NỘI DUNG :
Trung
Quốc vẫn khẳng định tiếp tục chính sách zero Covid bất chấp các cuộc biểu tình
phản đối
Thanh Hà
- RFI
.
Tại
sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách Zero-COVID?
.
Trung
Quốc câu lưu nhà báo BBC đưa tin về các cuộc biểu tình COVID-19
Biểu
tình tăng, Trung Quốc nới lỏng một số quy định COVID
.
===========================================
.
Trung
Quốc vẫn khẳng định tiếp tục chính sách zero Covid bất chấp các cuộc biểu tình
phản đối
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 28/11/2022 - 13:02
Sau hai ngày phong trào phản kháng chống chính sách
zero Covid diễn ra tại nhiều nơi như Quảng Đông, Thành Đô, Hồng Kông, hay Vũ
Hán, chiếc nôi của dịch Covid-19, rồi Bắc Kinh và nhất là Thượng Hải, hôm nay,
28/11/2022 chính quyền đã bắt giữ ít nhất 2 người biểu tình tại Thượng Hải. Cơ
quan kiểm duyệt xóa vết tích các cuộc xuống đường với những khẩu hiệu đòi tự do
và chấm dứt các đợt phong tỏa nghiêm ngặt.
Người biểu tình tại
Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 27/11/2022. AP - Ng Han Guan
Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định quyết tâm áp
dụng chính sách chống dịch triệt để đến cùng cho đến khi « thành
công ». Phát ngôn viên phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập
Kiên, hôm nay, nhấn mạnh : « Dưới sự dẫn dắt của Đảng và sự đồng lòng
của nhân dân Trung Quốc, cuộc chiến chống Covid-19 sẽ là một thắng lợi ».
Quan chức này đồng thời lên án một một số người đã cố tình « gắn liền vụ hỏa
hoạn » tại một chung cử ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương cuối tuần qua với
« chính sách chống dịch » của Trung Quốc.
Vụ hỏa hoạn nói trên hôm 26/11/2022 làm 10 người
chết là điểm khởi đầu làm rộ lên làn sóng phản đối chính sách y tế nghiêm ngặt
Trung Quốc liên tục áp dụng từ 3 năm nay.
Tại Thượng Hải, các cuộc xuống đường diễn ra
suốt đêm qua. Thông tín viên RFI, Léo Cirah có mặt tại chỗ tường thuật :
« Cuộc biểu tình đã bắt đầu khi một
vài người tập hợp trên đường Urumqi, ngay ở trung tâm Thượng Hải. Họ đặt hoa và
nến tưởng nhớ nạn nhân trong vụ cháy chung cư ở thủ phủ Tân Cương. Nhưng thông
tin đã lan rộng trên các mạng xã hội. Đông đảo thanh niên đã tập hợp về đây
ngay trong đêm qua. Và càng đông người thì lại càng có nhiều các khẩu hiệu mang
màu sắc chính trị. Mới đầu chỉ là những khẩu hiệu chống chính sách zero
Covid-19, rồi mọi người hát quốc ca, một bài ca cách mạng, kêu gọi vùng lên những
ai không muốn làm nô lệ.
Nhưng rồi khi một số người hô to đòi chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình từ chức, thì đám đông đã hô vang khẩu hiệu này.Một số người tại
đây tỏ ra xúc động. Một cuộc biểu tình với quy mô như vậy thật là hãn hữu tại
Trung Quốc. Lần đầu tiên từ 9 năm công tác tại đây, tôi mới chứng kiến cảnh tượng
này. Điều đó cho thấy dân tình đang bức xúc đến mức độ nào, đặc biệt là đối với
giới trẻ trước những biện pháp chống dịch zeo Covid nghiêm ngặt mà Trung Quốc
áp dụng triền miên ».
Cảnh sát Thượng Hải từ chối xác nhận với hãng
tin Pháp AFP về số người bị câu lưu hôm nay. Một phóng viên của kênh truyền
thông Anh BBC bị công an bắt giữ và đánh đập.
Còn tại thủ đô Bắc Kinh hơn 400 thanh niên
Trung Quốc đã tập hợp gần con sông Lạng Mã (Liangma) với khẩu hiệu :
« Chúng ta tất cả là người Tân Cương ». Trên các mạng xã hội Trung Quốc
sáng nay, các từ khóa như « Sông Lạng Mã », hay « Đường
Urumqi » đều đã bị xóa.
Nhân Dân Nhật Báo sáng nay không kêu gọi chấm
dứt chính sách zero Covid nhưng đã đăng một bài viết cảnh cáo trước nguy cơ
« tê liệt » và một sự « mệt mỏi » do các đợt phong tỏa
nghiêm ngặt để chống dịch gây nên.
.
===================================================
.
Tại sao Trung Quốc luôn muốn giữ chính sách
Zero-COVID?
Mấy hôm nay, mình thấy liên tục các cuộc biểu
tình về chính sách Zero-COVID ở Trung Quốc. Mình không biết rằng kết quả các cuộc
biểu tình đó sẽ đi đến đâu nhưng có lẽ trước mắt nhân dân Trung Quốc sẽ bị thiệt
thòi khá nhiều. Nguyên nhân của các cuộc biểu tình trên có thể là vì họ chưa
tìm ra được câu trả lời thỏa đáng cho việc áp dụng chính sách Zero-COVID.
Đây là một câu hỏi rất khó để có thể tìm được
câu trả lời một cách rõ ràng. Từ khi các ca COVID-19 đầu tiên được phát hiện vào
cuối năm 2019 thì cho đến nay đã là 3 năm. Những kỹ thuật sinh học tân tiến nhất
hành tinh đã được sử dụng để nghiên cứu virus SARS-CoV-2 từ đầu năm 2020 và đến
cuối năm 2020 thì hàng loạt các vaccine đã ra đời. Việc sử dụng vaccine rộng
rãi đã làm chậm sự lây lan của virus và giảm tỉ lệ tử vong đáng kể do bệnh
COVID-19. Đến khoảng cuối năm 2021-đầu năm 2022 thì tình hình dịch bệnh lắng xuống
đáng kể và nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa lại, dần bỏ bớt các thủ tục
phiền hà về cách ly và xét nghiệm COVID.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại vẫn giữ chính sách
“Zero COVID” cho đến nay thì thật khó hiểu. Nó như một hiện tượng lạ mà con người
chưa tìm được lời giải thích.
Đứng ở khía cạnh khoa học
thì việc giữ cho khoảng 1.5 tỉ người Trung Quốc “không dính” COVID-19 là việc
không tưởng vì:
1/ Vaccine tốt nhất hiện nay vẫn không ngăn được
100% sự lây nhiễm.
2/ Virus SARS-CoV-2 vẫn đang biến đổi thành những
chủng khác để vượt hàng rào miễn dịch.
3/ Việc lockdown 1.5 tỉ người dân và các việc
cấm đi lại giữa các quốc gia vẫn không thể nào là tuyệt đối!
Đứng ở khía cạnh y tế thì
càng khó hiểu vì:
1/ Việc sử dụng vaccine đã giảm đáng kể tỉ lệ
người chết do COVID-19 do vậy lợi ích của việc lockdow không còn như trước kia.
2/ Dù rằng các chủng virus mới (Delta,
Omicron) có làm giảm hiệu quả ngăn lây nhiễm của vaccine nhưng hiệu quả ngăn bệnh
COVID-19 tiến triển xấu vẫn còn khá tốt.
3/ Hiện nay, chỉ còn một số nhỏ những người có
hệ miễn dịch suy yếu, người có bệnh nền không đáp ứng với vaccine thì có nguy
cơ cao khi nhiễm bệnh COVID-19. Nhưng với những nghiên cứu về thuốc điều trị
COVID-19 trong thời gian qua thì chúng ta có khá nhiều các liệu pháp để điều trị
cho nhóm người này nếu cần thiết và hệ thống y tế không còn bị quá tải như lúc
trước khi có vaccine nữa.
Đứng ở khía cạnh xã hội thì việc lockdown làm ảnh
hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế, sức khỏe và tâm lý của người dân.
Tóm lại, đứng ở hầu hết các góc cạnh mà phân tích
thì có vẻ chẳng ai có thể hiểu tại sao chính quyền của ông Tập Cận Bình vẫn giữ
nguyên chính sách Zero-COVID cho đến nay!
Mình thỉnh thoảng có nói chuyện với các nhà khoa học người Trung Quốc đang làm
việc ở Mỹ về việc này và chính họ cũng chẳng hiểu vì sao người dân của họ lại
“sợ” COVID-19 đến thế?!
Nếu các bạn nhìn vào đại hội đảng Cộng Sản
Trung Quốc lần thứ XX vừa được tổ chức vào giữa tháng 10 vừa qua (hình trong
bài) thì với kiểu xếp ghế ngồi gần sát nhau, các vị quan chức lớn ngồi hàng đầu
không đeo khẩu trang và thậm chí họ còn chơi kèn trong hội trường thì có lẽ
không phải họ “sợ” COVID-19 đến thế đâu! Câu trả lời cho câu hỏi trên có lẽ
không phải nằm ở khía cạnh khoa học hay y tế mà ở khía cạnh chính trị!
Mong nhân dân Trung Hoa sớm tìm được lối ra
không những cho đại dịch COVID-19 mà cho chính cuộc sống của họ!
Bảo trọng nhe bà con,
TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím
----------------------------
Thông tin tham khảo:
https://zingnews.vn/nhung-hinh-anh-dau-tien-tu-dai-hoi-xx...
(Những hình ảnh đầu tiên từ Đại hội XX Đảng Cộng
sản Trung Quốc)
https://www.npr.org/.../china-xinjiang-loosens-covid...
(Protesters are so upset with China's COVID
rules, some are openly saying Xi should go)
https://www.bloomberg.com/.../china-covid-unrest-boils...
(China Covid Unrest Boils Over as Citizens
Defy Lockdown Efforts)
Hình :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=6279876462026672&set=a.121001917914188
.
.
================================================
Trung
Quốc câu lưu nhà báo BBC đưa tin về các cuộc biểu tình COVID-19
28/11/2022
Hãng tin BBC của Anh cho biết một trong những nhà
báo của họ ở Trung Quốc đã bị công an bắt giữ và đánh đập khi đang đưa tin về
các cuộc biểu tình vào hôm 27/11 phản đối chính sách Zero COVID của nước này,
theo AFP.
https://gdb.voanews.com/09410000-0a00-0242-d172-08dad134c350_cx0_cy10_cw0_w1023_r1_s.jpg
Công an chặn đường
nơi có biểu tình ở Thượng Hải, ngày 27/11/2022.
Hàng trăm người đã xuống đường ở các thành phố
lớn của Trung Quốc hôm 27/11 trong một làn sóng phẫn nộ hiếm hoi của công chúng
đối với nhà nước.
“BBC vô cùng lo ngại về cách đối xử với nhà
báo Ed Lawrence của chúng tôi, người đã bị bắt và còng tay khi đưa tin về các
cuộc biểu tình ở Thượng Hải,” đài BBC cho biết trong một tuyên bố.
Ông Lawrence, làm việc ở nước này với tư cách
là một nhà báo được cấp thẻ, đã bị giam giữ trong vài giờ, trong thời gian đó
ông bị công an đánh và đá, theo BBC. Sau đó ông đã được thả.
Hôm 28/11, ông Lawrence viết trên Twitter cảm
ơn những người theo dõi ông, nói thêm rằng ông tin rằng “ít nhất một công dân địa
phương đã bị bắt sau khi cố gắng ngăn công an đánh tôi”.
“Thật đáng lo ngại khi một trong những nhà báo
của chúng tôi bị tấn công theo cách này khi đang thực hiện nhiệm vụ của mình”,
BBC cho biết.
“Chúng tôi không nhận được lời giải thích hay
lời xin lỗi chính thức nào từ chính quyền Trung Quốc, ngoài tuyên bố của các
quan chức sau đó đã thả ông ấy rằng họ đã bắt giữ ông vì phòng ngừa cho ông
không bị nhiễm COVID từ đám đông,” tuyên bố cho biết thêm.
Một bộ trưởng của chính phủ Anh hôm 28/11 đã tố
cáo hành động của công an Trung Quốc là “không thể chấp nhận được” và “đáng lo
ngại” sau khi BBC cho biết ông Lawrence bị bắt và bị đánh khi đang đưa tin về
các cuộc biểu tình COVID-19 ở Thượng Hải.
Bộ trưởng Kinh doanh Grant Shapps nói với đài
phát thanh LBC: “Bất kể điều gì khác xảy ra, quyền tự do báo chí phải là bất khả
xâm phạm”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 28/11 rằng
ông Lawrence không khai báo ông là một nhà báo.
“Dựa trên những gì chúng tôi biết được từ các
cơ quan chức năng có liên quan ở Thượng Hải, ông không khai báo ông là nhà báo
và không tự nguyện xuất trình thẻ báo chí của mình”, phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Triệu Lập Kiên nói, đồng thời yêu cầu truyền thông quốc tế “tuân thủ luật
pháp và quy định của Trung Quốc khi ở Trung Quốc”.
.
=============================================
Biểu tình
tăng, Trung Quốc nới lỏng một số quy định COVID
29/11/2022
https://www.voatiengviet.com/a/bieu-tinh-tang-trung-quoc-noi-long-mot-so-qui-dinh-covid/6853830.html
Trung Quốc hôm 28/11 nới lỏng một số quy định về kiểm
soát dịch nhưng khẳng định chiến lược “zero-COVID” cho dù các cuộc biểu tình nổ
ra trên khắp đất nước phản đối các hạn chế và một số người yêu cầu Chủ tịch Tập
Cận Bình từ chức.
https://gdb.voanews.com/03370000-0aff-0242-4b3d-08dad15b2931_w1023_r1_s.jpg
Cảnh sát phong tỏa
một địa điểm biểu tình chống chính sách "zero-COVID" nghiêm nhặt tại
Thượng Hải ngày 27/11/2022.
Chính phủ không đề cập đến các cuộc biểu tình
vốn là sự phản đối lớn nhất đối với Đảng Cộng sản cầm quyền trong nhiều thập
niên, nhưng việc nới lỏng một ít các quy tắc dường như nhằm dập tắt các cuộc biểu
tình.
Cuối tuần qua, người biểu tình đã hô to khẩu
hiệu, “Hãy dỡ bỏ lệnh phong tỏa!” tại một thành phố ở khu vực phía tây của
Trung Quốc, trong khi ở Thượng Hải, trung tâm tài chính, người biểu tình giơ
cao những tờ giấy trắng như một sự thể hiện bất đồng quan điểm thầm lặng.
Một cư dân Thượng Hải nói với VOA rằng ông
không còn sợ dịch bệnh lây lan nữa vì nó đã trở nên bình thường.
Ông nói: “Tôi cứ ăn bất cứ thứ gì tôi muốn ăn,
và làm bất cứ điều gì tôi muốn làm. Có gì phải lo lắng? Cảm lạnh thôi. Đó là
chuyện bình thường.”
Những người khác ở Thượng Hải hô vang: “Tập Cận
Bình! Hãy từ chức! Đảng Cộng sản Trung Quốc! Hãy từ bỏ quyền hành!”
Cảnh sát đã bắt giữ hàng chục người biểu tình,
đưa họ đi bằng xe cảnh sát và xe buýt. Không rõ có bao nhiêu người bị bắt.
Chính sách “zero-COVID” của ông Tập đã hạn chế
đáng kể tình trạng lây nhiễm thông qua các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đã
làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày ở đất nước 1,4 tỷ dân này. Các cuộc biểu tình
nổ ra tại các địa điểm trên khắp đất nước dường như cho thấy rằng nhiều người
Trung Quốc đã trở nên mệt mỏi với các đợt cách ly kéo dài và xét nghiệm đại
trà.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh ngày 28/11 nói
sẽ không còn lập cổng để chặn người dân vào các khu chung cư có người bị COVID.
Tuy nhiên, chính quyền không đề cập đến một vụ hỏa hoạn chết người vào tuần trước
ở khu vực phía tây Tân Cương vốn làm dấy lên các cuộc biểu tình về việc liệu có
phải nhân viên cứu hỏa và nạn nhân có bị chặn bởi các cánh cửa khóa chặt và các
biện pháp kiểm soát COVID khác hay không.
“Các lối đi phải được thông thoáng để vận chuyển
y tế, thoát hiểm khẩn cấp và cứu hộ”, hãng tin China News Service dẫn lời một
quan chức kiểm soát dịch bệnh thành phố tuyên bố.
Chính phủ đổ lỗi cho “các thế lực có động cơ
thầm kín” đã liên kết vụ cháy với các biện pháp nghiêm ngặt chống COVID.
Ngoài việc nới lỏng các quy định ở Bắc Kinh,
các quan chức ở Quảng Châu, đô thị sản xuất và thương mại phía nam và là điểm
nóng lớn nhất trong làn sóng lây nhiễm mới nhất của Trung Quốc, cho biết một số
cư dân sẽ không còn phải xét nghiệm hàng loạt nữa.
Urumqi, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn chết người, và
một thành phố khác ở khu vực Tân Cương phía tây bắc cho biết các chợ và cơ sở
kinh doanh ở những khu vực được coi là có nguy cơ lây nhiễm thấp sẽ mở cửa trở
lại trong tuần này và dịch vụ xe buýt công cộng sẽ hoạt động trở lại.
Chính sách “zero-COVID” nhằm mục đích cách ly
mọi người nhiễm bệnh đã giúp Trung Quốc giữ số ca bệnh, tính theo tỷ lệ phần
trăm trên tổng dân số, thấp hơn so với Hoa Kỳ. Kết quả là hàng triệu người
Trung Quốc đã bị giam giữ trong nhà tới 4 tháng.
Hôm 28/11, Trung Quốc ghi nhận 40.437 ca nhiễm,
trong khi con số của Hoa Kỳ hôm 27/11 là 41.997 ca.
Bất chấp các cuộc phản đối và nới lỏng một số
quy tắc, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng cầm quyền kêu gọi thực hiện chiến lược
chống virus corona một cách hiệu quả, cho thấy chính phủ của ông Tập không có kế
hoạch thay đổi hướng đi.
Phản ứng của Hoa Kỳ
đối với việc phong tỏa Trung Quốc
Phái bộ Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho biết họ thường
xuyên nêu quan ngại với chính phủ Trung Quốc về các hạn chế COVID và ảnh hưởng
của chúng đối với người Mỹ sống hoặc đến thăm nước này.
“Chúng tôi khuyến khích tất cả công dân Hoa Kỳ
dự trữ đủ thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm đủ dùng trong 14 ngày cho
chính họ và bất kỳ thân nhân nào trong gia đình họ,” các quan chức Hoa Kỳ nói.
Tại Washington, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa
Kỳ cho biết họ ủng hộ quyền của người dân Trung Quốc được phản đối một cách ôn
hòa các hạn chế COVID.
“Chúng tôi từ lâu đã nói rằng mọi người đều có quyền
biểu tình một cách ôn hòa, tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Điều này bao gồm cả
ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, một phát ngôn viên nói.
“Chúng tôi nghĩ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rất
khó có thể ngăn chặn loại virus này thông qua chiến lược zero COVID của họ.”
No comments:
Post a Comment