Sunday, January 12, 2020

ĐỒNG TÂM, THẤT BẠI CỦA TẤT CẢ CÁC BÊN (Nguyễn Tiêu Quốc Đạt)





Là một người theo dõi khá kỹ trường hợp Đồng Tâm từ năm 2017 và không gần gũi, có tiếp xúc trực tiếp với người Đồng Tâm ; nên mình có nhận xét nhanh về diễn biến từ 9-12/1/2020 (xin không bàn đến lịch sử tranh chấp tại khu đất sân bay Miếu Môn-Đồng Sênh):

- Về thông tin: Sự kiện đã tạo nên một chiến trường thực sự. Trên Facebook tôi thấy có Đồng Tâm media, Nhân Dân media và mạng lưới dân oan chia sẻ mạnh (đặc biệt là Trịnh Bá Tư/Trịnh Bá Phương), tuy nhiên đều là các thông tin không chính thống. 

Trong khi đó phía "bên kia" những trang tiên phong lại là những trang thực hiện nghiệp vụ fake như canhco, comcom, cảnh sát cơ động, yêu quân đội, yêu cand, các hội đồng hương... Bằng việc này, nó đã thành công ở hai điểm : 

+ Tạo tin giả, tăng lượng view và sự tức giận của người đọc.

+ Thu hút nhóm bất đồng chính kiến vào phản biện báo chính thống và chính quyền. Tuy nhiên hành động phản biện này là vô nghĩa bởi chúng là các trang phi chính thống, và tự thân làm giảm uy tín của những người phản biện.

Cũng trong phần này, tôi cũng muốn đề cập đến bức ảnh người cháy gây tranh cãi trong hai ngày qua. Phía bất đồng chính kiến đã tìm cách bác bỏ nó không thuyết phục nếu chỉ dựa vào dữ liệu ảnh (ngày tháng chụp cái có thể cố tình làm fake). Điều này cho thấy sự yếu kém trong việc chuẩn bị đối diện với các fakenews được xử lý có hệ thống, được đưa ra có chủ đích. 

Cũng nói thêm, nhóm bất đồng chính kiến Việt Nam thường xuyên là nạn nhân của fakenews cánh hữu, và đưa các tin fake về chuyện chính trị Mỹ một cách hồn nhiên. Đây là hệ quả lâu dài mà họ sẽ cần phải đối mặt nghiêm túc.

- Về các phản ứng chung, xung quanh vụ tấn công: Do không có nền tảng cơ bản của fact, thông tin bị ngăn chặn, không có báo chí điều tra độc lập nên nó trở nên bất lợi từ cả hai phía - cả chính quyền lẫn nhóm chống chính quyền. 

Đây là trường hợp điển hình của việc bưng bít thông tin, là thứ gây hại, cho dù nhóm nắm quyền muốn sử dụng theo cách cổ điển mà họ muốn từ thời chưa có facebook. Sự việc này có thể dẫn đến hậu quả tiếp theo là facebook trở thành mục tiêu tấn công của nhà cầm quyền.

- Về vai trò của chính quyền Hà Nội : Cá nhân tôi cho rằng ông Nguyễn Đức Chung trong năm 2017 đã sai lầm khi sử dụng biện pháp dân túy, viết lời hứa không truy tố các hành động bắt giữ người sai pháp luật của dân Đồng Tâm. 

Tôi ước là ông Kình, ông Công và những người đứng ra nhận trách nhiệm cho phong trào Đồng Tâm năm đó bị bắt, bị xét xử và trở về làng như Đoàn Văn Vươn thì có thể câu chuyện năm 2019 sẽ khác. Bối cảnh năm 2017 vẫn có lợi cho họ, dù chống người thi hành công vụ nhưng không có bất kỳ một thương vong nào. Thậm chí họ toàn phần chiến thắng về tình khi được tiếng nuôi giữ cán bộ. 

Tôi ước, chính quyền Hà Nội và Viettel biết rằng, vẫn còn có một cơ hội đối thoại ngày đó để tổ chức một hội nghị bàn tròn (theo cách tôi học người Đức về kỹ thuật hòa giải trung gian). Các xung đột như tại Đồng Tâm vẫn xảy ra trên toàn thế giới, ở cả những nước dân chủ như Đức, Pháp mà tôi theo dõi. Nó cũng đã xảy ra xung đột bạo lực, nhưng cũng có trường hợp các bên tìm được một điểm mấu chốt có lợi nhất từ cả 3-4 phía. 

Sự kiện năm 2019 là thất bại từ tất cả các bên, và quan trọng hơn, nó đã tạo ra một ngưỡng bạo lực không thể đối thoại, ngoài các tấn công hận thù trong chính những người không liên quan mà chúng ta thấy trong những ngày gần đây.

- Về vai trò của giới bất đồng chính kiến : Trong hai năm qua, kể từ 2017 đến nay, họ là những yếu tố mờ nhạt trong các hành động hỗ trợ duy lý cho người Đồng Tâm. Đáng tiếc thay, chức năng tạo xung đột và hận thù nhiều hơn là tìm đến đối thoại. Giới luật sư có vẻ như đã không tư vấn cho các nhóm chủ chốt của Đồng Tâm rằng: những gì dân Đồng Tâm nói (về chiến thắng, về thuốc nổ, về bom xăng...) đều có thể trở thành bằng chứng chống lại họ trong hôm nay. 

Như vậy có thể thấy, chức năng chống tin giả, tư vấn pháp lý của giới bất đồng chính kiến Việt Nam là vô cùng yếu kém. Trong hai năm qua, họ đã làm được gì? Cá nhân tôi thấy không thuyết phục!

- Về sự kiện bố ráp Đồng Tâm : Tôi hy vọng Bộ Công an trả lời các câu hỏi cơ bản có chức năng làm rõ, minh bạch mà Luật Khoa đã gửi. Với tôi, thông tin về thời gian và quy trình pháp lý là quan trọng nhất. 

Ở khía cạnh người quan sát, tôi cho rằng có một thời điểm bùng nổ (có thể là thời điểm một chỉ huy cảnh sát cơ động bị ngã và bị tấn công bằng xăng) khiến vụ bố ráp này chuyển thành cuộc trả thù, hành quyết hơn là thực thi pháp luật. Tuy nhiên do thông tin hoàn toàn thiếu nền tảng chứng cứ, nên các giả thuyết sau đó đều là thuyết âm mưu, điều vô ích cho tất cả các bên.

.
Luân Lê Vì đã không đủ fact và các thông tin thì anh không nên viết kiểu khẳng định với nhiều nội dung không có cơ sở nào như ở trên.
.
Nguyen Tieu Quoc Dat Luân Lê vâng anh có thể chia sẻ thêm fact, tôi rất sẵn lòng lắng nghe
.
Pham Doan Trang Công nhận là giới bất đồng chính kiến Việt Nam (trong đó có mình) còn cực kỳ yếu kém.
Nhưng trong vụ ĐT này thì phải nói thật là ngay từ đầu, người dân ĐT đã tìm cách tránh tiếp xúc với giới bất đồng chính kiến. Họ chỉ chấp nhận 1-2 gương mặt, và cũng tuỳ thời điểm thôi. Đây là nhận xét cá nhân của mình, không có ý trách ai cả.

Trịnh Kim Tiến E đồng ý với a về một số quan điểm trong stt trên. Tuy nhiên có một số điểm:
-Như vai trò của bdck là tạo xung đột và hận thù nhiều hơn là đối thoại. Khi mà người dân ĐT là làng chiến đấu, có cách thức đối kháng riêng của họ thì những người bdck không thể làm gì khác ngoài việc đưa tin khi họ bị tấn công. Khi mà chứng kiến sự dã man thì bản năng là bức xúc, đó ko phải kích động hay tạo xung đột hận thù.

-Bên phía ĐT nhiều lần yêu cầu được đối thoại giải quyết nhưng không được vậy thì họ và giới bdck hay bất kỳ ai đều không thể có giải pháp cho mâu thuẫn quyền lợi.
-E tin chắc chắn rằng người dân ĐT cũng thừa hiểu những gì họ nói có thể làm bằng chứng chống họ, nhưng nếu họ ko quyết tâm và nói như vậy thì chưa chắc gì hơn 2 năm nay họ dc yên ắng như vậy.
-Mặc dù có sự kiên quyết chống lại cướp bóc, có sự “máu lửa” trong việc chống áp bức, nhưng nếu là người dân, e nghĩ họ ko dại gì ra tay trước để khơi mào bạo lực. Vì vậy có thể có tẩm xăng nhưng phải trong một hoàn cảnh phẫn uất như thế nào nữa.
Đương nhiên như a nói, với sự bưng bít thì không thuyết nào là đúng hoàn toàn
.
Nguyen Tieu Quoc Dat Trịnh Kim Tiến anh nghĩ họ cần cà những tiếng nói giúp họ bình tâm và đánh giá toàn diện... vì trong cuộc đôi khi lại nhìn khác. Họ cũng cả cần đồng minh trong chính quyền. Xu hướng tự trị và xung quanh quanh mà cổ vũ thật hăng để biến họ thành thiêu thân chống cs thì rất buồn! Cụ Kình và tinh thần họ là 1 di sản. Bản thân Tuấn cũng có 1 cái note về nhân cách của ông là ko hận thù bạo động. Nhưng ông Công có thể khác, người nói về mìn, xăng cũng ko phải cụ Kình... Nó là một cái gì đó rất buồn. A nghĩ vậy

. . . .






No comments: