Những
anh hùng của Iran đang dạy lại cho phương Tây một bài hát mà quá nhiều
người đã quên
Jonathan
Freedland | The
Guardian
DCVOnline dịch thuật
POSTED ON NOVEMBER
26, 2022
Đội bóng quốc gia của Iran đã thể hiện sự ủng hộ
quyền tự do căn bản mà chúng ta coi đó là điều hiển nhiên. Lòng can đảm của
họ cũng nhắc nhở cần có sự thay đổi trong chúng ta.
Những người ủng hộ
Iran tại trận bóng tròn giữa Wales và Iran, Doha, ngày 25 tháng 11 năm
2022. Ảnh: Giuseppe Cacace/AFP/Getty Images
Bạn không cần phải là người xứ Wales, người
Iran hoặc đặc biệt yêu thích túc cầu để có lý do chính đáng để theo dõi trận
túc cầu World Cup hôm nay giữa hai quốc gia này. Không phải vì những gì đã xảy
ra trong trận đấu – hai bàn thắng vào những phút sau cùng của Iran
làm tan nát trái tim người xứ Wales – mà vì những gì xảy ra trước đó. Trong một
vài khoảnh khắc trước khi trận đấu bắt đầu đã cho thế giới một cái nhìn thoáng
qua về một cuộc nổi dậy có thể trở thành một cuộc cách mạng – một sự thay đổi đột
ngột không chỉ có ý nghĩa lớn đối với Iran, khu vực xung quanh và cả thế giới,
mà còn nhắc nhở những người trong chúng ta rằng chúng ta thích nghĩ về phương
Tây tự do, khai sáng về những thứ mà chúng ta coi là đương nhiên và thậm chí có
thể đã quên.
Trọng tâm cụ thể là việc hát quốc ca trước trận
đấu. Khi Iran đấu với Anh hôm thứ Hai, đội tuyển Iran đã thẳng thừng từ chối
cât tiếng hát, một cử chỉ thách thức những người cai trị đất nước của họ và thể
hiện tình đoàn kết với người dân của họ, nhiều nghìn người trong số họ đã dành
hai tháng qua để tham gia vào cuộc nổi dậy công khai chống lại những gì họ coi
là chế độ thần quyền mục rữa, đàn áp đã nắm quyền ở Tehran trong 43 năm. Trước
trận đấu, đã có nhiều tranh luận về việc liệu đội trưởng đội tuyển Anh có nên
đeo băng tay để phản đối việc Qatar chà đạp quyền LGBTQ+ hay không; Cuối cùng,
Harry Kane quyết định không đeo băng phản đối vì sợ trọng
tài cho thẻ vàng.
Một hình thức trừng phạt khá cứng rắn hơn có
thể sẽ chờ đợi các cầu thủ Iran thể hiện sự bất đồng trước công chúng. Một dấu
hiệu là hôm thứ Năm, khi một cựu cầu thủ của đội tuyển quốc gia Iran dám lên tiếng
chống lại chế độ đã bị bắt vì tội “xúc phạm đội tuyển bóng đá
quốc gia và tuyên truyền chống chính phủ.” Mặc dù vậy, và mặc dù biết có những
rủi ro, người đồng cấp Iran của Kane đã tổ chức một cuộc họp báo trong tuần
này, trong cuộc họp báo đó ông đã gửi một thông điệp, không thể nhầm lẫn, ủng hộ
những người biểu tình ở quê nhà, nói “nhân danh Thần cầu vồng”, nhóm chữ
mà một cậu bé chín tuổi bị giết vào đầu tháng này đã dùng.
Ông nói với những tang gia đang đau buồn của
Iran – và còn rất nhiều, với ước tính khoảng 400 người đã bị chính quyền giết hại,
trong đó có hơn 50 trẻ em, cùng với bằng chứng chi tiết về việc cưỡng hiếp và tra tấn
dã man những người bị giam giữ – “Chúng tôi ở bên họ, và ở bên cạnh họ, và
chia sẻ đau đớn của họ.” Khi bài quốc ca vang lên trước trận đấu với xứ
Wales, hầu hết cầu thủ của đội tuyển Iran, có lẽ đã bị cảnh báo về hậu quả cho
bản thân và gia đình nếu họ lặp lại lời phản đối, đã lẩm bẩm suốt bài hát. Máy
quay quay sang cảnh người hâm mộ đang khóc, nhưng ít ai nghĩ rằng đó là những
giọt nước mắt của niềm vui thể thao.
Rõ ràng, ảnh hưởng của tất cả những việc này
quan trọng nhất ở chính Iran. Thông thường, những
người lưu vong thận trọng và giới phân tích đang công khai tự hỏi, sau khi chứng
kiến những đợt bùng phát bất mãn trước đó, liệu đây có phải là cuộc chống đối
cuối cùng sẽ lật đổ chính Cộng hòa Hồi giáo hay không. Họ lưu ý về sự khác biệt
so với những cuộc nổi dậy trước đây. Vì sao sự phản kháng lần này ngày càng lan
rộng hơn, với các cuộc biểu tình trên khắp Iran; lý dó nào để có thể có những
người biểu tình còn quá trẻ, với độ tuổi trung bình của những người bị bắt chỉ
khoảng 15; và với những đòi hỏi thật căn bản và không sẵn sàng để thỏa hiệp: họ
không muốn đổi mới này hay đổi mới kia, mà mà chế độ hiện tại, dù miễn cưỡng,
có thể đáp ứng; nhưng họ không muốn gì khác hơn là sự kết thúc của hệ thống
thấn quyền đã có từ bốn mươi năm qua. Với một người lãnh đạo tối cao lọm khọm
và người kế vị còn lâu mới xuất hiện, nền cộng hòa đột nhiên trông có vẻ
dễ bị lung lay.
Một số người mơ ước thấy một tiến trình chuyển
đổi nhanh chóng và hòa bình sang một nền dân chủ thế tục. Nhưng những người
khác cảnh cáo rằng Iran có thể dễ dàng trở thành một Syria thứ hai. Giáo sư Ali
Ansari dự đoán hành động tiếp theo của chính quyền nếu họ cảm thấy quyền lực đang vuột mất, ông nói: “Những gì họ sẽ
làm là bắn nhiều người hơn nữa.”
Nhưng, lần này, mọi người có thể bắn trả. Nếu
có vũ khí từ Iran Kurdistan và Balochistan, thực sự có thể xẩy ra một cuộc nội
chiến.
Tất nhiên, bất kỳ thay đổi nào ở Tehran sẽ gây
ra những làn sóng chấn động khắp khu vực mà Iran giữ vai trò chủ chốt và nguy
hiểm trong các cuộc chiến ở Syria và Yemen; trong nhiều năm qua, Tehran là mối
đe dọa mà các quốc gia vùng Vịnh (và Israel) đã cùng nhau chống lại. Iran cũng
quan trọng đối với thế giới bên ngoài: không cần tìm đâu xa những máy bay không người lái hiệu quả chết người của Iran đã
được Moscow, đồng minh của Tehran, sử dụng trong cuộc xâm lăng Ukraine. Và đừng
quên nỗ lực bền bỉ, đầu tiên là của Tổng thống Mỹ Barack Obama và sau đó là Joe
Biden, nhằm đảm bảo một thỏa thuận có thể kiềm chế tham vọng hạt nhân của Iran.
Chưa hết, ngay cả khi tình hình chính trị khu
vực và quốc tế vẫn bế tắc, chúng ta vẫn nên chú ý đến lời kêu gọi đang vang lên
trên đường phố Iran. Giống như cuộc xâm lăng ở Ukraine đã nhắc nhở phương Tây
rằng, với tất cả những sai sót và thất bại được ghi chép đầy đủ, dân chủ tốt
hơn là những phương án thay thế – chuyên chế và xâm lăng, như hafh động của
VladImir Putin – vì vậy người dân Iran đang nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về những
nguyên tắc căn bản.
Hãy nhớ lại sự việc đã mở màn cho những cuộc
biểu tình này. Nó bắt đầu bằng một phụ nữ trẻ, Mahsa Amini, bị “cảnh sát đạo đức” của Iran chặn lại
vì nhìn thấy một vài sợi tóc lòa xòa bên dưới khăn trùm đầu của cô ấy. Cô bị bắt
giam và bị đánh đến chết.
Một người biểu tình
giơ cao ảnh của Mahsa Amini trong cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Iran
Ebrahim Raisi bên ngoài Liên Hiệp Quốc vào ngày 21 tháng 9 tại Thành phố New
York. (Hình ảnh của Stephanie Keith/Getty)
Rõ ràng, đây không phải là về quyền và sự sai
trái của cái khăn trùm đầu. Nó đơn giản hơn thế nhiều. Đó là về quyền lựa chọn,
quyền của con người được quyết định họ sẽ làm gì với cơ thể của chính mình. Đó
là lý do tại sao ngay cả phụ nữ đội khăn trùm đầu cũng tham gia các cuộc biểu
tình này. Vì nguyên lý đã quá rõ ràng. Nó chống lại những ayatollah của Tehran
yêu cầu phụ nữ đeo mạng che mặt và, với mức kịch liệt ngang nhau, chống lại việc
chính phủ Pháp yêu cầu phụ nữ không đeo mạng che mặt. Đó là về quyền tự quyết định
của mỗi con người, quyền tự do của cá nhân.
Nhà văn người Iran Maryam Namazie nói: “Đây là cuộc đấu tranh cho
những giá trị phổ quát.” Namazie đúng. Đây là cuộc chiến giành quyền tự do căn
bản, được nêu rõ và đòi hỏi trong thời đại Khai sáng, đến nỗi nhiều người
phương Tây ngay nay hoàn toàn coi những quyền căn bản đó là việc hiển nhiên.
Nhưng đối với người Iran của năm 2022, chúng là mới và quý giá – và ngoài tầm với.
Đó là lý do tại sao thật cảm động khi nhìn thấy
những biểu ngữ mang khẩu hiệu của cuộc nổi dậy này: Phụ nữ, Cuộc sống,
Tự do. Hoặc để nghe về những nữ phóng viên hiện
đang ở sau song sắt vì đã đưa tin về cái chết của Amini. Hoặc để
nghe về những người phụ nữ đã chán ngấy những phiên tòa coi lời khai của họ có
giá trị bằng một nửa so với lời khai của đàn ông. Hoặc để đọc về những sáng kiến
của những người biểu tình che ống kính camera an ninh bằng băng vệ sinh, biết rằng những kẻ hành hạ họ sẽ hiếm
khi dám chạm tay vào để dỡ bỏ chúng. Hoặc để xem đám đông hát bài ca ngẫu hứng về phong trào của họ.
Vào lúc mà ở phương Tây có thể có sự nhầm lẫn
lớn về nữ quyền là gì hoặc nên là gì, và khi thường có sự tranh cãi về việc
áp dụng các quyền phổ quát ở khắp mọi nơi – xuất phát từ mong muốn có thể hiểu
được là tỏ ra tôn trọng các nền văn hóa khác nhau, ngay cả khi các những bậc thầy
của những nền văn hóa đó không hề tôn trọng (ít nhất) một nửa loài người – thật
đáng để được nhắc lại một lần nữa về những điều căn bản.
Người dân Iran đang cho thế giới thấy rằng mọi
người ở khắp mọi nơi đều khao khát những người mà họ có thể bầu và loại bỏ lãnh
đạo, hơn là do những người được cho là thánh thiện tuyên bố họ có thẩm quyền
duy nhất để giải thích thánh thư. Mọi người ở khắp mọi nơi khao khát được nói,
hoặc hát, bay tỏ cảm giác trong trái tim của họ. Mọi người ở khắp mọi nơi muốn
được tự do.
Tác giả | Jonathan
Freedland là một bỉnh bút của The Guardian
© 2022 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể
lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: The heroic people of Iran are teaching the
west a song too many of us have forgotten | Jonathan
Freedland | The Guardian | 25 Nov 2022.
No comments:
Post a Comment