Châu
Âu thiệt đủ đường nếu ngừng Nord Stream 2 trừng phạt Nga
Thu
Hằng -
RFI
Đăng ngày: 08/09/2020
- 12:40
Đức và phương Tây sẽ bắt Nga trả giá vụ đầu độc nhà
đối lập Alexei Navalny bằng cách đình chỉ đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 ? Báo
chí phương Tây trong nhiều ngày qua liên tiếp đưa tin, thủ tướng Angela Merkel
không loại trừ khả năng này nếu như Matxcơva không có những câu trả lời thỏa
đáng về vụ đầu độc, bất chấp việc Đức là nước được hưởng lợi nhiều nhất, kiêm
nhà bảo vệ kiên quyết nhất dự án khổng lồ này.
Ảnh tư liệu :
Tàu đặt ống dẫn khi đốt trong dự án Nord Stream 2, nối liền từ Nga tới Đức. Ảnh
chụp ngày 11/11/2018. AP - Bernd Wuestneck
Dài 1.200 km, nối từ Nga
đi qua biển Baltic và kế thúc ở Đức, Nord Stream 2 (Bắc hải lưu 2) sẽ chuyển
khoảng 55 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm cho châu Âu. Dự án mang tính địa chính trị
này đã gây tranh cãi ngay từ đầu : các nước Đông Âu phản đối, kịch liệt nhất là
Ba Lan, Mỹ trừng phạt và giờ thêm vụ đầu độc nhà đối lập Nga Alexei Navalny.
Tuy nhiên, đình chỉ dự án
Nord Stream 2 sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề cho tất cả các bên.
Trước tiên là Đức, quốc
gia đang “từ bỏ nhiệt điện và điện nguyên tử”, do đó “cần nhiều khí đốt
hơn”, theo bộ trưởng Kinh Tế Peter Altmaier. Ngừng dự án sẽ gây “tác động
rất lớn” đối với nguồn cung ứng nhiên liệu cho Đức, theo khẳng định với
Reuters của một người phát ngôn bộ Kinh Tế Đức. Ngay cả tổng thống Mỹ Donald
Trump, người “ủng hộ” từ bỏ Nord Stream 2, cũng tỏ ra thông cảm với
thủ tướng Merkel, “hiện trong thế yếu về năng lượng”.
Tiếp theo là các nước
châu Âu, khách hàng của Nord Stream 2, cũng sẽ phải gánh thiệt hại vì sẽ phải
trả chi phí đắt hơn nếu mua khí đốt từ Mỹ, Qatar hay thông qua những đường ống
khác từ Algérie, Libya hoặc Azerbaidjan, theo ông Oliver Hermes, chủ tịch Hội
các doanh nghiệp phương Đông của Đức khi trả lời báo Deutsche Welle (07/09).
Thực ra, thủ tướng Merkel
đang phải đối mặt với những “lục đục” - bên chống, bên ủng hộ Nord
Stream 2 - ngay trong đảng Liên minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) của bà, cũng
như trong liên minh cầm quyền, với đảng Xã Hội-Dân Chủ SPD ; đảng này luôn
muốn duy trì mối quan hệ với Nga và ủng hộ Nord Stream 2. Trong khi đó, theo Le
Monde, hai đối thủ, Norbert Röttgen và Friedrich Merz, đang muốn tranh chức chủ
tịch đảng CDU thay bà Merkel sau cuộc bầu cử lập pháp tháng 09/2021, đều gây sức
ép để dừng dự án khí đốt, với lý do “hoàn thiện Nord Stream 2, đối với
Putin, có lẽ sẽ là lời khẳng định cho việc ông ta có thể tiếp tục chính sách
như hiện nay”.
Tình hình buộc thủ tướng
Đức đổi thái độ, gia hạn vài ngày cho Matxcơva đưa ra những giải đáp thỏa đáng,
trước khi đưa ra quyết định về dự án Nord Stream 2. Tổng thống Pháp Emmanuel
Macron được cho là sẽ có những lời lẽ cứng rắn tương tự, dù hiện tại, chỉ ngoại
trưởng Jean-Yves Le Drian trên tuyến đầu.
Pháp không muốn tham gia
vào những bất đồng nội bộ của chính quyền Đức, nhưng vụ đầu độc nhà đối lập
Navalny cũng đẩy Paris vào thế khó xử trong quan hệ với Matxcơva, đặc biệt
trong bối cảnh hai bên sắp tổ chức hội nghị 2+2 giữa bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc
Phòng hai nước, theo dự kiến vào ngày 14/09 tại Paris và chuyến công du
Matxcơva sắp tới của tổng thống Pháp Macron. Liệu có cần hủy hai sự kiện này để
bày tỏ thái độ phản đối Nga hay không ?
Liên Hiệp Châu Âu trừng
phạt Nga, dù biện pháp này được cho là mang tính biểu tượng nhiều hơn là hiệu
quả, sau các vụ sáp nhập bán đảo Crimée, xung đột ở miền đông Ukraina, máy bay
MH 17 của Malaysia bị bắn rơi ở Ukraina, vụ đầu độc cựu điệp viên Serguei
Skripal ở Anh… nhưng vẫn cần đến chính quyền của tổng thống Putin trong hàng loạt
hồ sơ quốc tế quan trọng : nội chiến ở Syria, hòa bình ở Libya, hạt nhân Iran,
khủng hoảng Belarus… trong bối cảnh chính quyền của tổng thống Donald Trump dần
dần thoái lui trên trường quốc tế.
Cuối cùng, liệu Đức có thể
đơn phương trừng phạt được Nga hay không ? Dự án Nord Stream 2 “được tất cả
các cấp và cơ quan có thẩm quyền của Liên Hiệp Châu Âu thông qua, trong đó có cả
chính quyền Đức, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan”, vẫn theo ông Oliver Hermes.
Ngừng dự án còn đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sau này sẽ chần chừ trong việc
ủng hộ các dự án của châu Âu và của Đức. Nhưng trước mắt sẽ là hàng loạt vụ bồi
thường cho các doanh nghiệp tham gia dự án.
Nord Stream 2 có tổng trị
giá khoảng 12 tỉ euro, huy động đến 600 nhà thầu phụ và được dự kiến hoàn thiện
vào năm 2021. Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom chiếm khoảng 50% cổ phần dự án, phần
còn lại thuộc về 5 tập đoàn, Uniper và Wintershal DEA (Đức), Shell (Hà Lan),
OMV (Áo) và Engie (Pháp).
-----------------------------------------------
.
Vụ
đầu độc: Nhà đối lập Nga Navalny hết hôn mê, Đức đe dọa trừng phạt Matxcơva
Thu
Hằng -
RFI
Đăng ngày: 08/09/2020
- 11:11
Sau gần 3 tuần nhập viện ở Berlin, nhà đối lập Nga
Alexei Navalny, theo các bác sĩ Đức, bị đầu độc bằng chất Novitchok, đã hết hôn
mê. Ngày 07/09, bệnh viện Charité, nơi Navalny được điều trị, cho biết tình trạng
sức khỏe của ông “đã được cải thiện”.
Tổng thống Đức
Frank-Walter Steinmeier trong cuộc họp báo tại Berlin, ngày 31/08/2020. REUTERS
- Hannibal Hanschke
Bệnh nhân 44 tuổi, “phản
ứng khi người ta nói với ông” và sẽ “từng bước” ngừng thở bằng
máy, vẫn theo thông cáo của bệnh viện Charité, một trong những bệnh viện nổi tiếng
châu Âu.
Tuy nhiên, theo AFP, dù
tình trạng của nhà đối lập Nga có nhiều dấu hiệu cải thiện nhưng các bác sĩ
không loại trừ khả năng ông sẽ chịu nhiều di chứng về lâu dài do “độc dược
quá mạnh”. Chất độc thần kinh Novitchok, được một phòng thí nghiệm quân sự Đức
phát hiện trong cơ thể ông Navalny, là được cho là chỉ mình Nga có.
Đức và các nước phương
Tây đã yêu cầu Nga giải thích. Berlin cho Matxcơva thời hạn vài ngày để “làm
sáng tỏ chuyện gì đã xảy ra” trước khi đưa ra quyết định trừng phạt. Anh
Quốc, nơi từng xảy ra vụ đầu độc hai cha con cựu nhân viên tình báo Skripal năm
2018, đã triệu mời đại sứ Nga để bày tỏ quan điểm của Luân Đôn về vụ đầu độc
Navalny.
Còn theo ngoại trưởng
Pháp Jean-Yves Le Drian, khi trả lời truyền thông ngày 06/09, “tình hình
nghiêm trọng, trước hết là có thêm một nhà đối lập bị đầu độc và hơn nữa sản phẩm
được sử dụng là độc dược bị cấm”. Tuy nhiên, Matxcơva lên án những âm
mưu “phi lý” cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc.
Ngày 07/09, thủ tướng Đức
Angela Merkel cho biết không loại trừ khả năng đình chỉ dự án đường ống dẫn dầu
Nord Stream 2, dự kiến được hoàn thiện vào năm 2021, dù Đức được cho là nước hưởng
lợi nhiều nhất từ dự án khí đốt này.
Từ nhiều năm nay, Nord
Stream 2 nằm trong tầm ngắm của tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 07/09, tổng thống
Trum phát biểu “ủng hộ” từ bỏ dự án, vì theo ông, châu Âu sẽ bị phụ
thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga. Và để tránh tình trạng này, ông Trump đề
xuất châu Âu mua dầu khí của Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà
phân tích cho rằng châu Âu sẽ thiệt đủ đường nếu đình chỉ dự án Nord Stream 2 để
trừng phạt Nga.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Vụ
đầu độc Navalny: Đức ra tối hậu thư buộc Nga phải giải thích
.
Nga-Đức
: Xác nhận Navalny bị đầu độc bằng Novitchok, Berlin gây áp lực với Matxcơva
.
Chiến
lược đối ngoại của Đức : Từ chậm thức tỉnh, đến thận trọng và tăng tốc
No comments:
Post a Comment