ông.
“Hiến pháp
không đề cập đến phá thai, và không có quyền nào như vậy được ngầm bảo vệ bởi bất
kỳ điều luật nào trong Hiến pháp nào,” Alito viết trong phán quyết.
Phán quyết
Roe v. Wade công nhận quyền riêng tư cá nhân theo Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền
chấm dứt thai kỳ của người phụ nữ . Tòa án Tối cao trong một phán quyết năm
1992 cũng đã tái khẳng định quyền phá thai và cấm những đạo luật đặt ‘gánh nặng
không đáng có’ lên việc tiếp cận phá thai.
“Phán quyết
Roe đã sai lầm nghiêm trọng ngay từ đầu. Lập luận của nó đặc biệt yếu, và quyết
định đó đã gây ra hậu quả tai hại. Và còn lâu nó mới giải quyết rốt ráo vấn đề
phá thai trên bình diện quốc gia mà lại gây ra tranh cãi và khoét sâu thêm chia
rẽ,” Alito viết thêm.
Bằng cách
không để phá thai là quyền hiến định nữa, phán quyết này khôi phục khả năng của
các bang ra luật cấm phá thai. Vào lúc này 26 tiểu bang được xem là chắc chắn
hay có khả năng cấm phá thai. Mississippi nằm trong số 13 tiểu bang đã có cái gọi
là luật kích hoạt nhằm cấm phá thai nếu phán quyết Roe v. Wade bị đảo ngược.
Ba thẩm
phán cấp tiến ở Tòa án Tối cao – Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan
– cùng đưa ra một tuyên bố phản đối.
“Bất kể phạm
vi chính xác của các đạo luật sắp tới là gì, quyết định ngày hôm nay chắc chắn
có một hậu quả: hạn chế quyền và địa vị của nữ giới với tư cách công dân tự do
và bình đẳng,” họ viết.
Do phán
quyết này, ‘ngay từ thời điểm thụ thai, người phụ nữ không có quyền nói đến nó.
Tiểu bang có thể buộc cô ta phải mang thai cho đến ngày sinh, ngay cả khi bản
thân cô và gia đình bỏ ra số tiền ngất ngưỡng,” các thẩm phán cấp tiến lập luận.
Đám đông
những người chống phá thai, vốn đã tụ tập bên ngoài Tối cao Pháp viện trong nhiều
ngày, đã bùng nổ tiếng hò reo khi tin tức về phán quyết lan truyền.
“Tôi rất
phấn khích,” Emma Craig, 36 tuổi, thuộc nhóm Pro Life San Francisco, nói. ‘Phá
thai là bi kịch lớn nhất trong thế hệ của chúng tôi và trong 50 năm nữa, chúng
ta sẽ nhìn lại 50 năm chúng ta đã sống dưới phán quyết Roe v. Wade với sự xấu hổ.”
Tổng thống
Hoa Kỳ Joe Biden ngay sau đó đã chỉ trích phán quyết của Tòa án Tối cao Kỳ lật
ngược phán quyết Roe v.Wade -- nói rằng sức khỏe và tính mạng của phụ nữ Mỹ hiện
đang bị đe dọa.
"Đó
là một ngày đáng buồn cho tòa án và cho đất nước," Tổng thống phát biểu tại
Nhà Trắng sau phán quyết, mà theo ông đã đẩy đất nước lùi trở lại 150 năm.
Tổng thống
Biden hứa sẽ tiếp tục đấu tranh cho quyền sinh sản nhưng cho biết không có lệnh
hành pháp nào có thể đảm bảo quyền lựa chọn của phụ nữ.
Chủ tịch Hạ
viện Nancy Pelosi thuộc Đảng Dân chủ đã lên án quyết định này và nói rằng ‘Tối
cao Pháp viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát’ đã đạt được ‘mục tiêu đen tối và cực
đoan của họ là tước bỏ quyền của phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định về sức
khỏe sinh sản của riêng họ’.
Đạo luật của
Mississippi đã bị các tòa án cấp dưới chặn lại vì vi phạm tiền lệ của Tòa án Tối
cao về quyền phá thai. Phá thai có khả năng vẫn hợp pháp ở các bang cấp tiến.
Hơn một chục tiểu bang hiện có luật bảo vệ quyền phá thai. Trong những năm gần
đây nhiều bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã thông qua các hạn chế phá thai khác
nhau bất chấp phán quyết Roe v. Wade.
Trước phán
quyết hôm 24/6, nhiều bang đã cấm phá thai, khiến những phụ nữ muốn bỏ thai có
rất ít lựa chọn. Do phán quyết này, phụ nữ mang thai ngoài ý muốn ở nhiều nơi của
nước Mỹ có thể phải đi sang tiểu bang khác nơi phá thai là hợp pháp và có sẵn dịch
vụ, mua thuốc phá thai trực tuyến hoặc phá thai bất hợp pháp vốn có thể nguy hiểm
đến tính mạng.
Các cuộc
thăm dò ý kiến cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ quyền phá thai. Nhưng đảo ngược
nó là mục tiêu của các nhà hoạt động chống phá thai và những người Thiên chúa
giáo bảo thủ trong nhiều thập kỷ, với các cuộc tuần hành hàng năm ở Washington.
---------------------------
TIN
LIÊN QUAN
Tại
sao luật phá thai của Mỹ có thể bị thay đổi?
2 tháng 12
năm 2021
.
Phá
thai ở Mỹ: Thấy gì về phán quyết bất ngờ của Tối cao Pháp viện?
4 tháng 6
năm 2019
.
Mỹ:
Hàng nghìn người tuần hành đòi quyền phá thai khắp cả nước
3 tháng 10
năm 2021
.
Tòa
án Tối cao Mỹ xác nhận vụ rò rỉ bản thảo chống phá thai là có thực
4 tháng 5
năm 2022
========================================================
.
Mỹ:
Các đại công ty loan báo đài thọ chi phí nếu nhân viên phải đi tiểu bang khác
phá thai
25/06/2022
Các công ty Mỹ bao gồm Walt Disney và
công ty mẹ của Facebook là Meta ngày 24/6 loan báo sẽ đài thọ chi phí cho nhân
viên nếu họ phải sang một tiểu bang khác để phá thai sau khi Tòa án Tối cao Hoa
Kỳ đảo ngược quyền phá thai.
Tòa án Tối
cao Hoa Kỳ ngày 24/6 có bước đi kịch tính khi lật ngược phán quyết Roe v. Wade
mang tính bước ngoặt hồi 1973 vốn công nhận quyền phá thai của phụ nữ theo Hiến
pháp và hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc. Phán quyết ngày 24/6 đem đến chiến
thắng to lớn cho phe Cộng hòa và thành phần tôn giáo bảo thủ vốn muốn hạn chế
hay cấm phá thai.
Theo dự kiến,
nhiều tiểu bang sẽ hạn chế hơn nữa hoặc cấm phá thai sau phán quyết của Toà Tối
cao. Và như vậy là các nữ nhân viên khó có thể phá thai trừ khi họ sang các tiểu
bang cho phép thực hiện thủ tục này.
Ví dụ, ở Oklahoma, một đạo luật ký hồi tháng 4 cấm
phá thai, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp y tế, và phạt các y bác sĩ phạm
luật với số tiền phạt lên đến 100.000 đô la và 10 năm tù. Luật vừa ký ở bang
này sẽ có hiệu lực vào tháng 8 năm nay.
Trong số
các tiểu bang bảo vệ việc phá thai có New York và Maryland.
Công ty
Disney thông báo với nhân viên rằng họ công nhận tác động từ phán quyết của Toà
Tối cao, và giữ cam kết cung cấp cho nhân viên khả năng tiếp cận toàn diện với
dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, bao gồm cả việc phá thai, theo một phát
ngôn viên của Disney.
Công ty
Meta sẽ hoàn trả chi phí đi lại cho các nhân viên phải tới tiểu bang khác để được
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nhưng công ty cũng đang “đánh giá cách tốt nhất để
thực hiện điều này vì những phức tạp pháp lý liên quan”, theo một phát ngôn
viên.
Các công
ty cung cấp chi trả cho nhân viên qua tiểu bang khác phá thai có thể dễ bị kiện
bởi các nhóm vận động chống phá thai và các tiểu bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo,
thậm chí có thể bị phạt hình sự.
Các luật
sư và các chuyên gia cho biết các chủ lao động có thể đối mặt với những cáo buộc
rằng chính sách của họ vi phạm luật cấm của tiểu bang, tạo điều kiện hoặc hỗ trợ
hoặc tiếp tay cho việc phá thai.
Tập đoàn
Hàng không Alaska, công ty mẹ của Alaska Airlines, ngày 24/6 thông báo với nhân
viên sẽ “hoàn tiền đi lại cho một số phẫu thuật và điều trị mà không có ở nơi bạn
sinh sống. Quyết định của Tòa án Tối cao hôm nay không thay đổi điều đó.”
Các công
ty khác cũng cung cấp quyền lợi vừa kể cho nhân viên bao gồm các trang mạng hẹn
hò trực tuyến OkCupid và Bumble, Netflix và JPMorgan Chase & Co, ngân hàng
lớn nhất ở Mỹ.
No comments:
Post a Comment