Dịch giả: Trúc Lam
17/01/2020
Chính quyền Việt Nam đã đẩy mạnh một cuộc đàn áp
trên toàn quốc được đánh dấu bằng các vụ bắt giữ và kiểm duyệt mạng xã hội rộng
rãi khi họ cố gắng kìm hãm các cuộc tranh luận công khai về vụ tranh chấp đất
đai dẫn đến chết người, Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm nay cho biết.
Các cuộc tấn công mạnh mẽ vào những lời chỉ trích ôn
hòa sau vụ đụng độ hồi tuần trước giữa cảnh sát và người dân của một ngôi làng,
là tâm điểm của một cuộc tranh chấp lớn, khiến bốn người thiệt mạng, gây ra sự
phẫn nộ trên toàn quốc. Sự thông đồng chính thức về các giao dịch đất đai là
nguồn cơn gây bất mãn lớn ở Việt Nam.
Những nỗ lực mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc
kiểm duyệt thảo luận về tranh chấp đất đai này là ví dụ mới nhất trong chiến dịch
khẳng định quyền kiểm soát nội dung trên mạng, ông Nicholas Bequelin, Giám đốc
Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.
Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, ngày càng trở
thành vũ khí của Việt Nam để theo dõi những người nói lên suy nghĩ của họ một cách
ôn hòa. Đây là một cuộc tấn công không thể chấp nhận được đối với quyền tự do
ngôn luận và rõ ràng là một nỗ lực để dập tắt bất đồng chính kiến.
Trong tuần
qua, ba nhà hoạt động đã bị bắt, liên quan đến các bài đăng trên mạng xã hội về
tranh chấp ở xã Đồng Tâm, trong khi hàng chục người sử dụng Facebook nói rằng,
họ gặp phải những hạn chế đối với hoạt động của họ [trên Facebook].
Vụ tranh chấp chết người
Vào 4 giờ sáng ngày 9 tháng 1, cảnh sát mở một chiến
dịch tại làng Đồng Tâm, cách Hà Nội 40 km, thủ đô của đất nước. Người dân Đồng
Tâm đã phản đối việc thuê đất của một công ty viễn thông thuộc sở hữu của quân
đội trong nhiều năm.
Nhà chức trách cáo buộc rằng, dân làng đã sử dụng bạo
lực và bốn người, gồm ba sĩ quan cảnh sát và người trưởng làng, ông Lê Đình
Kình, khoảng 85 tuổi, đã thiệt mạng trong vụ đụng độ. Họ nói thêm rằng, cảnh
sát đã bắt giữ 30 người về tội “phá hoại an ninh”. Ngày 14 tháng 1, nhà chức
trách tuyên bố rằng, họ sẽ đưa ra cáo buộc giết người và “chống người thi hành
công vụ” đối với 22 người.
Tình hình ở Đồng Tâm thường xuyên được cư dân mạng
Việt Nam quan tâm, dân làng và người thân của họ ở Hà Nội chia sẻ, cập nhật thường
xuyên và phát trực tiếp trên Facebook, là một câu chuyện dài.
Trong khi xã Đồng Tâm đã bị lực lượng an ninh phong
tỏa từ ngày 9 tháng 1, theo lời bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, nói trong
một video clip xuất hiện trên Facebook ngày 13 tháng 1. Trong video, bà cáo buộc,
bà bị lực lượng an ninh đánh đập nặng trong nỗ lực buộc bà phải thú nhận vai
trò trong sự kiện ngày 9 tháng 1.
Khi bà Thành được thả ra, hàng chục người vẫn đang bị
giam giữ và có nguy cơ bị tra tấn và đối xử tệ bạc. Trong lời khai của mình, bà
Thành nói rằng, bốn người trong gia đình bà đang bị giam giữ.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã có tài liệu ghi nhận các điều
kiện giam giữ kinh khủng ở Việt Nam, với bằng chứng tù nhân bị tra tấn và bị
ngược đãi, thường xuyên bị giam giữ và biệt giam, bị giam trong điều kiện tồi tệ,
và bị từ chối chăm sóc y tế, nước sạch để uống và không khí trong lành để thở.
Ông Nicholas Bequelin nói: “Chính quyền phải khẩn
cấp giảm tình trạng gây sốc này. Họ cũng phải thiết lập các dữ kiện về những gì
đã xảy ra vào ngày 9 tháng 1, đặc biệt theo tuyên bố của một người phụ nữ lớn
tuổi rằng bà đã bị đánh đập nặng. Bất cứ ai bị nghi ngờ có hành động bạo lực
kéo dài, dù là cảnh sát hay dân Đồng Tâm, đều nên bị đưa ra trước công lý,
trong các phiên tòa công bằng”.
Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trước đó đã nhận được
sự chú ý trên cả nước và quốc tế hồi tháng 4 năm 2017, khi dân làng bắt giữ 38
quan chức địa phương và cảnh sát trong nhiều ngày sau khi cảnh sát bắt giữ bốn
dân làng và cáo buộc họ có vai trò trong một cuộc phong tỏa.
Gia tăng đàn áp trên mạng xã hội
Tổ chức Ân xá Quốc tế lưu ý sự gia tăng đáng kể của
nhà cầm quyền Việt Nam trong việc đàn áp các hoạt động trên mạng xã hội sau sự
kiện diễn ra hồi tuần trước tại xã Đồng Tâm.
Một số người dùng Facebook nói rằng, họ nhận được
thông báo như sau: “Do yêu cầu pháp lý ở quốc gia của bạn, chúng tôi đã hạn
chế quyền truy cập vào hồ sơ của bạn trên Facebook. Điều này có nghĩa là những
người khác ở quốc gia của bạn không thể xem hồ sơ của bạn và có thể không tương
tác với bạn qua Messenger“.
Những hạn chế này có thể được chính quyền Việt Nam
thúc đẩy triển khai đội quân trên mạng tràn ngập Facebook với các báo cáo phàn
nàn về hoạt động trên mạng của cá nhân những người sử dụng. Việt Nam được cho
là có lực lượng quân đội trên mạng lên tới 10.000 người (ND: Lực lượng 47).
Kênh YouTube tiếng Việt của Đài Châu Á Tự do (RFA),
có nửa triệu người đăng ký, cũng bị YouTube phạt với lý do “vi phạm nguyên tắc
cộng đồng”, mặc dù không có giải thích nào được cung cấp. Điều này đã ngăn
chặn đài đăng tải video hoặc phát trực tiếp trong bảy ngày, mặc dù việc ngăn chặn
này đã được dỡ bỏ hôm thứ Hai, sau khi RFA kháng cáo.
Hôm thứ bảy ngày 11 tháng 1, báo Hà Nội Mới, tờ báo
do chính quyền kiểm soát, đưa tin, ý kiến của đại diện Bộ Thông tin và Truyền
thông Việt Nam, ca ngợi Google và YouTube vì hành động nhanh chóng của họ trong
việc đáp ứng yêu cầu của chính quyền Việt Nam sau vụ đụng độ ở Đồng Tâm. Người
đại diện này cũng đã quở trách Facebook vì đã “phản ứng rất chậm và quan liêu”.
“Chính quyền muốn bịt miệng các cuộc thảo luận về
những gì đã xảy ra ở Đồng Tâm và tránh làm cho nó trở thành một điểm nhấn khác
về sự bất mãn phổ biến [của dân chúng]. Thung lũng Silicon không thể trở thành
kẻ đồng lõa trong nỗ lực trắng trợn này nhằm giữ công dân Việt Nam trong bóng tối
về các vi phạm nhân quyền”, ông Nicholas Bequelin nói.
===================================
Thường thì sau khi phạm tội ác tày đình thì kẻ thủ
ác sẽ rơi vào trạng thái quẫn trí, đa nghi, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Lúc này
hắn sẽ phản ứng cực đoan và vô lý trí ngay cả với điều nhỏ nhặt.
Tội ác mà công an gây ra đối với gia đình cụ Kình và
người dân Đồng Tâm thấu tận trời xanh, khiến lòng người căm phẫn. Chỉ nội trong
hai ngày kêu gọi, mà người dân cả nước đã đóng góp tới nửa tỉ đồng để bày tỏ sự
tiếc thương đối với cụ Kình, đấy là chưa kể trong dân gian, từ ngày xảy ra chuyện
tới giờ, tiếng chửi rủa chưa bao giờ vơi ngớt.
Họ, đảng Cộng Sản, biết điều đó. Họ hiểu là họ vừa
gây ra chuyện tày đình, họ biết là lòng dân bây giờ không thuận. Thế nên, họ
chuyển vào thế phòng thủ. Những lúc thế này thì những kẻ có tư tưởng diều hâu ở
trong nội bộ đảng sẽ được lợi, chúng sẽ vẽ ra đủ thể loại “thế lực thù địch” để
huy động toàn bộ sức mạnh cơ bắp, đồng thời, đây cũng là thời cơ để triệt hạ những
người có tư tưởng ôn hoà hơn trong đảng (nếu có) mà chúng vốn không ưa.
Bất chấp nghị viện Châu Âu sắp sửa bỏ phiếu định đoạt
số phận của hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu, bất
chấp việc Việt Nam đang là chủ tịch hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc, và là
chủ tịch của ASEAN, tất cả đều đòi hỏi chúng ta duy trì thể diện và uy tín quốc
gia ở mức cao… Vậy mà đám cầm quyền vẫn ra lệnh triệt hạ Đồng Tâm và hành quyết
cụ Kình. Chưa hết, lại ép Vietcombank làm điều mà không ngân hàng tư nhân nào
nên làm, đó là cưỡng đoạt tài sản của khách hàng.
Điều
này cho thấy tư tưởng diều hâu, quá khích đang ngự trị trong giới lãnh đạo. Và đây rõ ràng là điều nguy hiểm nhất đối với an ninh quốc gia. Nếu hiểu
an ninh quốc gia là sự an toàn đối với các thành viên trong một cộng đồng quốc
gia, thì không gì nguy hiểm hơn cho bằng việc lãnh đạo quốc gia là những kẻ
khát máu, bất chấp đạo lý. Chẳng cần phải bị xâm lược bởi ngoại bang thì người
dân cũng đã bị làm tình làm tội, và theo như người Đồng Tâm mô tả, thì đó là
“giặc nội xâm”.
Và như chúng ta vẫn thường thấy ở trong các bộ phim
dã sử, mỗi khi những kẻ bạo chúa cảm thấy bất an, thì chúng sẽ tìm cách gán hết
tội này đến tội nọ cho những người mà chúng không ưa, hoặc thậm chí là cả những
thường dân vô tội. Rồi đem đi hành quyết. Chúng ta, đang sống trong thời đại
như vậy. Nực cười thay, kẻ mà tờ mờ sáng đưa quân càn quyét, đánh phá, bắn giết
một làng nhưng sau đó lại gọi người dân làng ấy là khủng bố.
No comments:
Post a Comment