Chiến
thắng pháp lý đầu tiên của Ukraine trước Nga ở Tòa án Công lý Quốc tế
Bùi Công Trực
- Luật Khoa
17/03/2022
Một
chiến thắng gần như tuyệt đối.
https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2022/03/PWIP-1.jpg
Tòa
án Công lý Quốc tế trong phiên xử ngày 7/3/2022 về vụ kiện của Ukraine với Nga.
Ảnh: ICJ. Bản đồ Ukraine. Nguồn: Al Jazeera
*
Trong bài
viết đăng tải vào ngày 9/3/2022, Luật Khoa tạp chí đã cập
nhật cho bạn đọc tình hình Ukraine kiện Nga lên Tòa án Công lý Quốc
tế (ICJ), liên quan đến hành vi sử dụng vũ lực quân sự để xâm phạm chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. [1] Lý do được Nga đưa ra để biện minh cho hành
động của mình là hành vi “diệt chủng” của chính quyền Kyiv tại miền Đông
Ukraine.
Vì một bản
án chính thức sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể được ban hành, Ukraine nhắm
đến việc kêu gọi ICJ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (provisional
measures) để vừa dùng “nước gần cứu lửa gần”, trong khi đó ICJ vẫn có thời
gian để tiếp tục điều tra sau đó.
Nếu ICJ chấp
nhận áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó đồng nghĩa với một tuyên bố cho rằng
hành vi xâm lược của Kremlin là không có căn cứ pháp lý. Đây là một kỹ thuật kiện
tụng rất khôn ngoan từ Kyiv.
Vào ngày
16/3/2022, Tòa án Công lý Quốc tế chính thức ban hành lệnh (order) giải quyết câu hỏi thẩm quyền và cân nhắc
các yêu cầu về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Ukraine đề ra đối với hành vi xâm
lược của quân đội Nga (“Lệnh”). [2]
Với Lệnh
này, Tòa án quyền lực nhất thế giới nói gì?
1. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp của
ICJ?
Một trong
những vấn đề đầu tiên ICJ cần phải giải quyết là những phản đối từ phía Nga về
thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp của ICJ trong vụ việc này, dù cả Nga và
Ukraine đều là thành viên của Công ước Quốc tế về Phòng chống và Trừng phạt Tội
ác Diệt Chủng (Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of
Genocide, thường được gọi ngắn là Convention on Genocide – “Công ước”).
Cụ thể,
Nga cho rằng phạm vi điều chỉnh của Công ước không bao hàm vấn đề sử dụng vũ lực
quân sự giữa các quốc gia. Và dù nếu có đi chăng nữa, thì những phát biểu của
Putin hay các đại diện Nga trên chính trường quốc tế chỉ là phát biểu chung,
không có giá trị pháp lý chuẩn xác.
Họ cho rằng
nền tảng pháp lý quốc tế thực tế cho hành vi của Nga ghi nhận tại Điều 51 của
Hiến chương Liên Hiệp Quốc (tức nói về quyền “tự vệ”) cũng như tập quán pháp quốc
tế, nhưng đại diện của Nga không giải thích rõ tập quán về vấn đề gì (xem thêm ở
các đoạn 31 – 32 trong Lệnh).
Lập luận của
phía Nga không được ICJ chấp nhận.
ICJ ghi nhận
rằng từ năm 2014, các cơ quan công tố của nhà nước Nga (như Investigative
Committee of the Russian Federation) đã nhiều lần tiến hành thủ tục tố tụng khởi
tố những thành viên cấp cao của chính phủ Ukraine vì lý do được ghi nhận trực
tiếp là thực hiện hành vi diệt chủng, đề cập rõ đến những “vi phạm Công ước về
Diệt chủng 1948”.
Ngoài ra,
trong hàng loạt những công báo, phát biểu chính thức của nguyên thủ quốc gia
Nga (tức Putin), của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lẫn đại diện Nga trước Liên Hiệp
Quốc, việc “cứu người dân Donbass cũng như miền Đông Ukraine” khỏi hành vi diệt
chủng của chính quyền Kyiv được lặp đi lặp lại rất nhiều lần, tạo nền tảng lý
luận quan trọng nhất về cuộc chiến tranh trước công chúng Nga và dư luận quốc tế.
ICJ cho rằng
chúng đều là những cơ quan chính thức nằm trong bộ máy nhà nước, có tính thẩm
quyền và tính đại diện cao nhất (và chính thức nhất) của một quốc gia. Vì vậy,
đây nên được xem là những diễn giải, mô tả và mong muốn áp dụng Công ước của
phía Nga, thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước, chứ không thể được xem là những
lời nói bâng quơ, không có tính pháp lý (xem thêm đoạn 45).
Trên cơ sở
này, Tòa cho rằng họ có thẩm quyền khẩn cấp theo Công ước để ra phán quyết về
hành động của Nga.
2. Một số lập luận đáng chú ý của ICJ
Một cách cẩn
trọng, tại Đoạn 43, ICJ ghi nhận rằng ở những bước hiện tại của tiến trình tố tụng,
tòa chưa có trách nhiệm phải điều tra những vấn đề “nội dung” (merit of the
case) của cáo buộc diệt chủng nhắm đến chính quyền Ukraine. Đây là câu hỏi lớn
nhất của bản án, nhưng sẽ được đánh giá và đưa ra trong phán quyết cuối cùng. Với
Lệnh này, ICJ sẽ chỉ xem xét yêu cầu của Ukraine rằng tranh chấp và các biện
pháp khẩn cấp tạm thời có phải thuộc đối tượng điều chỉnh và diễn giải của Công
ước về Diệt chủng hay không. Cũng cần lưu ý là ICJ không đưa ra khẳng định nào
về thẩm quyền trực tiếp giải quyết tranh chấp (jurisdiction question) (Đoạn
85).
Như vậy,
chúng ta cần nhớ rằng tiến trình tố tụng chỉ mới bắt đầu. Và hành trình sẽ còn
rất dài ở phía sau.
Tuy nhiên,
điều này không ngăn cản ICJ đưa ra những lập luận quan trọng để cho thấy những
vi phạm pháp lý của Nga tính đến thời điểm này.
Có hai vấn đề lớn được ICJ chỉ ra:
Một là, ngay cả trong trường hợp hành vi diệt
chủng có đang diễn ra ở một quốc gia khác, các quốc gia thành viên của Công ước
chỉ có thể áp dụng các biện pháp được cho phép trong Công ước, phù hợp với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế như tôn trọng chủ quyền quốc gia, sự
toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, cũng như yêu cầu về vấn đề không sử dụng vũ lực
để giải quyết xung đột trong quan hệ quốc tế.
Hai là, với đoạn 59, ICJ khẳng định phía Nga
vẫn không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào để cho tòa thấy chính quyền Ukraine có
thực hiện hành vi diệt chủng.
Vì những
lý do này, ICJ kết luận rằng chính phủ Ukraine có quyền không bị Nga tấn công
quân sự, một quyền được bảo vệ trong Công ước về Diệt chủng.
3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng
Như chúng
ta đã bàn trong bài viết trước, Ukraine đưa ra bốn biện pháp khẩn cấp tạm thời
nhờ ICJ áp dụng. Trong Lệnh cuối cùng, ICJ chấp nhận áp dụng hai biện pháp mà
Ukraine đề nghị, và là hai đề xuất quan trọng nhất.
Trong
đó:
1.
Nga
phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine;
2.
Nga
phải bảo đảm rằng tất cả những lực lượng quân sự, dù chính quy hay không chính
quy, dù trực tiếp hay gián tiếp được Nga ủng hộ, phải dừng mọi hoạt động quân sự,
tương tự như quân đội Nga ở biện pháp thứ nhất.
Như vậy,
đây là chiến thắng gần như tuyệt đối của chính quyền Kyiv, bởi họ thành công
trong việc khẳng định rằng Nga không hề có bất cứ nền tảng pháp lý quốc tế nào
để thực hiện hành vi quân sự của mình, dù cho câu chuyện về các cáo buộc diệt
chủng sẽ còn tiếp tục được xem xét.
***
Theo nhiều
chuyên gia, như Giáo sư Luật Quốc tế Marko
Milanovic, Đại học Nottingham, đây là một chiến thắng gần như tuyệt đối của
Ukraine. [3] Không chỉ đạt được điều họ cần là khẳng định hành vi của Nga vi phạm
pháp luật quốc tế, chính quyền Kyiv còn cho quốc tế thấy rõ Nga khinh thường và
không tôn trọng pháp luật và các định chế quốc tế ra sao, dù họ được trao cơ hội
để đưa ra các bằng chứng của mình liên quan đến những cáo buộc diệt chủng mà
Nga nhắm đến chính quyền Ukraine.
Lệnh của
Tòa án Công lý Quốc tế được 13 trong tổng số 15 thẩm phán bỏ phiếu chấp thuận thông qua. Hai thẩm phán bỏ phiếu phản đối là đại diện từ Nga và
Trung Quốc. [4]
Chú
thích :
1.
Bùi Công Trực. (2022, March 9). Ukraine kiện Nga: Những điều cần biết.
Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.org/2022/03/ukraine-kien-nga-nhung-dieu-can-biet/
2.
ICJ, ALLEGATIONS OF GENOCIDE UNDER THE CONVENTION ON THE PREVENTION AND
PUNISHMENT OF THE CRIME OF GENOCIDE (UKRAINE v. RUSSIAN FEDERATION). https://www.icj-cij.org/public/files/case-related/182/182-20220316-ORD-01-00-EN.pdf?fbclid=IwAR3VscBtGAZ-MDlXNo3BwM-mcJPqr6JaL1b3-XTjRIy_JsmeA-8IvYAy_0A
3. ICJ
Indicates Provisional Measures Against Russia, in a Near Total Win for Ukraine;
Russia Expelled from the Council of Europe. (2022, March 16). EJIL: Talk! https://www.ejiltalk.org/icj-indicates-provisional-measures-against-russia-in-a-near-total-win-for-ukraine-russia-expelled-from-the-council-of-europe/
4.
Noack, R. (2022, March 16). U.N. court orders Russia to halt its
invasion of Ukraine, in a largely symbolic ruling. Washington Post. https://www.washingtonpost.com/world/2022/03/16/icj-ukraine-russia-genocide/
===================================
LIÊN
QUAN
Ukraine
“thừa hưởng” sự thịnh vượng từ Liên Xô và Nga? Hoàn toàn ngộ nhận
15/03/2022
Ukraine
kiện Nga: Những điều cần biết
09/03/2022
https://www.luatkhoa.org/2022/03/ukraine-kien-nga-nhung-dieu-can-biet/
.
================================================
.
.
Toà
Công lý Quốc tế buộc Nga ngừng lập tức chiến sự ở Ukraine
RFA
2022.03.17
Hình chụp hôm 26/2/2022: Một xe thiết giáp của Nga bị
cháy trong trận chiến với quân Ukraine ở Kharkiv.
Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho rằng họ “quan
ngại sâu sắc” trước hành động của Nga do đó yêu cầu nước này chấm dứt ngay tập tức
chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Phán quyết của ICJ được đưa ra ngày 16/3 khẳng định không có bằng chứng
cho thấy Kiev có hành vi diệt chủng ở Donetsk và Lugansk.
Phán quyết của ICJ đưa ra trong bối cảnh quân đội Nga vẫn đang tiếp tục
bao vây và tấn công vào các thành phố lớn ở Ukraine, bao gồm cả thủ đô Kiev,
khiến hơn ba triệu người phải sơ tán sang quốc gia khác.
Chủ toạ phiên toà, Chủ tịch ICJ Joan Donoghue tuyên bố tại phiên điều trần,
được tổ chức ở The Hague (Hà Lan) rằng: “ICJ quan ngại sâu sắc về việc Nga sử
dụng vũ lực ở Ukraine, điều này làm nảy sinh những vấn đề rất nghiêm trọng
trong luật pháp quốc tế”.
Bà Joan Donoghue, trong lúc chờ phán quyết cuối cùng về vụ việc, đồng thời
tuyên bố Nga sẽ ngay lập tức chấm dứt các hoạt động quân sự được bắt đầu vào
ngày 24/2 trên lãnh thổ Ukraine
Chính quyền và người dân Kiev được cho là đã ca ngợi phán quyết của ICJ
và cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện cho đến khi người dân Ukraine có thể
trở lại cuộc sống bình thường.
Được biết phía Nga không cử bất kỳ người đại diện nào tham gia phiên điều
trần. Nga cũng đã từng không tham gia phiên điều trần hôm 7 và 8/3 với lập luận
trong một văn bản đệ trình lên tòa án rằng ICJ "không có quyền tài
phán" vì yêu cầu của Kiev nằm ngoài phạm vi của Công ước về Công ước về
Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng năm 1948 của LHQ.
Trước đó, hôm 26/2, hai ngày sau khi Nga mở cuộc tấn công vào Ukraine,
Chính phủ Ukraine đã đệ đơn kiện Nga trước ICJ và yêu cầu cơ quan pháp lý của
LHQ can thiệp khi Nga cáo buộc sai sự thật về tội ác diệt chủng của nước này ở
hai khu vực ly khai Donetsk và Lugansk.
Theo đó, chính quyền Kiev đã đòi toà ra quyết định về “biện pháp khẩn cấp
tạm thời” để ngăn chặn cuộc giao tranh mà theo Ủy ban Nhân quyền LHQ đã khiến
ít nhất 1.834 thường dân thương vong.
Luật sư Trần Đại Lâm, từ Hà Nội nói với RFA trong một bài bình luận
rằng, Nga đã ngang nhiên chà đạp lên luật pháp và các quy ước quốc tế khi phát
động một cuộc chiến mà ông cho là có tính chất xâm lược Ukraine.
--------------------
Tin, bài liên quan
·
Anh
đóng băng tài sản đối với tỷ phú Abramovich - ông chủ của CLB Chelsea
·
Điện
Kremlin sẽ xác minh thông tin từ quân đội Nga về vụ đánh bom bệnh viện Ukraine
·
Mỹ
lên án vấn đề nhân quyền của Nga nhân khoá họp 49 Hội đồng Nhân quyền LHQ
·
Nga
xâm lược Ukraine: Đại hội đồng LHQ tổ chức phiên họp khẩn trong vòng 40 năm
·
Nhóm
tin tặc Anonymous tuyên bố chiến tranh mạng với Nga
No comments:
Post a Comment