Những
câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 9)
Nghiêm
Huấn Từ
10/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/10/nhung-cau-hoi-ve-vu-ho-duy-hai-va-le-dinh-kinh-bai-9/
Tiếp theo:
Bài 1: Nếu lâm nạn, liệu cách ứng phó nào tối
ưu?
Bài 2: Chống oan sai: Khó như lên Trời!
Bài 3: Vì
sao Hồ Duy Hải chưa thể bị thi hành án;
Bài 4:
Sai trái phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải;
Bài 5 và bài 6: Chặng đường gian lao đi đến phiên giám đốc
thẩm;
Bài 7A:
Khúc khuỷu con đường tới phiên tòa tái thẩm;
Bài 7B: Đồng
chí Nguyễn Hòa Bình và phiên tòa tái thẩm;
Bài 8:
Hoán đổi vị thế giữa bên “Buộc tội” và “Gỡ tội”
***
Những
câu hỏi về vụ Hồ Duy Hải và Lê Đình Kình (Bài 9)
Liệu “kiến nghị” của VKS có cứu được Hải?
1- Nhắc lại để nói
tiếp
a- Hồ Duy Hải sống/chết phụ thuộc số phận bản án
phúc thẩm
Vụ án này xảy ra năm
2008, sau đó cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều kết tội tử hình Hồ Duy Hải.
Cho tới giữa năm 2020, đồng chí Nguyễn Hòa Bình vẫn (ngoan) cố vẫn bảo vệ “giá
trị thi hành” của bản án này – nghĩa là, trong 12 năm đó, Hải có thể bị lôi ra
xử tử bất cứ lúc nào. Muốn cứu Hồ Duy Hải, bên gỡ tội (gồm 1 LS + 3 thân nhân =
4 người) cần chứng minh rằng: Đây là bản án được tạo ra bằng con đường phạm
pháp (gọi là “vi phạm luật tố tụng”).
Nói cho dễ hiểu, phải chứng
minh (với các chứng cứ vững chắc): Đó là bản án cố ý vu oan. Đương nhiên, thế lực
bảo vệ bản án này (gọi là bên buộc tội) gồm 2 lực lượng rất đông đảo và rất mạnh: thứ
nhất, đó là rất đông đảo các nhân viên điều tra, kiểm sát và tòa án của tỉnh
Long An (nơi đẻ ra bản án); và thứ hai, đó là nơi chỉ đạo, kiểm tra
và đỡ đầu… để đứa con chung này chính thức ra đời. Đó là các cấp trên trực tiếp
của ngành tư pháp Long An (đều tối cao, và đều là thành viên Ban chấp hành
trung ương của ĐCS).
a- Năm 2019 Viện KS hết nhất trí với Tòa Án, mà
kháng nghị
Suốt 12 năm qua, Tòa Án
và Viện Kiểm Sát (tối cao) luôn luôn nhất trí coi bản án tử hình Hồ Duy Hải là
“vẫn có giá trị thi hành”. Có thể nói, đây là sự nhất trí giữa hai cá nhân đứng
đầu hai cơ quan trên, là đồng chí Trương Hòa Bình và đồng chí Nguyễn Hòa Bình.
Nhưng đến cuối năm 2019 thì Viện KS thay đổi quan điểm 180 độ – nghĩa là không
còn “nhất trí” với Tòa Án nữa. Sử dụng đúng thẩm quyền, đồng chí Lê Minh Trí (đứng
đầu VKS) đã ra Bản kháng nghị dài 10 trang, gửi tới đồng chí đứng đầu Tòa Án tối
cao, đòi lôi cổ cái bản án phúc thẩm (nói trên) ra tòa. Nghĩa là, nó trở thành
bị cáo. Lúc này, đồng chí Trương Hòa Bình không còn đứng đầu Tòa Án tối cao nữa
(mà lên cấp cao hơn); người kế nhiệm là đồng chí Nguyễn Hòa Bình.
Suốt 12 năm qua, trong số
3 đồng chí (Trương Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình và Lê Minh Trí) chỉ có riêng đồng
chí Nguyễn Hòa Bình là có mặt toàn bộ thời gian trong ngành tư pháp. Cụ thể,
năm 2008 khi vụ án vừa mới xảy ra, đồng chí Nguyễn Hòa Bình lãnh đạo cơ quan Điều
Tra trung ương, sau đó – từ 2011 – đồng chí đứng đầu VKS (nhiệm kỳ 5 năm), rồi
đứng đầu Tòa Án (từ 2016, nay sắp hết nhiệm kỳ). Tới mức, dư luận coi đồng chí
này là “đồng tác giả” số 1 của bản án giết Hồ Duy Hải, còn đồng chí Trương Hòa
Bình chỉ là “đồng tác giả” số 2.
Riêng đồng chí Lê Minh
Trí thì hầu như không liên quan trong quá trình tạo ra bản án. Khi đồng chí nhận
cương vị đứng đầu VKS thì bản án đã có từ trước đó rất lâu rồi. Dư luận căn cứ
vào diễn biến về chức vụ của 3 người này để cắt nghĩa vì sao đồng chí Nguyễn
Hòa Bình cay cú bảo vệ cái bản án “giết Hồ Duy Hải” đến vậy. Chỉ cần xem thái độ
và cách thức của đồng chí trong vai chủ tọa phiên tòa giám đốc thẩm, cũng đủ
rõ.
Một nguyên nhân mới – nay
trở nên nổi bật – là sắp tới đại hội 13 của đảng CSVN, đồng chí Nguyễn Hòa Bình
có thể vào Bộ Chính trị, hoặc có thể chấm dứt sự nghiệp (lại còn mang tội) nếu
vụ án này đem lại thắng lợi cho cho đối thủ Lê Minh Trí. Tuy nhiên, đây chỉ là
sự suy đoán và bàn tán của dư luận.
b- Năm 2020, bị thất bại ở phiên giám đốc thẩm, VKS
sẽ “kiến nghị tiếp”
Bản KHÁNG NGHỊ của VKS (do đồng chí Lê Minh Trí ký tên)
đã buộc đồng chí Nguyễn Hòa Bình phải mở phiên tòa giám đốc thẩm, khai mạc sáng
6-5-2020. Sau 3 ngày xét xử, tòa tuyên bố “tuy có một số sai sót trong công
tác điều tra, nhưng không làm thay đổi bản chất bản án“. Nghĩa là, bản án
phúc thẩm vẫn có giá trị thi hành. Nghĩa là Hồ Duy Hải vẫn phải chết. Nghĩa là
VKS (cụ thể là đồng chí Lê Minh Trí) thất bại toàn diện.
Điều trớ trêu, đã là Quyết
Định của Hội Đồng xét xử tối cao thì những cơ quan ngang cấp hết quyền kháng
nghị, mà chỉ còn quyền kiến nghị (xin phân biệt 2 từ này),
với ý nghĩa là… xin các đồng chí xem xét lại (cho tôi “được nhờ”) cái Quyết Định
mà 17/17 thẩm phán cao cấp đã thông qua. Nay, nếu “xem xét lại” thì vẫn là 17
người này.
c- VKS rất kiên quyết
Trên lời nói, VKS đã nhiều
lần tuyên bố mỗi khi có dịp: Việc kháng nghị là đúng luật, có căn cứ và cần thiết.
Về việc làm, VKS đã gửi văn bản phản đối cái Quyết Định của phiên giám đốc thẩm
(giữ nguyên giá trị thi hành của bản án) tới các cấp: Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy
ban tư pháp của QH…
Như vậy, có thể tin rằng
Tòa Án tối cao phải họp toàn thể Hội Đồng thẩm phán (17 người) để xem xét lại
cái Quyết Định do chính 17 người này đã ban hành… Câu hỏi: Liệu “kiến nghị” của
VKS có đem lại kết quả nào không?
Để trả lời, hãy coi lại
cách thức tiến hành phiên giám đốc thẩm vừa qua.
2- Phiên tòa giám
đốc thẩm cứ như xét xử nội bộ…
a- Theo Luật, đây là phiên tòa công khai
– Bị cáo đứng trước tòa chính là cái bản án phúc thẩm (giết Hồ Duy Hải) mà đồng chí Nguyễn Hòa
Bình tận lực bảo vệ. Nay, sau 12 năm, chính đồng chí phải tự phân công bản thân
làm chủ tọa phiên tòa (dẫu bị phản đối rất dữ), để cứu bản án. Nếu bản án này vẫn
sống thì Hải phải chết. Ngược lại, nếu nó bị xử vào tội “chết” (bị hủy), Hải mới
được sống (thoát chết). Do vậy, cũng có sự đảo ngược vai trò tại phiên tòa này.
Trước kia, bên gỡ tội cho Hồ Duy Hải thì nay trở thành bên buộc tội cái bản án
này. Còn bên trước đây vẫn nằng nặc buộc tội Hồ Duy Hải, nay trở thành bên gỡ tội
cho đứa con đẻ của mình. Nếu không gỡ được tội cho bản án, rất nhiều đồng chí
tư pháp Long An sẽ đối mặt với một tòa án khác (về tội tạo oan sai) đồng thời
gây liên lụy tới các cấp trên của mình. Ngoài ra, năm 2020, đang cạnh tranh
chính trị với nhau khi Đại hội 13 ĐCS sắp mở.
– Lẽ ra, theo Luật tố tụng
mới (2015) Hội Đồng xét xử (17 thẩm phán cao cấp, do đồng chí Nguyễn Hòa Bình
chủ tọa) phải đứng trung lập để đóng vai trò trọng tài, nghe kỹ hai bên tranh tụng
mà đi đến nhận định thắng/ thua. Nhưng đó là “lẽ ra”. Như ta thấy, ở tình thế của
đồng chí Nguyễn Hòa Bình, có đem kẹo ra nhử, đồng chí vẫn phải lèo lái để cái Hội
Đồng xét xử vẫn phải bênh vực cho thế lực tạo ra bản án, vì chính đồng chí cũng
là đồng tác giả.
– Về danh nghĩa, đây là phiên tòa công khai, nhưng nó hành xử như một phiên tòa nội bộ
(đúng như lời chủ tọa nói với luật sư). Tức là Hội Đồng xét xử không trung lập,
mà đứng hẳn về bên bảo vệ bản án. Do vậy, bên đi kiện sẽ yếu hẳn đi; và càng yếu
khi luật sư bị đuổi khỏi phiên tòa. Viện KS chỉ oai về danh xưng, nhưng chứng cứ
thì không nắm đủ và càng không nắm chắc, do vậy cãi lại rất yếu ớt. Luật sư đủ
chứng cứ, đủ lập luận, lẽ ra, phải là mũi chủ công làm sáng tỏ sự thật và công
lý… thì bị đuổi khỏi tòa sau 20 phút trình bày. Chính miệng chủ tọa Nguyễn Hòa
Bình nói trước toàn thể phiên tòa: Để Tòa xét xử nội bộ…
b- Cách đuổi luật sư
Phiên tòa họp 3 ngày, mỗi
ngày 8 giờ = 8X3=24 giờ, tức 1440 phút, nhưng luật sư chỉ được trình bày trên
20 phút. Rồi bị đuổi. LS viết đơn xin dự tiếp, thì cả 17 thẩm phán “hội ý” và
“nhất trí” tuyên bố: LS cút đi…
Ra khỏi tòa, luật sư nói
với báo chí: Tôi nhận Thư Mời ghi rõ LS được dự 3 ngày, nhưng chủ tọa Nguyễn
Hòa Bình không thực hiện điều đã ghi rõ trong giấy mời. Ngoài ra, LS còn tường
thuật trên báo Pháp luật TPHCM về chuyện vì sao mình bị “mời” ra
khỏi tòa. Xin trích (nguyên văn): “Sau đó, chủ tọa nói rằng phần trình bày của
LS đã được hội đồng ghi nhận. Do vậy, kể từ lúc này phiên tòa không cần LS có mặt
và tham dự nữa, vì tôi không phải là LS trực tiếp tham gia bào chữa trong các
phiên tòa trước đây. Phần tiếp theo sẽ có tính chất nội bộ. Sau đó,
chủ tọa tuyên bố tạm nghỉ”.
Một tờ báo khác cũng nêu
chuyện này, Xin mời mọi người đọc nguyên văn một đoạn trên tờ báo, như sau: “…sau
khi LS Phong trình bày trong khoảng thời gian hơn 20 phút thì chủ tọa nêu ý kiến
là LS không cần tiếp tục tham gia nữa vì phần sau là phần xét xử mang tính nội
bộ. LS Phong đã nêu ý kiến và làm văn bản đề nghị xin được tham gia đầy đủ
nhưng sau khi hội ý, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thống nhất không đồng ý”.
c- Hai Bản Án bỏ túi: Trắng trợn thách thức công lý
Buổi sáng đầu tiên của
phiên tòa, luật sư bị đuổi. Hôm sau ông về tới Sài Gòn lại nhận được tin “được
dự tiếp phiên tòa”… Tuy ông tức tốc trở lại phiên tòa, nhưng rất nhiều người đã
hết hy vọng sẽ có công lý cho Hồ Duy Hải, chính vì toàn thể Hội Đồng xét xử đã
“nhất trí” đuổi LS vừa ngược với nội dung giấy mới, lại vừa ngược với luật (LS
thuộc về bên “kiện bản án” phải có mặt cùng với VKS). Từ đó về sau, phiên tòa
tranh cãi qua lại “cho có”, nhưng kết quả phiên tòa đã được nhiều người dự đoán
chính xác, khi thấy không có tranh tụng đúng nghĩa. Quả nhiên, tới thời khắc cuối
cùng của phiên tòa (sắp bế mạc), người ta đưa ra 4 câu hỏi để Hội Đồng xét xử biểu quyết.
(1) Bản án bỏ túi
số 1. Đọc lại 4 câu hỏi này,
rất dễ thấy đây là những câu hỏi soạn sẵn, tuy chúng đầy sơ hở và bất cập,
nhưng dễ thấy nhất là những người bỏ phiếu cững chính các tác giả soạn ra 4 câu
hỏi đó. Trách gì họ chẳng thống nhất 17/17. Chính 4 lần giơ tay bỏ phiếu thuận
khiến âm mưu của đồng chí chánh án Nguyễn Hòa Bình đã thành công. Đó là, từ nay
toàn thể thẩm phán tối cao của nước CHXHCNVN buộc phải gắn tương lai và số kiếp
của mình vào cái bản án phi nghĩa, khiến họ phải bảo về bản án (giết Hồ Duy Hải)
tới cùng. Dư luận coi cái Hội Đồng xét xử này (gồm 17 vị) là “Hội Đồng dao thớt”
vì đây là hai vật chứng mua ngoài chợ.
Có thể viết cả một bài
riêng để nói lên những sơ hở của 4 câu hỏi mà chủ tọa đưa ra để Hội Đồng xét xử
bỏ phiếu – nhưng không thuộc bài này. Chỉ nêu hai ý ngắn. Ngay câu hỏi đầu tiên
(tuy có sai sót trong điều tra, nhưng có làm thay đổi bản chất vụ án hay
không) đã sơ hở về từ ngữ. Đó là hai từ cần tranh luận cho rõ trắng/đen. Đầu
tiên là: “sai sót” hay “vi phạm”? Trong Luật, không có khái niệm “sai sót”, còn
viết thêm vào bản khai (ngược ý người khai) và giấu nhẹm tờ khai… chính là “vi
phạm”. Và, thứ hai là, thế nào là “bản chất” vụ án? Nếu được tranh tụng tới
cùng, sẽ đi tới kết luận rằng bản chất vụ án là “giết người” (không thay đổi
tên gọi của vụ án) nhưng “sai sót” (vi phạm) khi điều tra sẽ làm thay đổi hung
thủ… khiến kẻ giết người thoát tội, còn người lương thiện bị oan.
(2) Bản án bỏ túi
số 2. Ngay sau khi kết thúc
phiên tòa giám đốc thẩm, Hội Đồng xét xử đã (nhân danh nước CHXHCNVN) kịp công
bố một bản Quyết Định dài tới 20 trang “bác bỏ từng điểm một”
cái văn bản KHÁNG NGHỊ của VKS dài 10 trang. Làm sao trong 3
ngày soạn nổi một văn bản dài như vậy, để công bố ngay sai khi bế mạc (cùng
ngày 8-5-2020) phiên tòa?
Quyết Định này gồm 22 điểm, trong đó 17 điểm đầu tiên nhằm bác bỏ toàn bộ bản
Kháng Nghị của VKS. Vì không được tranh tụng tới kết luận “từng điểm một” nên
khi cái Quyết Định này được công bố, VKS thấy rất bất ngờ,
lập tức phản bác lại: “Kháng nghị của chúng tôi là đúng luật, có cơ sở và cần
thiết“. Và khẳng định: VKS sẽ kiến nghị tiếp.
Thử đọc 17 điểm đầu tiên
(liên quan vụ án Hồ Duy Hải), bất cứ ai theo dõi chi tiết vụ án, đều thấy cái Hội
Đồng xét xử này – hoặc do quan liêu, hoặc do cạn lương tâm – đã lập luận rất
kém cỏi, thiếu cơ sở, ngụy biện để kết tội oan.
Điểm số 1, được bản Quyết Định nói dài dòng nhất. Nó liên quan tới thời
gian và thời điểm Hồ Duy Hải có mặt ở hiện trường (hồi 17h30′) và thời điểm gây
án (20h30′). Điều này nói lên chỗ “yếu nhất” của bên buộc tội cho Hồ Duy Hải.
Suốt 12 năm nay họ lúng túng, ngụy biện nhất ở điều này.
Có thể nói, không ai
“bám” vụ án này bằng luật sư Trần Hồng Phong và gia đình Hồ Duy Hải, với đầy đủ
các chứng cứ và kịp thời gửi văn bản tới Tòa và VKS (tối cao).
2- Có thể trông
vào sự kiến nghị tiếp của VKS?
a- VKS đã thể hiện quyết tâm kiến nghị tiếp
Sau khi Văn Bản kháng nghị
của mình bị Tòa giám đốc thẩm bác bỏ 100% – bằng một bản Quyết Định dài tới 20 trang, lại còn bị chỉ trích
“Kháng nghị không đúng luật”, VKS tối cao đã rất nhiều lần biểu lộ thái độ phản
đối cái Quyết Định (nói trên). Và khẳng định sẽ kiến nghị
tiếp. Ví dụ, ngày 21-7-2020 trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập, VKS đã nhắc lại khẳng định
này.
Đến dây, cần nhắc lại một
quy định: Những cơ quan ngang cấp không có quyền “kháng nghị” Quyết Định của tòa giám đốc thẩm, mà chỉ có thể
“kiến nghị” xem xét lại cái Quyết Định đó (phân biệt “kháng nghị” với “kiến nghị”).
Tất nhiên, bản Kiến Nghị
phải nêu rõ những sai trái và cung cấp các chứng cứ về sự sai trái đó. Nơi nhận
Kiến Nghị (tức là nơi ban hành Quyết Định nói trên) sẽ thực hiện 2 vòng bỏ phiếu. Vòng
1, bỏ phiếu có đồng ý “xem xét lại” hay không. Nếu đa số trong 17 thẩm
phán “đồng ý xem xét lại” mới tiến hành xem xét, và sau đó 17 người bỏ phiếu tiếp vòng
2: Có đồng ý sửa chữa (hoặc có phế bỏ) cái QĐ này không… Cứ cho rằng Kiến
Nghị của VKS đáp ứng những điều đã nêu… Liệu có hy vọng gì không?
b- Hy vọng đến đâu vào Kiến Nghị của VKS?
Phải trả lời bằng nhiều
chữ “nếu” và nhiều chữ “hoặc”, bởi vì đồng chí Nguyễn Hòa Bình và 16 thẩm phán
dưới quyền không sợ ai, kể cả Trời, Phật, Chúa và Thần Thánh, mà chỉ sợ cấp
trên – là ĐCS.
– Trong trường hợp tốt đẹp
nhất (giả sử) NẾU đồng chí chánh tòa tối cao và các thẩm phán không đủ lý lẽ
bác bỏ Kiến Nghị của VKS, đành chấp nhận làm theo Kiến Nghị… Nhưng như vậy thì
khác gì 17 vị thẩm phán quốc gia tự nhận mình kém cỏi và ngoan cố? Xin coi khả
năng này bằng số không: 0
– Hoặc, NẾU đồng chí Bình
chợt hối hận và tự vấn lương tâm – nghĩa là đồng chí thừa nhận sai lầm suốt 12
năm qua. Tuy nhiên, mức độ hy vọng cũng rất không cao. Chúng ta chớ nên đánh cược
sự sống của Hồ Duy Hải vào những thứ mơ hồ, không sờ thấy và không đo được (ví
dụ, lương tâm của người CS duy vật, vô thần).
– Hoặc NẾU đa số thẩm
phán cao cấp bỗng dưng “vùng lên” (hết sợ vị chánh án, đương là bí thư trung
ương) mà đòi xem xét lại Quyết Định của chính họ. Thật đáng mừng quá. Nhưng
có lẽ từ ngày có “chuyên chính vô sản” và “dân chủ tập trung” tới nay, chuyện
tương tự chưa bao giờ xảy ra.
– Hoặc NẾU Ban bí thư hoặc
Bộ Chính trị ra chỉ thị (vì lo tư pháp XHCN sụp đổ – như đã được cảnh báo)…
Cũng tốt. Nhưng chưa ai biết xác suất sẽ là bao nhiêu. Và vân vân…
Đón đọc bài 10: Phiên
tòa tái thẩm: Hy vọng sống của Hồ Duy Hải
No comments:
Post a Comment