Chính
trị gia tự thân Suga - Ứng viên Thủ tướng thay Abe
Archivu (Kyoto)
Viet
Studies -
14/09/2020
http://www.viet-studies.net/kinhte/ChinhtrigiaSuga.html
Nếu Abe là siêu chính trị
gia xuất thân từ gia đình có truyền thống thì Suga là một siêu chính trị gia tự
thân.
Suga sinh ra trong một gia đình nông dân tại một vùng hẻo lánh tỉnh Akita phía
bắc Tokyo. Sau khi tốt nghiệp PTTH ông chuyển đến Tokyo năm 1973 và học tại trường
có mức học phí rẻ nhất là đại học Hosei. Suga đồng thời làm việc tại nhà máy
đóng hộp bìa để trang trải cuộc sống thời sinh viên.
Gia đình không có truyền thống và mối liên hệ nào với chính trị nên ông đã đến
trung tâm hướng nghiệp của trường đại học của mình, tìm kiếm sự giới thiệu và
con đường chính trị bắt đầu từ đó.
Phong cách vận động tranh cử "ở góc phố" của ông đã được ghi nhận là
đã giữ được ghế của ông trong cuộc tổng tuyển cử năm 2009, khi nhiều nhà lập
pháp LDP khác mất ghế trong bối cảnh gia tăng ủng hộ Đảng Dân chủ Nhật Bản.
Suga thân thiết với Shinzo Abe trong cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010,
và thúc giục Abe tranh cử chức chủ tịch LDP vào năm 2012. Không giống như nhiều
đồng minh khác của Abe, Suga đã thúc đẩy Abe tập trung vào kinh tế hơn là tham
vọng lâu nay của Abe là sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp.
Quan điểm và lập trường chính trị của Suga khác hẳn với những người thân tín và
đồng minh chính trị điển hình của Abe. Ông là một người theo chủ nghĩa thực
dụng cứng rắn, là nhân tố chính khiến Abe chuyển từ tập trung vào việc thay đổi
hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản để khởi động nền kinh tế quốc
gia.
Năm 2006, khi Shinzo Abe bị hầu hết các thành viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm
quyền cho rằng còn quá trẻ để đảm đương công việc hàng đầu, Yoshihide Suga đã
thành lập một nhóm các nhà lập pháp để ủng hộ nỗ lực của ông trong việc lãnh đạo
đảng và quốc gia.
Khi Abe trở thành thủ tướng vào tháng 9 năm đó, Suga được bổ nhiệm làm bộ
trưởng nội vụ và truyền thông. Sau khi Abe từ chức thủ tướng chỉ một năm
sau đó, chính Suga là người đã khuyến khích Abe quay trở lại.
Sử dụng số phiếu thăm dò và các dữ liệu khác, Suga thuyết phục Abe rằng anh có
thể giành chiến thắng. Cuối cùng, ông đã thành công trong việc thuyết phục Abe
tái tranh cử trong cuộc bầu cử lãnh đạo LDP, Abe thắng cử trong đảng và làm thủ
tướng Nhật trong suốt thời gian dài cho đến khi tuyên bố từ chức hôm thứ Sáu tuần
trước ngày 28/8/2020.
Hiện Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các liên tục giữ chức vụ lâu nhất
trong lịch sử Nhật Bản, đang ở vị trí quan trọng để kế nhiệm Shinzo Abe làm thủ
tướng của đất nước.
Suga thực hiện 200 situps mỗi ngày, lưu ý là situp còn tốt hơn việc tập aerobic
nhiều, giúp tạo abs và sức khoẻ dẻo dai. Có lẽ chính vì vậy mà chính trị gia
hơn 70 tuổi nhìn vẫn phong độ.
Suga gặp Abe ít nhất hai lần trong một ngày suốt gần 8 năm qua. Ông làm việc
trong cả các bữa ăn, gặp gỡ ăn tối ít nhất hai lần trong ngày, việc này nhằm mục
đích đánh giá dư luận thông qua việc gặp càng nhiều người càng tốt. Không uống
rượu và dành cuối tuần để nghiên cứu các vấn đề chính sách với các quan chức tại
khách sạn. Không bao giờ xúc động hay bốc đồng, Suga là người truyền cảm hứng
cho các quan chức.
Suga là một người có bản lĩnh cao và là bậc thầy về quan hệ chính trị - hành
chính và quản lý khủng hoảng. Với tư cách là người phát ngôn chủ chốt của nội
các, Suga đã thực hiện một công việc đáng chú ý là tránh những ánh mắt soi mói
hoặc gây tranh cãi trong nhiều cuộc họp báo và cuộc họp giao ban.
Một điểm mạnh khác của ông là khả năng chống lại bộ máy hành chính bằng cách
thu thập thông tin một cách độc lập thay vì chấp nhận kết luận của các bộ.
Chánh văn phòng Nội các Suga bắt đầu và kết thúc một ngày của mình bằng cách
thu thập thông tin. Ông thức dậy lúc năm giờ và đọc báo trong một giờ trước
khi xem bản tin sáu giờ sáng trên đài NHK. Sau đó là một cuộc họp ăn sáng
với các chuyên gia trong giới học thuật hoặc giới truyền thông. Ông cũng
lên lịch cho ít nhất hai và đôi khi ba buổi gặp gỡ như vậy sau giờ làm việc, mặc
dù bản thân ông không uống rượu.
Với tư cách là Chánh văn phòng nội các, trung tâm kiểm soát của chính phủ,
Suga cũng dành rất nhiều thời gian để tham vấn các bộ và cơ quan về việc bổ nhiệm
nhân sự. Sự tham gia này phản ánh niềm tin của Suga rằng quản lý nhân sự
là chìa khóa để thực thi quyền lực chính trị và nó đã mang lại cho ông quyền kiểm
soát chưa từng có đối với bộ máy hành chính.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng từng là chánh văn phòng chính phủ trước
khi qua chức phó thủ tướng và lên thủ tướng hiện tại.
Archivu (Kyoto)
----------------------------------
.
.
Suga
thắng cuộc đua để lãnh đạo đảng LDP kế nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản
Agence
France-Presse
DCVOnline dịch thuật
Posted on September
14, 2020
·
Sau khi giành được 377
phiếu, Suga nói, ‘Tôi sẽ cống hiến hết mình để làm việc cho Nhật Bản và
người dân.’
·
Đồng minh lâu năm của Abe
cho biết ông sẽ theo đuổi ‘Abenomics’ của người tiền nhiệm và theo đường lối
ngoại giao tập trung vào liên minh Mỹ-Nhật
Yoshihide Suga đã
được bầu làm người lãnh đạo mới của đảng cầm quyền ở Nhật Bản tại cuộc bầu cử
lãnh đạo của LDP vào thứ Hai. Ảnh: AP
Yoshihide Suga của Nhật Bản, đồng minh lâu năm của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Shinzo Abe, đã thắng trong cuộc
bầu cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đang cầm quyền ở Nhật vào thứ Hai, mở
đường cho ông trở thành thủ tướng trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội vào thứ Tư.
Người đàn ông 71 tuổi đã
thắng dễ dàng, giành được 377 trong tổng số 534 phiếu bầu hợp lệ từ các dân biểu
của đảng LDP và đại diện khu vực. Đối thủ Shigeru Ishiba, cựu bộ trưởng
quốc phòng, giành được 68 phiếu bầu và cựu ngoại trưởng Fumio Kishida được
89 phiếu.
Sự bổ nhiệm của Suga sẽ
chấm dứt kỷ lục của người tiền nhiệm đau yếu, Abe, đã phục vụ từ năm 2012 và tạo
ra một bản sắc trên chính giới toàn cầu mà nền kinh tế lớn thứ ba thế giới thường
thiếu.
Vào cuối tháng 8 Abe đã
đưa ra thông báo gây sốc rằng ông sẽ từ chức khi còn một năm trong nhiệm kỳ;
ông nói rằng sự tái phát của căn bệnh viêm loét ruột già mà ông đã phải chịu đựng
từ lâu khiến ông không thể tiếp tục.
Yoshihide Suga sẽ
trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sau khi giành được quyền lãnh
đạo đảng cầm quyền. Suga nói sau cuộc bỏ phiếu :
“Tôi sinh ra là con trai lớn của một nông dân ở
Akita. Không có bất kỳ kiến thức hay mối quan hệ huyết thống nào, tôi đã bước vào thế giới chính trị,
bắt đầu từ con số 0 — và có thể trở thành lãnh đạo của LDP, với tất cả truyền
thống và lịch sử của nó.”
“Tôi sẽ cống hiến hết mình để làm việc cho Nhật Bản và các công dân của nước
này.”
Khi Suga kế nhiệm Abe, giới
phân tích cho rằng không có sự đảo ngược chính sách lớn nào trong chương trình
nghị sự và chính ứng cử viên cũng cho biết việc tranh cử của ông là nhằm duy
trì các chính sách quan trọng của Abe.
Thủ tướng tiếp theo sẽ phải
đối mặt với nhiều thách thức phức tạp. Đất nước đã suy thoái trước khi có đại dịch
coronavirus, và nhiều thành quả của chính sách kinh tế Abenomics đặc sắc hiện
đang bị đe dọa.
VIDEO :
Yoshihide
Suga set to become Japan’s next prime minister after winning ruling party
leadership
https://www.youtube.com/watch?v=kqF9Pm-Ee0E&feature=emb_title
Suga đã nói rằng tái khởi
động nền kinh tế sẽ là ưu tiên hàng đầu, cùng với việc ngăn chặn virus
coronavirus – là điều cần thiết nếu Thế vận hội Tokyo 2020 bị hoãn sẽ khai mạc
theo kế hoạch vào tháng 7 năm 2021.
Ông nói thêm rằng cần phải
làm nhiều hơn nữa về chính sách tiền tệ và tài khóa, nếu cần để bảo vệ việc làm
và các công ty trong cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay.
Bất kỳ dấu hiệu nào về việc
rời khỏi con đường của Abenomics có
thể khiến đồng yen tăng giá và chứng khoán trượt giá, dẫn đến việc đánh giá lại
triển vọng của quốc gia.
Suga đã thẳng thắn về một
số vấn đề, gồm cả nhu cầu cạnh tranh nhiều hơn giữa các công ty cung cấp điện
thoại di động. Ông cho biết Nhật Bản có quá nhiều cơ chế tài chính khu vực và
là người ủng hộ việc mở các khu nghỉ mát có sòng bạc để phát triển ngành du lịch.
Ngoài ra còn có những
thách thức ngoại giao trong chương trình nghị sự, gồm việc bảo vệ liên
minh Hoa Kỳ và lèo
lái mối quan hệ với Trung Hoa khi dư luận toàn cầu cứng rắn chống lại
Bắc Kinh sau cơn sốt coronavirus và tình trạng bất ổn ở Hong Kong. Suga nói rằng
mối quan hệ của Nhật Bản với Washington sẽ vẫn là nền tảng trong chính sách đối
ngoại của họ. Ông cũng đề cập trong một tập sách nhỏ về chính sách để duy trì
quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là đối tác thương mại lớn nhất Trung
Hoa.
Makoto Iokibe, giáo sư lịch sử chính trị và ngoại giao tại Đại học Hyogo, cho biết:
“Bây giờ là thời điểm khó khăn đối với Nhật Bản khi
Mỹ đang làm áp lực với Trung Hoa. Nhưng nếu chỉ đơn giản đi theo con đường mà
Washington đang theo đuổi và gia tăng căng thẳng với Trung Hoa thì không phải
là lợi ích của Nhật Bản.”
Ichiro Fujisaki, cựu đại sứ Nhật Bản tại Mỹ nói với Bloomberg TelevisioN :
“Ngay cả khi lãnh đạo thay đổi, chúng tôi không thể
đủ khả năng để thay đổi quan điểm của mình với Hoa Kỳ.
Bị Bắc Hàn, Trung Hoa và Nga bao vây, quan hệ Mỹ-Nhật phải là nền tảng trong
chính sách đối ngoại của chúng tôi.”
Abe đã không giải quyết
được vấn đề Bắc
Hàn bắt cóc công dân Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980,
nhưng Suga có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán về vấn đề này theo cách tốt hơn so
với người tiền nhiệm của ông đã làm.
Ông đã bày tỏ sự háo hức
muốn tổ chức một cuộc họp với Kim Jong-un “không có
điều kiện” với hy vọng tạo ra một bước đột phá cho vấn đề lâu nay.
Young-Key Kim-Renaud, giáo sư danh dự tại Đại học George
Washington, cho biết:
“Suga muốn tỏ ra tiếp tục các nỗ lực chính trị của
Abe nhưng cũng thể hiện những khả năng chính trị và ngoại giao cá nhân để đánh
dấu mình là một nhà lãnh đạo mới, sáng tạo.”
Một ẩn số quan trọng vẫn
là liệu Suga có quyết định kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử nhanh chóng để củng cố
vị trí của mình và tránh bị coi là người lãnh đạo tạm thới phải ra tranh cử một
năm sau hay không — khi nhiệm kỳ của Abe đã kết thúc.
Mọi người chụp ảnh ngôi nhà thời thơ ấu của
Yoshihide Suga ở Nhật Bản ở làng Akinomiya ở Yuzawa, tỉnh Akita. Ảnh:
Reuters
Một số quan chức chính phủ
cao cấp đã tranh cãi về việc này, có lẽ sớm nhất là vào tháng 10, nhưng Suga vẫn
thận trọng cho đến nay.
Một phần lớn phe đối lập
gay gắt của Nhật Bản gần đây đã tập hợp lại thành một khối mới, với hy vọng sẽ
đặt ra thách thức mạnh mẽ hơn đối với một đảng cầm quyền đã nắm giữ quyền lực gần
60 năm qua, chỉ trừ một vài năm.
Nhưng LDP vẫn sẽ được ủng
hộ rất nhiều trong bất kỳ cuộc bầu cử mới nào, ngay cả khi sức hấp dẫn của cá
nhân Suga đối với cử tri vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Iokibe cho biết:
“Ông Suga có khả năng thực hiện các chính sách bằng
cách kiểm soát giới công chức, nhưng điểm yếu của ông là chiếm được cảm tình của
công chúng.”
Với tư cách là người phát
ngôn của chính phủ, Suga đã nổi tiếng khi sử dụng quyền lực của mình để kiểm
soát bộ máy quan liêu rộng lớn và quyền lực của Nhật Bản và giúp thúc đẩy các
chính sách của chính phủ.
Không giống như nhiều người
trong LDP bảo thủ, Suga không phải là người có truyền thống chính trị, và lớn
lên là con trai của một nông dân trồng dâu tây ở vùng nông thôn Akita, phía bắc
Nhật Bản.
Ông chuyển đến Tokyo sau
khi học trung học và làm những công việc lặt vặt để học đại học ban đêm, trước
khi được bầu làm nghị viên lần đầu tiên vào năm 1987, với tư cách là thành viên
hội đồng thành phố ở Yokohama ngoại ô Tokyo.
Ông đã giành được một ghế
ở hạ viện vào năm 1996 và là người ủng hộ lâu dài của Abe, thúc đẩy ông ta ứng
cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp lần đầu tiên đắc cử thảm hại của ông, kết thúc chỉ
sau một năm.
Yoshihide Suga công
bố tên kỷ nguyên mới của Nhật Bản, ‘Reiwa’ (令和, Lệnh Hòa) tại một cuộc họp báo năm 2019 ở
Tokyo. Ảnh: Kyodo
Khi Abe bất chấp những bất
lợi và trở lại nắm quyền vào năm 2012, ông đã bổ nhiệm Suga vào vai trò bí thư
nội các đầy quyền lực, từ đó ông được cho là đã giúp thúc đẩy một số chính sách
mang tính bước ngoặt của Abe, gồm cả việc nới lỏng các hạn chế đối với lao động
nước ngoài.
Sự gần gũi của Suga với
Abe có nghĩa là ông được coi là người có thể nói chuyện thẳng thắn với thủ tướng
và đặc biệt là đã khuyên Abe không nên
đi thăm Yasukuni
Shrine (Đền Tĩnh Quốc Thần Xã) năm 2013 gây tranh cãi của ông ấy đến
Tokyo. Đền Yasukuni, được các nước láng giềng xem là biểu tượng cho chủ nghĩa
quân phiệt trong quá khứ của Nhật Bản.
Dù Abe phớt lờ lời
khuyên, khiến chính giới trong khu vực giận dữ và bị Mỹ quở trách, ông Abe đã
không lặp lại chuyến đi kể từ đó, ngay cả khi các thành viên trong nội các của
ông đã đến thăm.
Các chuyên gia cho rằng
Suga theo chủ nghĩa thực dụng và anh được các nhà lập pháp trong phạm vi chính
trị trong LDP coi là một nhân vật trung lập.
Nhưng hình ảnh làm dịu của
ông đã có một chút gì đó được khởi động lại vào năm ngoái với tuyên bố về một kỷ
nguyên đế quốc mới để đánh dấu sự lên ngôi của Hoàng
đế Naruhito.
Chính Suga là người đã tiết
lộ cái tên thời đại đã được chờ đợi từ lâu: Reiwa. Và hình ảnh ông cầm bức thư
pháp vẽ tay danh xưng của triều đại mới đã khiến ông có biệt danh trìu mến “Bác
Reiwa”.
Ông chỉ đôi khi cho phép
người dân có cái nhìn thoáng qua về cuộc sống cá nhân với gia đình nằm ngoài
ánh đèn chính trường, nhưng đã tiết lộ trong các cuộc phỏng vấn.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ trích đăng lại
bài từ DCVOnline.net”
***
Nguồn:
Japan’s Suga Wins LDP Race To Succeed Prime Minister Shinzo
Abe | Agence France-Presse |
September 14, 2020. Reuters và Bloomberg đưa tin bổ túc.
No comments:
Post a Comment