Tuesday, May 11, 2010

NGƯỜI NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐI VỀ ĐÂU ?

Người nông dân đồng bằng đi về đâu?

Nghianhan’s site

May 8, '10 10:30 AM

http://nghianhan.multiply.com/journal/item/54

Việt Nam đã xuất khẩu gạo hơn 20 năm nhưng đời sống nông dân Việt Nam. Đặc biệt là người dân ĐBSCL cũng chẳng có gì là tiến bộ cả, nếu không muốn nói là ngày càng teo tóp theo năm tháng? Đây là một thực tế không thể phủ nhận những gì đã và đang diễn ra trong xã hội nông thôn miền tây hiện nay.

Ngày nay đi khắp các khu vực miền tây, đâu đâu cũng nhìn thấy một hiện tượng nghèo khó phổ biến, hệ thống y tế thì sống chết mặc ai, trường lớp thì tạm bợ, tỉ lệ trẻ em đi học thấp, thanh niên thất học, thất nghiệp tràn lang, Các chợ vợ cho người nước ngoài vẫn còn âm ỉ cháy trong lòng các thôn nữ...

.

Nếu làm thử một thống kê về vấn đề sức khóe và đời sống của người dân ĐBSCL, sẽ thấy những con số giật mình đáng sợ về những tật bệnh mà người nông dân phải gánh chịu do những ảnh hưởng ghê gớm từ môi trường bị ô nhiễm? Nếu ai đó có lần đi vào trung tâm ung bướu hay các bệnh viện lớn của thành phố HCM như Chợ Rẫy,... sẽ thấy là bao nhiêu mảnh đời cơ cực của họ. Đó là chưa kể con số không nhỏ các bệnh nhân bỏ điều trị vì không có đủ tiền để trả viện phí?

.

Nói thế chắc ai cũng nghĩ rằng người viết bài này có cái nhìn bi quan về đời sống người nông dân ĐBSCL. Bởi trong khi các báo cáo của nhà nước, thì bộ mặt nông thôn không ngừng thay da đổi thịt hàng ngày, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện,..?

.

Nông dân Việt Nam là người làm ra hạt gạo, thế nhưng họ là người không bao giờ được phép quyết định giá lúa mà mình sẽ phải bán cho các thương lái hay là nhà xuất khẩu lúa gạo là bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại khống chế giá trần thu mua lúa của họ cũng như thời điểm nào được phép bán hay không bán gạo cho nước ngoài. Còn nhớ thời điểm gạo trên thị trường xuất khẩu leo lên trên 1000 USD một tấn thì nhà nước cấm xuất khẩu gạo, dẫn đến việc lượng gạo tồn kho lớn, làm cho nông dân thiệt hại nặng nhưng không hề thấy nhà nước có động thái nào xin lỗi hay đền bù gì cả cho nông dân. Thậm chí chính phủ còn ra rả tự biện minh rằng việc điều hành xuất khẩu gao tạm ngưng trong thời điểm đó là hoàn toàn đúng đắn và khôn ngoan?

Đây có lẽ là một nghịch lý khó hiểu nhưng tồn tại dai dẳng trong vấn đề sản xuất lúa hàng hóa của người nông dân?

.

Câu chuyện không dừng lại ở việc đầu ra thì hoàn toàn lệ thuộc vào cấp trên, vào thương lái, vào các công ty xuất nhập khẩu lúa gạo, mà ngay cả đầu vào của họ như phân bón, thuốc trừ sâu, giống má, điện nước,... cũng là câu chuyện dài nhiều tập mà người nông dân chiu nhiều thiệt thòi đáng kể. Nhất là ở lĩnh vực phân bón và thuốc trừ sâu. Đây là hai lĩnh vực hầu như hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Hiện nay đang nổi lên một tình trạng phân bón và thuốc trừ sâu hầu như đều nhập từ Trung Quốc? Chỉ phần nhỏ là nhập các từ các quốc gia tiên tiến như Nhật, Đức, hay Thụy Sĩ chẳng hạn. Một số công ty ít ỏi có thị phần lớn và giữ uy tín, cũng như đảm bảo điều kiện an toàn về môi trường mới tuân thủ việc này. Còn đa phần các công ty con, với qui mô vốn nhỏ, lẻ thì chủ yếu chạy theo lợi nhuận là chính. Họ chủ yếu đánh vào tâm lý người nông dân thích chọn mua hàng giá rẻ, hiệu quả diệt sâu rầy nhanh, còn những ảnh hưởng bất lợi gì của hóa chất nông dược đó với sức khỏe người sử dụng, dư lượng có thể có trong hạt gạo, cũng như môi trường sinh thái đồng ruộng ra sao thì họ không quan tâm, miễn sao bán càng nhiều, lợi nhuận càng lớn là họ nhắm mắt làm ngơ? Có một hiện tượng đáng quan ngại là hiện nay có một bộ phận những người thành thị, hay những người li nông làm kinh tế cá thể nhỏ nhảy vào kinh doanh lĩnh vực hóa chất nông nghiệp, phân bón, thức ăn gia súc,... cũng tiếp tay trong việc đè đầu cởi cổ nông dân bằng nhiều hình thức như cho vai nặng lãi qua biện pháp bán vật tư chịu cho nông dân đầu vụ và sau đó thu lại bằng lúa hay nông sản nhưng giá cả thì do họ định đoạt? Chưa kể để bán được hàng hóa của mình, đa phần các công ty sản xuất nông dược, các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc luôn hết sức ưu ái lực lượng này. Một vấn nạn không nhỏ nữa hiện nay việc mua các chất cơ bản để pha chế thành các sản phẩm nông dược, hay phân bón lá vớ vẫn gì đó đại loại cũng cực kỳ dễ tìm thấy nó trên thị trường hàng lậu. Phần lớn nó được nhập lậu từ TQ? Chính các nhà sản xuất bất lương này sẽ pha chế đóng gói nháy các nhãn hiệu nông dược đã có tiếng trên thị trường, với mục đích lừa gạt người nông dân. Rốt cuộc thì tiền mất tật mang. Theo tôi biết hiện nay có một bộ phận các tay làm ăn bất lương mua thuốc của các hãng nông dược có thị phần lớn, đem về pha thêm các hóa chất vào, sau đó đóng gói lại y chang nhãn hiệu rồi đem bỏ mối cho các đại lý nhỏ với mức hoa hồng cực kỳ hấp dẫn để bán cho nông dân tiêu thụ. Chính sự bát nháo và quản lý tồi của nhà nước trong thị trường nông dược hiện nay đã khiến cho những tay bất lương nhảy vào dấy máu ăn phần.Chưa hết, khi đã làm ra sản phẩm thì còn bị các tay thương lái bất lương chèn ép giá cả, cũng như phân loại chất lượng hàng hóa, hoặc dùng các dụng cụ đo lường thiếu công bằng.Các đại gia này có đời sống vương giả không thua gì các trọc phú cường hào của thời xưa?

.

Cứ với đà này, trong tương lai không xa nguồn nước cũng như đất đai của ĐBSCL sẽ là vùng trũng tích lũy dư lượng hóa chât nông nghiệp cực kỳ nghiêm trong. Trước đây hàng năm với tình hình các cơn lũ đỗ về trong các tháng tám, tháng chín giúp rửa trôi phần lớn các dư lượng hóa chất độc hại này. Còn hiện tại khi mà vòng quay thời vụ diễn ra liên tục, tình hình lũ hàng năm không còn như xưa do các đập nước xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kong sẽ khiến sinh thái nông nghiệp ĐBSCL trở nên nghiêm trong hơn?

Đó là chưa tính đến một hiện tượng khá phổ biến trong tư duy các nhà hoạch định chính sách về phát triển công nghiệp ô nhiễm hiện nay ở ĐBSCL. Đó là mở hàng loạt các khu công nghiệp ven các con sông lớn, nhưng hầu như không có hệ thống xử lý nước thải hoàn chính. Các khu công nghiệp này hiện nay góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy nhanh nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng? Đồng thời làm giảm nhanh diện tích đất canh tác chất lượng tốt nhất của người nông dân, đi cùng là một lượng không nhỏ số người thất nghiêp khi không còn đất canh tác do bị thu hồi đất đai làm khu công nghiệp.

Câu hỏi đặt ra là vì sao có câu chuyện hết sức khó hiểu này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩ kỳ lạ. Phải chăng người nông dân có lẽ là một lực lương sản xuất hàng hóa duy nhất từ tư liệu sản xuất là đất đai nhưng lại không được nhà nước công nhận quyền sở hữu tư liệu sản xuất của mình? Chính vì không được làm chủ tư liệu sản xuất mà người nông dân không có quyền quyết định giá sản phẩm do mình làm ra.

Việc người nông dân không sở hữu được tư liệu sản xuất đã đẩy họ vào thế phải làm thuê cho nhà nước, như những tá điền trong thời kỳ mới. Đã là tá điền thì thời nào cũng vậy?

Nhà nước công nhận quyền sở hữu tư liệu sản xuất của các ông chủ nhà máy, xí nghiệp, nhưng lại không công nhận quyền sở hữu tư liệu sản xuất của người nông dân?

.

Viêc nhà nước không công nhận quyền sở hữu tư liệu sản xuất của người nông dân đã dẫn đến nhiều hệ lụy xấu mà người nông dân phải đối diện hàng ngày trong việc mất dần tư liệu sản xuất bởi các quyết định trưng dụng đất đai cho lợi ích riêng tư của các quan phụ mẫu đầu tỉnh như gần đây ở Đồng Tháp, hay Sóc Trăng chẳng hạn!

.

Chừng nào người nông dân còn chưa có quyền sở hữu tư liệu sản xuất của mình là còn chừng đó thời gian nhà nước còn phải đối diện với các khiếu kiện xung quanh về vấn đề đất đai kéo dài chừng đó. Theo thống kê hiện nay hơn 78% các khiếu kiện có liên quan đến vấn đề đất đai là của nông dân khắp cả nước!

Người nông dân phải một nắng hai sương làm ra hạt gạo, nhưng họ lại là người không thể tự nuôi sống mình và làm giàu. Số phận của họ ngày càng bi đát không thua gì trước thời kỳ việt nam chưa làm ra hạt gạo xuất khẩu.

Bức tranh toàn cảnh của nông thôn ĐBSCL nhìn chung giống như cơ thể của chú chó già còm cõi nhưng có quá nhiều lũ bọ chét bu vào hút đến giọt máu cuối cùng.

.

Chính vì nghèo khó kéo dài như vậy nên phần lớn phụ nữ VN lấy chồng ngoại là người miền tây. Họ hy vong vào một cuộc đổi đời ngoạn mục, vứa phần nào giúp cha mẹ trả một phần nợ nần, phần là để báo hiếu mẹ cha. Còn hơn là cứ mãi loay hoay với cảnh nghèo cơ cực một nắng hai sương, rồi vớ phải anh chồng nội cũng có số phận giống mình, vừa nghèo khó lại sinh tật nhậu nhẹt, vũ phu?

Ngày nay đi khắp trong nam ngoài bắc gì đâu đâu cũng thấy phụ nữ miền tây phục vụ trong các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp, từ bình thường cho đến các nhà hàng bia ôm , mại dâm trá hình. Nghèo khó, thất học, không nghề nghiệp, cái mà họ có chỉ là cái bằng cấp da duy nhất như một cần câu cơm vừa để kiếm ăn, vừa tìm kiếm một cơ hội đổi đời trong nhờ đục chịu?

Không biết đến bao giờ đời sống người nông dân ĐBSCL mới thực sự được cải thiện? Trẻ em ĐBSCL không còn phải thất học, các thiếu nữ thôi không còn mơ một ông chồng ngoại? Và lũ bọ chét sống ký sinh trên thân thể người nghèo bị diệt vong?... Chừng nào nhà nước còn duy trì cái lối quản lý không tưởng như hiện tai, thì câu trả lời là không thể?

.

CÁI NGHÈO CÁI DỐT ĐEO ĐUỔI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

.

.

.

No comments: