VOA Tiếng Việt
04/07/2017
Trần
Hoàng Phúc, thành viên YSEALI – nhóm Sáng Kiến Lãnh Đạo Đông Nam Á do tổng thống
Barack Obama thành lập – đồng thời là người tham gia vào các hoạt động dân chủ,
nhân quyền, vừa bị bắt tại Việt Nam.
Thông báo về việc "bắt bị can để tạm giam," Công An Hà Nội.
Thông báo về việc “bắt bị can để tạm giam,” do đại
tá Trần Quốc Khánh, Công An Hà Nội, ký tên ghi ngày 3 tháng Bảy, có đoạn, Trần
Hoàng Phúc “có hành vi tàng trữ tài liệu, đăng tải các video có nội dung tuyên
truyền chống Nhà Nước CHXHCN Việt Nam trên mạng internet phạm vào Điều 88 Bộ Luật
Hình Sự.”
Thông báo được đề gởi cho bà Huỳnh Thị Út, là thân mẫu
Trần Hoàng Phúc. Thông báo cũng viết Trần Hoàng Phúc “đang bị tạm giam tại Trại
Tạm Giam số 1 – Công an TP Hà Nội.”
Trần Hoàng Phúc. (Hình: Người Việt)
Các trang thông tin trên Facebook cho biết Trần
Hoàng Phúc sinh năm 1994, “đã học hết năm cuối khoa luật, trường đại học luật
Tp.HCM. Vì dấn thân hoạt động dân chủ nên Phúc bị nhà trường làm khó dễ và
không trao bằng tốt nghiệp.”
Trần Hoàng Phúc là thành viên nhóm sáng kiến lãnh đạo
Đông Nam Á (YSEALI) do TT Obama sáng lập.
Hồi tháng Năm, 2016, trong tư cách thành viên chính
thức của YSEALI, Trần Hoàng Phúc được thư mời tham dự giao lưu với ông Obama
khi ông ghé thăm Sài Gòn. Tuy nhiên, phía Việt Nam đã ngăn cản, không cho Phúc
vào tham dự.
Vé tham dự buổi gặp gỡ của YSEALI với TT Obama hồi tháng Năm, 2016.
(Hình: Nhật Báo Người Việt)
Trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt khi
ấy, Trần Hoàng Phúc nói phía Việt Nam “thẩm vấn tôi với các câu hỏi như: Nguyên
nhân vì sao có vé mời? Thuộc tổ chức nào? Lý do vì sao có mặt ở đoàn người xếp
hàng vào gặp tổng thống? Nói chung, họ muốn biết về mối quan hệ giữa tôi và các
thành viên ở lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn.”
Và câu trả lời là: “Chuyện tôi tham dự buổi nói chuyện
của tổng thống chỉ mang tính cá nhân, vì tôi là thành viên của tổ chức YSEALI
do Tổng Thống Obama sáng lập. Còn mối quan hệ của tôi với các thành viên lãnh sự
quán Hoa Kỳ là mối quan hệ hợp pháp, nên tôi không có gì phải trình bày với họ
về những điều này, vì nó xâm phạm đời tư của tôi.”
Thông tin trên Facebook viết rằng, Trần Hoàng Phúc
là “thanh niên trẻ năng động, có bản lĩnh, tiếp cận thông tin và môi trường học
hiện đại qua nhiều khóa học về kỹ năng quản trị, đàm phán và kinh doanh. Phúc
có mối quan hệ rộng và có một số hoạt động thiết thực trong phong trào dân chủ:
tham gia hoạt động thúc đẩy nhân quyền ở Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, tham gia cứu
trợ lũ lụt miền Trung, xuống Thạnh Hóa – Long An cùng mọi người tại Phiên tòa xử
án em Nguyễn Mai Trung Tuấn.”
VOA Việt Ngữ chưa liên lạc được với Công An Hà Nội
và bà Huỳnh Thị Út để kiểm chứng thông tin.
-----------------------------
BBC Tiếng Việt
4 tháng 7, 2017
Tin
cho hay một thành viên chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI),
năm ngoái từng bị chặn gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama, nay bị bắt vì Điều 88.
Trần Hoàng Phúc là thành viên chương
trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI). OTHER
Trần
Hoàng Phúc, 23 tuổi, là thành viên chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam
Á (YSEALI), sinh viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Trong
dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam và gặp gỡ các thành viên YSEALI
tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 5/2016, anh bị câu lưu ngay tại địa điểm diễn ra
cuộc gặp với ông Obama.
Thông
báo của Cơ quan An ninh Điều tra Công an Hà Nội do Đại tá Trần Quốc Khánh ký
hôm 3/7 ghi: "Trần Hoàng Phúc có
hành vi tàng trữ, làm và đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống nhà
nước lên mạng Internet, vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự."
Hiện
anh Phúc đang bị giam tại Trại tạm giam số 1 ở Hà Nội.
'Đe
dọa'
Hôm
4/7, bà Huỳnh Thị Út, mẹ của anh Trần Hoàng Phúc, nói với BBC rằng bà
"không tiện trả lời bất kỳ câu hỏi nào".
Cùng
ngày, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng lưới Blogger Việt Nam,
nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh: "Chỉ
tính trong năm nay, nhiều bạn trẻ, nhà hoạt động xã hội đã bắt giữ, truy tố và
phạt tù theo Điều 88."
"Có thể kể đến anh Nguyễn Văn Hóa
bị chuyển tội danh từ Điều 258 sang 88. Mới đây nhất là bản án 10 năm tù theo
Điều 88 cho blogger Mẹ Nấm. Theo tôi, đây là chỉ dấu cho thấy chính quyền tỏ ra
lo sợ, e ngại trước sự tham gia của các bạn trẻ tuổi vào các sự kiện chính trị
trong nước."
"Và họ dùng việc bắt giữ nhằm đe
dọa và chuyển tải thông điệp rằng sẽ mạnh tay với những người trẻ khác đang có
tư tưởng này."
"Dù lúng túng xử lý xử lý các vấn
đề xã hội nhưng họ vẫn không muốn người dân tham gia vào các vấn đề được coi là
chính trị."
Theo
luật Việt Nam, những người vi phạm Điều 88 sẽ bị phạt từ 3 năm đến 12 năm tù
giam.
Gần
đây, một số người bị truy tố theo điều khoản này nhưng chưa đưa ra xét xử là
nhà hoạt động Thúy Nga, luật sư Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà.
Tháng
10/2016, Liên Hiệp Quốc phát đi thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ
điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà cao ủy nhân quyền nói là
"vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế".
Theo
thông cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Việt Nam hiện có ít nhất 112
nhà hoạt động và blogger đang thụ án tù chỉ vì thực thi các quyền tự do cơ bản
của mình, như tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo.
*
LIÊN QUAN :
----------------------------------
SBTN - 3
tháng 7, 2017
No comments:
Post a Comment