Monday, March 28, 2022

THIẾU THỐN KHIẾN NGƯỜI NGA NHỚ VỀ NỖI ÁM ẢNH THỜI LIÊN XÔ BAO CẤP (Tuấn Khanh - Saigon Nhỏ)

 



Thiếu thốn khiến người Nga nhớ về nỗi ám ảnh thời Liên Xô bao cấp 

Tuấn Khanh  - Saigon Nhỏ
27 tháng 3, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/thieu-thon-khien-nguoi-nga-nho-ve-noi-am-anh-thoi-lien-xo-bao-cap/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/Screenshot-2022-03-27-154240.png

Siêu thị Nga với những ngăn hàng trống trải (France24)

 

Sau một giờ rưỡi xếp hàng chờ mua các bao đường, hoặc nhiều hơn vậy mà vẫn phải đang giành giật nhau mua trong siêu thị, người Nga đang cảm nhận rõ sự thiếu thốn do bị cô lập với thế giới.

 

Hàng dài những người chờ mua đường ở Saratov khiến người ta nhớ đến thời ảm đạm của nước Nga Xô Viết cũ, một phần diễn biến của thị trường hàng hoá Nga đã làm khơi lại nỗi sợ rằng cuộc xâm lược của Kremlin ở Ukraine sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hoặc lại phải xếp hàng vô tận như thời Liên Xô.

 

Việc đường và bánh mì bắt đầu không tìm thấy ở các kệ hàng từ hồi đầu Tháng Ba, diễn ra sau một tuần sau khi Nga xâm lược Ukraine. Văn phòng thị trưởng thông báo rằng sẽ mở các phiên chợ đặc biệt cho người dân mua các mặt hàng chủ lực vào tuần trước, lập tức hàng trăm người đã có mặt.

 

“Người ta đang phải chỉ nhau chỗ có bán đường ở đâu. Điên thật,” Viktor Nazarov nói. Bà của Nazarov đã giao cho anh việc đi mua đường dự trữ ở các phiên chợ đặc biệt từ cuối tuần trước. “Vừa buồn và vừa buồn cười. Cảm giác như mới một tháng trước, tình hình vẫn bình thường nhưng bây giờ chúng tôi lại nói về những năm 1990, cố mua hàng vì sợ mọi thứ sẽ hết mất”.

 

Sau một giờ rưỡi xếp hàng chờ đợi tại quảng trường chính của thành phố, Nazarov đã mua được một túi năm ký đường. Nhiều video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy cảnh giành nhau mua đường tại các chợ trong các thành phố khác ở Nga, trong khi tất cả quan chức Nga đều cho rằng sự thiếu hụt này là một phần của một cuộc khủng hoảng.

 

“Những gì đang xảy ra với mặt hàng đường ngày hôm đang tạo ra một tâm trạng hoảng loạn trong xã hội”, Thống đốc khu vực Omsk nói về chuyện vùng này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hoá tương tự.

 

Sự thiếu hụt đột ngột là một là điều nước Nga phải nếm trải cho một năm khó khăn bởi kinh tế bị thu hẹp rất nhiều, lạm phát tăng cao và một sự cắt giảm chưa từng có của thế giới trong một nền kinh tế toàn cầu hóa.

 

Elina Ribakova, Phó Viện trưởng Viện Tài chính Quốc tế, cho biết chính phủ Nga có thể sẽ tiếp tục quay lưng với kinh tế thế giới. “Tôi tin rằng nước Nga đang chắc chắn quay dần về thời Liên Xô cũ. Tôi không coi đó là một cú sốc tạm thời rồi sau đó mọi thứ sẽ trở lại bình thường, với nền dân chủ tự do và tái hòa nhập với thế giới, trừ khi có sự thay đổi trong chính phủ.”

 

Khi quân đội Nga tiến công ở Ukraine, nhiều cửa hàng ở một số thành phố lớn đã bị thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu như băng, giấy vệ sinh. Giá hàng nhập khẩu, chẳng hạn như bột giặt Tide, quần áo hoặc kem đánh răng, cũng đã tăng mạnh khi đồng rúp bị giảm giá. Chính phủ đã đổ lỗi cho đầu cơ và việc mua sắm hoảng loạn khi giá cả các mặt hàng thiết yếu gia tăng và cho biết hàng hóa đủ cho mọi nhu cầu.

 

“Như năm 2020, tôi muốn trấn an người dân ngay bây giờ: Chúng ta có thể tự cung cấp đầy đủ đường và lúa mỳ”, Phó thủ tướng Viktoria Abramchenko cho biết trong một bài phát biểu rằng: “Không cần phải hoảng loạn và mua hết những món hàng này – chúng ta có đủ hàng hoá cho tất cả mọi người”.

 

Nhưng tình hình càng lúc càng đáng lo hơn, các loại thuốc như insulin đã bắt đầu biến mất ở quầy thuốc. Một số cuộc thăm dò cho thấy rằng các bác sĩ Nga đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt hơn 80 loại thuốc như insulin và một loại thuốc thông dụng chống viêm cho trẻ em. Một lần nữa quan chức Nga đổ lỗi cho những người dân bị kích động và đưa ra tuyên bố về chuyện các hãng dược phẩm phương Tây sẽ không giới hạn các lô hàng thuốc thiết yếu đến Nga.

 

Bất chấp những tuyên bố tươi sáng, nền kinh tế của Nga đang bị ảnh hưởng rõ, lạm phát dự kiến tăng cao tới 20% trong năm nay, bà Ribakova nói. Đối với những người Nga bình thường điều đó có nghĩa là “Nghèo đói. Nghèo đói và tuyệt vọng. Người đang lo làm sao để sống sót. Có được thuốc cơ bản, thực phẩm cơ bản, sống với mức lương hưu tối thiểu. Họ sẽ phải rất tằn tiện trong cuộc khủng hoảng này. Họ không có tiền tiết kiệm, họ hầu như không sống nổi trước đó, và bây giờ thì họ sẽ phải xếp hàng hàng ngày trời và không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như thuốc cơ bản”.

 

Natalia Zubarevich, một chuyên gia về kinh tế Nga, cho hay lý do chính cho sự thiếu hụt gần đây không chỉ là từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây mà còn là sự thất bại của chuỗi cung ứng và sự do dự trong việc thực hiện các vụ mua bán lớn trong khi giá trị của đồng rúp vẫn nhiều biến động.

 

Trong một chương trình phát thanh, bà Natalia nói rằng bản năng của người dân Liên Xô – Nga không thay đổi khi qua việc mua một mặt hàng truyền thống là đường, trong thời kỳ kinh tế không ổn định.

 

Hàng ngàn người lao động cũng đã bị ảnh hưởng khi các công ty nước ngoài lớn như Ikea và McDonald ‘s đã tạm thời rời khỏi thị trường Nga. Trong khi đó, các nhà máy trong nước và các công ty khác cũng đã bắt đầu ngừng sản xuất. Đầu tháng này, AvtoVAZ, một trong những hãng sản xuất ô tô lớn nhất Nga, đã buộc phải ngừng sản xuất một số dòng xe nhất định. Sân bay lớn nhất Nga là sân Sheremetyevo ở Moscow cho biết hôm Thứ Hai rằng họ sẽ phải cho một phần năm nhân viên hãng nghỉ việc và ngừng tuyển dụng do các biện pháp trừng phạt.

 

Về lâu dài, toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga có thể gặp rủi ro, vì không mua được các linh kiện của phương Tây, điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ du lịch hàng không đến sản xuất hàng tiêu dùng.

 

“Tăng trưởng kinh tế bị thiệt hại vì kinh tế thời chiến”, Maria Shagina thuộc Viện các vấn đề quốc tế Phần Lan và Mạng lưới trừng phạt quốc tế Geneva cho biết. Các rủi ro bổ sung là nhiều công ty sẽ quyết định không tham gia lại thị trường Nga, bà nói.

 

Và với cuộc di tản ồ ạt chạy ra nước ngoài gần đây của những người trẻ và tài giỏi của nước Nga thì không rõ ai sẽ nối tiếp để xây dựng lại nước Nga. Có thể vài năm nữa sẽ có những sản phẩm của Nga thay thế cho các sản phẩm như Iphone, phần mềm Microsoft cho đến băng vệ sinh (do bị thế giới cấm vận) nhưng dù vậy, cũng cần thời gian để sản xuất. Nhưng câu hỏi là ai sẽ là người đứng ra để làm chuyện đó”, bà Maria Shagina nhận định.

 

VIDEO : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/Sugar-rush-Russia-struggles-with-unjustified-price-hikes-and-shortages-%E2%80%A2-FRANCE-24-English_2.mp4?_=1





No comments: