VOA Tiếng Việt
07/07/2017
Ân
xá Quốc tế và hơn 30 tổ chức khác vừa gửi thư ngỏ cho Bộ trưởng Công an Việt
Nam Tô Lâm, kêu gọi Việt Nam tiến hành một cuộc điều tra “độc lập, không tư vị
và hiệu quả” về cái chết gây nhiều nghi vấn của ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ
Phật giáo Hòa Hảo, tại trại tạm giam công an Vĩnh Long hồi đầu tháng 5.
Chị Huỳnh Thị Muội bên cạnh quan tài của chồng, anh Nguyễn Hữu Tấn. Ảnh
chụp từ Youtube 108TV Channel.
Trong thư, các tổ chức kêu gọi Việt Nam chấm dứt đe
dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Tấn.
Ông Nguyễn Hữu Tấn bị công an bắt vào ngày 2/5 với
cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam”, vi phạm Điều
88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ngày hôm sau, công an báo cho gia đình biết ông Tấn
đã dùng dao cắt cổ tự sát.
Gia đình nói họ không tin ông Tấn tự tử, mặc dù
chính quyền tỉnh Vĩnh Long đã chiếu cho gia đình xem hai đoạn video, trong đó
có một người đàn ông cầm dao tự cắt cổ và chính quyền nói đó là Nguyễn Hữu Tấn.
Tuy nhiên, thư ngỏ của các tổ chức quốc tế dẫn lời
ông Nguyễn Hữu Quang, cha của Nguyễn Hữu Tấn, cho biết trong video đầu tiên,
người đàn ông cầm dao bằng tay trái tự cắt cổ mình, trong khi Nguyễn Hữu Tấn là
người thuận tay phải. Còn người đàn ông tự cắt cổ trong đoạn video thứ hai mà
công an chiếu cho gia đình xem lại có động tác khác với người đàn ông trước. Vì
vậy, ông nghi ngờ cả hai video đều được ngụy tạo.
Ông Nguyễn Hữu Quang bày tỏ hoài nghi rằng con trai
ông có thể đã bị tra tấn và giết chết. Vì sau khi trông thấy những vết thương
trên thi thể con, ông Quang cho là khó có khả năng nạn nhân tự gây ra những vết
thương này.
Theo thư ngỏ, gia đình ông Tấn đã yêu cầu đưa thi thể
ông về nhà để tiến hành khám nghiệm tử thi độc lập, nhưng công an đã giữ thi thể
trong nhiều giờ trước khi trả. Khi trả lại, họ đã lau sạch vết máu trên xác ông
Tấn và may lại vết đứt trên cổ họng nạn nhân. Ngoài ra, công an cũng phá hủy và
tịch thu điện thoại của thân nhân ông Tấn sau khi họ chụp ảnh tử thi.
Dân biểu Chris Smith (trái) và bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng, chị ruột của ông
Nguyễn Hữu Tấn, tại buổi điều trần ở Hạ viện Hoa Kỳ, ngày 25/5/2017.
Tại buổi điều trần ở Hạ viện Hoa Kỳ, thân nhân ông
Nguyễn Hữu Tấn cho biết gia đình đã phải sống trong sự sợ hãi và hoảng loạn sau
cái chết của ông.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng, chị ông Tấn, nói công an
liên tục gây áp lực và đe dọa gia đình. Theo lời bà Phượng, chính quyền còn dọa
sẽ bắt giam anh và em trai ông Tấn.
Trả lời VOA tối 6/7, bà Phượng cho biết ngôi nhà của
gia đình ông Tấn đang bị theo dõi bằng nhiều camera gắn ở các nhà hàng xóm xung
quanh và rất khó liên lạc bằng điện thoại.
“Họ cài đặt tùm lum, cô lập nhà em. Camera giờ họ đặt
đầy nhà, ngang cửa, qua cửa tùm lum, cả chục máy".
Cùng ký tên trong thư ngỏ có Ủy ban Cứu người Vượt
biển, Ủy ban Luật gia Quốc tế, Nhân quyền Không biên giới Quốc tế, Liên minh
Bài trừ Nô lệ mới ở Á châu và nhiều tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự khác.
Giám đốc điều hành của tổ chức Công giáo Đoàn kết
Toàn cầu (CSW), Mervyn Thomas, trong bài viết đăng trên trang web của tổ chức,
nhận định: “Đây là một trường hợp gây sốc và bi thảm” và “Việc quấy rối các
thành viên trong gia đình là phi lý, bất hợp pháp và vô nhân đạo”.
Theo thống kê chính thức của Bộ Công an công bố vào
tháng 3/2015, chỉ trong khoảng thời gian 3 năm, từ tháng 10/2011 đến tháng
9/2014, đã xảy ra 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ hay trại tạm giam trên
toàn quốc Việt Nam. Bộ Công an lý giải nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tử
vong này là do “bệnh lý” và do đối tượng bị tạm giữ, tạm giam “tự sát”.
*
Liên
quan
No comments:
Post a Comment