Liệu
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ở lại sau Đại hội 13?
Lê Hồng
Hiệp
Posted on 22/09/2020
http://nghiencuuquocte.org/2020/09/22/lieu-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-co-o-lai-sau-dai-hoi-13/
Tại đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào đầu năm tới, ông Nguyễn
Phú Trọng, người năm nay 76 tuổi và đã giữ chức Tổng bí thư hai nhiệm kỳ liên
tiếp, được nhiều người nhận định là sẽ nghỉ hưu do tuổi cao, sức yếu và đã hết
giới hạn nhiệm kỳ. Tuy nhiên, khả năng ông Trọng ở lại thêm một thời gian nữa
sau đại hội đã được một số cử
tri và quan
chức đảng nêu ra gần đây. Các nhà quan sát chính trị cũng đã bắt đầu thảo
luận về khả năng này. Các diễn biến kể trên đặt ra hai câu hỏi quan trọng:
Tại sao ông Trọng có thể muốn tiếp tục ở lại? Và điều gì sẽ cản trở hoặc tạo điều
kiện cho một kịch bản như vậy?
Hai ứng viên hàng đầu
thay thế ông Trọng làm tổng bí thư được xác định là ông Trần Quốc Vượng, 67 tuổi,
Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, và ông Nguyễn Xuân Phúc, 66 tuổi, thủ
tướng đương nhiệm. Cả hai người đều đã vượt quá giới hạn 65 tuổi để được tái cử
vào Bộ Chính trị khóa tới, điều kiện cần để họ có thể giành được vị trí cao nhất.
Theo truyền thống, một ứng cử viên sẽ được miễn giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên, vẫn
có thể xảy ra hai “trường hợp đặc biệt” nếu cả hai ứng cử viên đều giành đủ sự ủng
hộ từ Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Trọng được nhiều người
cho là ủng hộ ông Vượng làm người kế nhiệm vì lý lịch của ông Vượng phù hợp
hơn: Ông là một quan chức đảng kỳ cựu gốc miền Bắc, có kinh nghiệm làm Viện trưởng
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và đặc biệt là lý lịch của ông được coi là “sạch”
hơn do mạng lưới quan hệ lợi ích của ông được cho là hạn chế hơn. Như vậy, ông
Vượng có thể là ứng cử viên phù hợp để duy trì di sản quan trọng nhất của ông
Trọng: tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, những người am hiểu
tình hình nội bội cho rằng ông Vượng chưa xây dựng được đủ thẩm quyền cá nhân
và sự ủng hộ trong Ban Chấp hành Trung ương để đảm bảo giành được vị trí này
như ông Trọng dự liệu.
Đối thủ cạnh tranh chính
của ông Vượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có cơ sở ủng hộ mạnh mẽ hơn nhờ kinh
nghiệm dày dặn trong ngành hành pháp, điều đã giúp ông xây dựng được một mạng
lưới quan hệ rộng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, chính mạng lưới lợi ích rộng lớn
hơn này có thể đã khiến ông Trọng lo lắng, vì nó có thể cản trở ông Phúc theo
đuổi một cách hiệu quả cuộc chiến chống tham nhũng, điều mà ông Trọng coi là
quan trọng đối với sự tồn vong của ĐCSVN. Hơn nữa, nguồn gốc miền Trung của ông
Phúc cũng có thể gây bất lợi cho ông. Trong ba thập niên qua, chức tổng bí thư
ĐCSVN luôn được dành cho các chính trị gia miền Bắc.
Nếu ông Trọng không thể đảm
bảo cho ứng viên mà ông chọn được đắc cử, ông có thể muốn tiếp tục ở lạithêm một
nhiệm kỳ nữa. Bản thân là một “trường hợp đặc biệt”, nếu ông ở lại thành công,
ông có thể yêu cầu cả ông Vượng và ông Phúc về hưu để xếp lại bàn cờ, hoặc ông
có thể yêu cầu ứng viên mà ông không ủng hộ phải từ chức trong khi giữ lại và
chuẩn bị cho người còn lại tiếp quản vị trí của mình, có thể là vàokhoảng giữa
nhiệm kỳ mới. Như vậy, ông sẽ đạt được hai mục tiêu quan trọng là đưa suôn sẻ ứng
cử viên mà ông lựa chọn vào ghế tổng bí thư, đồng thời duy trì sự đoàn kết và ổn
định chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của đảng.
Tuy nhiên, hai trở ngại
chính sẽ chống lại kịch bản này. Thứ nhất, Điều
17 của Điều lệ Đảng quy định rằng “Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng
Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”. Thứ hai, mặc dù vấn đề tuổi tác có thể
không quan trọng nếu ông lại được coi là “trường hợp đặc biệt”, nhưng sức khỏe
của ông là một vấn đề lớn. Ông Trọng bị đột quỵ vào tháng 5 năm 2019 và từ đó
không thể thực hiện các nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả. Ông đã vắng mặt
trong nhiều sự kiện của đảng và nhà nước, gần đây nhất là lễ kỷ niệm 75 năm
ngày Quốc khánh. Giữa hai yếu tố này, giới hạn nhiệm kỳ là trở ngại lớn hơn, vì
ông Trọng hầu như không thể sửa đổi điều lệ đảng kịp thời để tạo điều kiện cho
việc ông tái đắc cử. Hơn nữa, làm vậy cũng sẽ khiến các quy tắc của đảng suy yếu
và gây tổn hại đến danh tiếng cá nhân của ông Trọng.
Tuy nhiên, mặc dù ông Trọng
đang giữ chức tổng bí thư ĐCSVN nhiệm kỳ hai, ông cũng đồng thời là chủ tịch nước,
chức vụ mà ông đang nắm giữ lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 2018. Điều đó có
nghĩa là ông Trọng có thể rời ghế tổng bí thư nhưng vẫn giữ lại chức chủ tịch
nước. Khi đó, ông vẫn có thể đưa ứng cử viên mà ông chọn vào vị trí tổng bí thư
và loại bỏ ứng cử viên còn lại bằng cách cho rằng chỉ cho phép tối đa hai “trường
hợp đặc biệt”.
Đây là kịch bản khả dĩ
hơn, đặc biệt nếu ông Trọng hứa sẽ bàn giao vị trí chủ tịch nước sớm để dập tắt
những chỉ trích rằng sức khoẻ yếu sẽ khiến ông không thể thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình. Sau khi ở lại thành công, ông có thể giúp tổng bí thư mới củng cố quyền
lực trong khi chuẩn bị một người khác có thể hợp tác suôn sẻ với tổng bí thư mới
để tiếp quản chức chủ tịch nước của mình.
Các phân tích trên cho thấy
tình hình chính trị kế nhiệm trước thềm đại hội 13 của ĐCSVN vẫn còn phứctạp,
và quyết định cuối cùng có thể không được đưa ra cho đến những ngày cuối cùng
trước đại hội. Liệucác tính toán của ông Trọng có thành sự thật hay không vẫn
còn phải chờ xem.
Năm 2016, trước sự cạnh
tranh quyết liệt từ nhóm do cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn dắt, ông Trọng được
nhiều người cho là sẽ nghỉ hưu và buông xuôi cho đối thủ. Tuy nhiên, cuối cùng
ông đã quyền biến vượt qua được thử thách để tái đắc cử và thậm chí củng cố được
quyền lực lớn hơn. Lần này các tính toán của ông Trọng cũng sẽ gặp phải những
thách thức không hề nhỏ, nhưng sự lão luyện chính trị đã được chứng minh của
ông không nên bị xem thường.
-------
Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản
trên ISEAS
Commentary.
No comments:
Post a Comment