Những cái chết té lầu bí ẩn của quan chức gộc
Lê Hoàng - Ngọc Lan -
Phạm Hưng - Mai Hạnh - RFA
25/11/22
https://thongluan-rdp.org/di-n-dan/item/26865-nh-ng-cai-ch-t-te-l-u-bi-n-lien-quan-d-n-tham-nhung
Phải chăng đang có trend các đồng chí té lầu ?
Nguyễn Trí, Thoibao.de, 26/11/2022
Thời gian gần đây, người dân đang chứng kiến một
số trường hợp các quan chức, cựu quan chức, doanh nhân… bị tai nạn dẫn đến tử
vong, mà loại tai nạn phổ biến nhất là "té lầu". Dường như, số vụ
tai nạn tương tự thế này đang có xu hướng gia tăng. Một số người đặt câu hỏi,
phải chăng, quan chức Việt Nam đang có trào lưu (trend) "té lầu" ?
https://live.staticflickr.com/65535/52526837100_06669ebf64.jpg
Trụ sở Ủy ban Kiểm
tra Trung ương - Ảnh PV
Mới đây nhất, ngày 21/11, ông Nguyễn Văn Hùng,
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung
ương, bị tai nạn tử vong.
Báo chí trong nước không hề nói ông Hùng bị
tai nạn ở đâu và trong trường hợp nào, nhưng dư luận mạng đang đồn thổi rằng,
ông bị té xuống từ tầng 4 của trụ sở Ủy ban Kiểm tra Trung ương – nơi ông làm
việc, và tử vong. Nếu thật sự bị té lầu, vậy ông Hùng cố ý nhảy lầu tự tử, hay
vô ý té ngã, hay bị một đồng chí khác "giúp đỡ" cho té xuống… Cư dân
mạng không biết, chỉ có các đồng chí của ông biết.
Cái ghế của ông Hùng khá nhạy cảm, vì Ủy ban
Kiểm tra Trung ương là công cụ đắc lực của Tổng Trọng trong công cuộc đốt lò.
Những thanh củi trước khi vào lò thì phải trải qua quá trình điều tra của Ủy
ban này. Như vậy, để không trở thành một cây củi mới, các cây củi dự bị sẽ tìm
đủ mọi cách để tự bảo vệ mình, bao gồm cả cách diệt khẩu các đồng chí mình.
Tuy nhiên, ông Hùng trước khi về Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đã từng giữ nhiều chức vụ ở tỉnh Kon Tum. Những chức vụ mà ông
đã kinh qua là : Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư ; Chủ tịch UBND tỉnh và Bí thư Tỉnh
uỷ, đều là những chức vụ có liên quan đến cấp đất, đến quy hoạch. Mà Kon Tum
thì đang bị điều tra các sai phạm về đất đai. Ngày 9/11, Thanh tra Chính phủ vừa
có kết luận về hàng loạt sai phạm về đất đai ở Kon Tum, như : giao đất không
thông qua đấu giá ; biến đất công thành đất tư ; vụ lô đất 4 mặt tiền của vợ cựu
Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum… Đích thân Thủ tướng chỉ đạo phải xử lý nghiêm vụ này.
Như vậy, khả năng cao là ông Hùng có dính líu đến những sai phạm đất đai ở Kon
Tum.
https://live.staticflickr.com/65535/52526633494_6b25260613.jpg
Ông Nguyễn Văn
Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, người vừa tử vong do tai nạn ngày 21/11
Liệu có ai ra tay với ông Hùng để bịt đầu mối
điều tra ? Hay ông quyết định "hy sinh đời bố, củng cố đời con" ? Vì
nếu để điều tra đến cùng, lỡ phải gia nhập đội hình Juventus thì bản thân khổ sở
trong tù, tài sản bị tịch thu, con cái hết đường thăng tiến… Thôi thì hy sinh để
bảo toàn tài sản cho con cháu cũng là chuyện phúc đức, vì với ngành tư pháp Việt
Nam, khi đương sự qua đời thì vụ án sẽ kết thúc, dừng điều tra. Hoặc có một giả
thiết nữa là các đồng chí ông chọn hy sinh ông để giữ thanh danh cho cơ quan chống
tham nhũng của Đảng, giữ hình ảnh sạch sẽ cho tấm rào chắn cuối cùng của Đảng,
chứ chẳng lẽ lại để cán bộ chống tham nhũng dính án tham nhũng…
Cũng không chỉ có cái chết của ông Hùng có nhiều
điểm đáng ngờ, cái chết vào ngày 20/11 của ông Hứa Ngọc Thuận, Nguyên Phó Chủ tịch
UBND Thành phố Hồ Chí Minh, cũng rất kỳ lạ. Ông Thuận được công bố là bị tai nạn
tại nhà riêng. Một tai nạn nặng dẫn đến tử vong, nhưng nhà ông Thuận ở Phú Mỹ
Hưng, quận 7, lại không được đưa vào Bệnh viện Việt – Pháp, vừa gần, vừa hiện đại,
mà người đưa đi cấp cứu đem ông đến tận Bệnh viện Đại học Y dược ở tuốt quận 5.
Ai cũng biết Sài Gòn thường xuyên kẹt xe tắc đường, đưa một người đang hấp hối
đi một quãng xa như vậy, có phải là cố tình hay không ?
https://live.staticflickr.com/65535/52526358861_1343b2ae20.jpg
Cáo phó của ông Huỳnh
Kim Định, Nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất quận 1
Rồi vụ ông Huỳnh Kim Định, Nguyên Giám đốc Văn
phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất quận 1, thì được xác định rõ là nhảy lầu tự tử
vào ngày 15/11/2022. Tuy nhiên, người Việt có câu, "nói zậy mà không phải
zậy". Công bố là tự tử chứ chưa chắc đã là tự tử.
Như vậy, chỉ trong vòng 6 ngày mà có đến 3
quan chức tử vong, quả là quá đáng ngờ, là đất sống cho những thuyết âm mưu
phát triển.
Ngược thời gian, người ta thấy còn nhiều cái
chết do "té lầu" khác nữa. Luật sư – Tiến sĩ Bùi Quang Tín, một cán bộ
của Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, đã rơi từ tầng 14 của chung cư
Hoàng Anh Gia Lai quận 7 và tử vong ngày 6/4/2020. Đáng nói là khi ông Tín rơi
xuống, có mặt một vị Hiệu phó Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Vụ
ông Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Giáo Dục, té từ lầu 8 tòa nhà trụ sở Bộ Giáo dục
xuống, ngày 17/10/2019. Ông An chết sau khi ký "Thông báo về việc xem xét
kỷ luật công chức của Bộ Giáo dục và đào tạo liên quan đến gian lận thi cử".
Đó là chưa kể đến những cái chết do té lầu
khác, cũng rất đáng ngờ liên quan đến các đại gia bị sờ gáy.
Ở Trung quốc đã từng có trend quan chức tự tử,
đó là cách thoát tội và giữ danh tiếng, giữ tài sản cho người thân. Phải chăng,
trend này đã lan sang Việt Nam khi bác Tổng ra tay quá quyết liệt ? Trend này
có hai xu hướng : tự tử để tránh bị điều tra hoặc bị đồng đội triệt hạ.
Nguyễn Trí (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 26/11/2022
**************************
Người "nhặt củi" cho ông Trọng đột ngột
qua đời
Lê Hoàng, Thoibao.de,
25/11/2022
Trò chơi quyền lực
đến hồi gay cấn ?
Từ hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Phú Trọng luôn ở
thế thượng phong. Hiện nay trong tay ông Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều công cụ
thể đốn củi các quan chức. Thứ nhất, đó là Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống
tham nhũng, thứ nhì là Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thứ ba là Ban Nội chính
Trung ương và cuối cùng là Bộ Công an. Khi đã bị đẩy vào Bộ Công an xử lý, thì
xem như quan chức đấy cầm chắc suất ngồi tù.
https://live.staticflickr.com/65535/52525840773_e203b30d2b.jpg
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương qua đời ở tuổi 58.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện nay
là ông Trần Cẩm Tú – Ủy viên Bộ Chính trị. Có thể nói, khi ông Nguyễn Phú Trọng
lệnh cho ông Trần Cẩm Tú tới đâu thì quan chức nơi nó mặt tái chân run. Gần như
các Ủy viên Trung ương Đảng bị kỷ luật trước khi xộ khám đều là bị ông Trần Cẩm
Tú cho kiểm tra và kết luận tội danh về mặt Đảng. Có người ví, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương là đơn vị chuyên đi "nhặt củi" về cho ông Tổng đốt.
Nói thẳng ra là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương là
đơn vị chuyên đi tấn công vào sai phạm của các đảng viên cấp cao. Có tấn công
thì mới tìm ra sai phạm. Những người đi tiên phong trong Ủy ban Kiểm tra Trung
ương là những người được xem là lính xung kích. Không phải người nào cũng dễ tấn
công, đôi khi gặp phải kẻ thù khó xơi thì người tấn công lại bị thương chứ chưa
chắc gì kẻ bị tấn công đã ngã gục. Chính trường ở Việt Nam là chiến trường thực
sự, họ đấu nhau cả ngoài ánh sáng lẫn trong bóng tối.
Ngày 4/3/2016, ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng
Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ khi đó, phải thốt ra lời cay đắng tại
Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ
chức. Ông Đạt ca thán rằng : "Chống tham nhũng có khi chúng tôi chết trước".
Đấy là thực tế, bởi những người bị soi có quyền lực lớn, và họ sẽ cho kẻ đi soi
một cú "hồi mã thương" chí tử ngay và luôn. Đó là một nguyên nhân lớn
khiến đôi khi cơ quan chống tham nhũng bị buộc phải thỏa hiệp với kẻ sai phạm,
rồi sau đó tới đâu thì tới.
Ngày 21/11, báo chí nhà nước cho biết,
ông Nguyễn Văn Hùng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương qua đời ở tuổi 58.
Nguyên nhân cái chết được xác định không phải do bệnh tật gì, mà là do tai nạn.
Và báo chí chỉ thông tin như thế, không nói gì thêm.
Ông Nguyễn Văn Hùng sinh năm 1964, quê ở xã
Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông là Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân lý
luận chính trị. Trước khi được bầu giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung
ương vào năm 2020, ông Nguyễn Văn Hùng đã kinh qua các chức vụ : Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum ; Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum ; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh
ủy tỉnh Kon Tum ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon
Tum.
https://live.staticflickr.com/65535/52524808172_bc47bbc2d3.jpg
Kẻ đi săn sợ bị săn
Cùng là Ủy viên Trung ương Đảng, nhưng nếu nắm
chức Bí thư Tỉnh ủy thì an toàn hơn là chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung
ương. Bởi, chức Bí thư Tỉnh ủy là vua một cõi, trong khi đó chức của ông Nguyễn
Văn Hùng thì lại đi chọc vào các sai phạm của quan chức. Có những quan chức
nhìn thì chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng, nhưng mối quan hệ ngầm có khi ở Bộ
Chính trị, thậm chí là Tứ Trụ.
Vì chính quyền không minh bạch về cái chết của
ông Hùng nên người dân lại càng nghi ngờ. Bởi người dân hiểu một cách đơn giản
là cái chết không có gì khuất tất thì không việc gì phải giấu giếm.
Thực tế, trò chơi quyền lực ẩn đằng sau danh
xưng đồng chí là sự khốc liệt. Nếu dùng luật pháp không xử được nhau thì họ
dùng những thứ ngoài luật pháp. Nếu là cái chết của một ông Ủy viên Trung ương
Đảng là Bí thư Tỉnh ủy thì làm người ta ít đặt dấu hỏi. Nhưng đây là Phó Chủ
nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương thì có thể thấy rằng, ẩn đằng sau nó có thể là
trò đấu đá khốc liệt đã đến hồi gay cấn. Kẻ đi săn lại trở thành người bị săn
thì sao? Cũng có thể lắm.
Lê Hoàng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 25/11/2022
**************************
‘Tai nạn’ chính trị của ông phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra Trung ương ?
Ngọc Lan, VNTB, 23/11/2022
Theo tin buồn vừa được Ủy ban Kiểm tra Trung
ương và gia đình phát đêm 21/11, do tai nạn, ông Nguyễn Văn Hùng, ủy viên Ban
Chấp hành Trung ương Đảng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đã đột ngột
từ trần, hưởng dương 58 tuổi.
https://live.staticflickr.com/65535/52520099420_1bb4059ec0.jpg
Ông Nguyễn Văn
Hùng, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, đã đột ngột từ trần, hưởng dương 58 tuổi.
Tin tức không
cho biết ông bị tai nạn gì khiến dẫn đến "đột ngột từ trần vào hồi 12 giờ
31 phút ngày 21/11/2022 (tức ngày 28 tháng 10 năm Nhâm Dần)".
Trước khi có bản tin trên, cộng đồng mạng xã hội
cho hay "tai nạn" ở đây là một vụ "té lầu 4" ở tòa nhà địa
chỉ số 4A đường Nguyễn Cảnh Chân, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương là nơi có thể coi
là một cơ quan quyền lực bậc nhất về cả 3 phần việc của ba cơ quan cấp trung
ương : Công an – Viện kiểm sát – Tòa án. Các "kết luận" về sai phạm
trong quản lý mà ủy ban này đưa ra, được hiểu là một dạng của "chỉ đạo
án" ở cấp Bộ Chính trị, do vậy trong không ít trường hợp, công luận ngờ vực
đây cũng là nơi dùng để các phe nhóm quyền lực trong nội bộ đảng thanh trừng
nhau.
"Tai nạn" của phó chủ nhiệm Ủy ban
Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Hùng, khả năng nằm trong kịch bản đe dọa nào đó
về vụ việc xử trí tham nhũng mà ông Nguyễn Văn Hùng đang thụ lý.
Kịch bản đó, tính đến thời điểm này, rất có thể
ông Nguyễn Văn Hùng đã ‘buông lõng’ vai trò quản lý khi còn là Bí thư tỉnh ủy
Kon Tum, tạo cơ hội để tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết.
Lý lịch chính trị tóm tắt của ông Nguyễn Văn
Hùng được công bố tại lễ tang tổ chức ở tư gia ông Hùng, số 42 Nguyễn Hữu Cầu,
phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum như sau : Sinh ngày 02/02/1964 tại xã Bình
An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, được kết nạp vào Đảng từ tháng 05 năm
1993.
Tháng 3/1986 – 12/1990 : Cán bộ Ủy ban Kế hoạch
tỉnh Gia Lai – Kon Tum ; Tháng 12/1990 – 10/1991 : Cán bộ Văn phòng Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai – Kon Tum ; Từ 10/1991 – 6/1996 : Trưởng
phòng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum ; Giai đoạn từ tháng 6/1996 – 01/2000
: Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum.
Từ tháng 01/2000 – 4/2002 : Tỉnh ủy viên, Giám
đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum. Tháng 4/2002 – 9/2008 : Tỉnh ủy viên,
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum ; Từ
tháng 9/2008 – 4/2009 : Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum.
Tháng 4/2009 – 8/2010 : Ủy viên Ban Thường vụ
Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum.
Tiếp theo là hoạn lộ hai tháng lên chức một lần
: Tháng 8/2010 – 10/2010 : Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Kon Tum. Tháng 10/2010 – 12/2010 : Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum. Tháng 12/2010 – 02/2015 : Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
Đến 3/2015 – 4/2015 : Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Kon Tum ; Tháng
4/2015 – 01/2016 : Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum, Bí
thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Kon Tum.
Từ tháng 01/2016 – 5/2020 : Ủy viên Trung ương
Đảng khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum, Bí thư
Đảng ủy Quân sự tỉnh Kon Tum.
Tháng 5/2020 – 01/2021 : Ủy viên Trung ương Đảng
khóa XII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương ; Từ tháng 02/2021 đến khi
qua đời : Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương.
Vài tuần lễ trước khi ông Nguyễn Văn Hùng xảy
ra "tai nạn", có một tài liệu được công bố là "Kết luận Thanh
tra số 1919/TB-TTCP" từ cơ quan Thanh tra Chính phủ về dấu hiệu sai phạm
pháp luật của Dự
án Tổ hợp thương mại, vui chơi giải trí và nhà phố do Công ty cổ phần
Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư, có diện tích 179.677,8m2, tại phường Trường Chinh,
thành phố Kon Tum.
Sau khi có kết luận thanh tra vụ việc trên
thì thông
tin liên quan đăng trên trang web của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum không thể truy cập vào được nữa
:
Tại thành phố Kon Tum, FLC còn có 4 dự án khác
gồm : Khu du lịch – đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp thể thao tại xã Đăk Rơ
Wa ; Tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, dịch vụ tại phường Thống Nhất ;
Khu đô thị sinh thái – Du lịch gắn với công viên phía Bắc Kon Tum, xã Đăk Cấm ;
các dự án mở rộng Khu đô thị Đak Bla, Khu đô thị và vui chơi giải trí ven sông
Đak Bla, Khu đô thị và du lịch nghỉ dưỡng ven sông Đăk Bla tại xã Đak Rơ Wa
(330 ha).
Giả dụ xảy ra việc ông Nguyễn Văn Hùng thời
gian là lãnh đạo cao nhất tỉnh Kon Tum đã "đi đêm" với FLC thì đây sẽ
là hướng "đột phá" để các quyền lực nhóm "khai thác" về khả
năng ngay cả nhân sự tưởng chừng được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tin rằng
liêm chính, thực ra cũng chỉ là "những đồng chí chưa bị lộ".
Kịch bản này trước mắt đang là "cung đấu"
giữa cơ quan của Chính phủ Vương Đình Huệ – Phạm Minh Chính với cơ quan chóp bu
quyền lực là Bộ Chính trị với người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng.
Ngọc Lan
Nguồn : VNTB, 23/11/2022
*************************
Vụ nhảy lầu làm bít đường dẫn ông Tổng tới nhà ông
Hai Nhựt
Phạm Hưng, Thoibao.de, 23/11/2022
Ngày 19/11, ông cựu Phó Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Hứa Ngọc Thuận bị tai nạn tại nhà và qua đời tại
bệnh viện. Bản thân ông Hứa Ngọc Thuận không dính đến nhiều sai phạm khủng như
các ông khác. Tuy nhiên, vì cái chết lãng xẹt như thế làm cho cư dân mạng nghi
ngờ ai đó đã ra tay. Và quả thật, cho đến thời điểm này chưa có bằng chứng nào
cho thấy ông Hứa Ngọc Thuận liên quan đến những đại án khủng.
https://live.staticflickr.com/65535/52520191698_6bda6cfb3b_n.jpg
Cựu Phó Chủ tịch
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Hứa Ngọc Thuận bị tai nạn tại nhà và qua
đời tại bệnh viện
Vụ án Thủ Thiêm là vụ nhức nhối xã hội từ nhiều
năm qua. Nó là vụ oan khuất lớn nhất nhì lịch sử chứ không phải nhỏ. Tuy nhiên,
cho đến nay, dường như mọi con đường dẫn ông Nguyễn Phú Trọng đến nhà ông Lê
Thanh Hải gần như bịt kín, mà sai phạm thì đã rõ mười mươi. Ông Trọng đang tìm
mọi đường và mọi cách, nhưng vẫn chưa công phá được thành trì của ông Lê Thanh
Hải.
Ngay từ năm 2017, vấn đề Thủ Thiêm đã nóng lên
trên mặt báo. Tất cả các cuộc hòa giải đều bất thành. Nỗi oan của bà con Thủ
Thiêm ngất trời, và những sai phạm của nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân được nhắc
đến. Vụ án tưởng như có thể lôi được ông Lê Thanh Hải ra ngoài ánh sáng, tuy
nhiên ngày 28/01/2019, Phó trưởng phòng Quản lý quy hoạch – kiến trúc của Ban
quản lý khu đô thị mới Thủ Thiêm được phát hiện rơi từ lầu 9 của trụ sở và tử
vong. Nạn nhân là ông Nguyễn Minh Long (43 tuổi), Phó phòng Quản lý quy hoạch –
kiến trúc của Ban quản lý khu Thủ Thiêm.
Đây là một cái chết rất bí ẩn, sau đó những
sai phạm Thủ Thiêm cũng không được khai thác gì thêm. Và cho đến nay, nhóm ăn đất
Thủ Thiêm vẫn nhởn nhơ. Sau đó, đến tháng 3/2020, Bộ Chính trị quyết định thi
hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố
Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Lê
Hoàng Quân bằng hình thức cảnh cáo.
Người ra quyết định kỷ luật hai ông này là ông
Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước. Lúc đấy, tưởng như
ông Nguyễn Phú Trọng đã cho ông Tô Lâm tiến đến nhà ông Lê Thanh Hải và ông Lê
Hoàng Quân để bắt người, tuy nhiên, cho đến nay, hai ông này vẫn không hề hấn
gì.
Dư luận đặt câu hỏi rằng, tại sao một ông Bí
Thư thành ủy đã về hưu, và một ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố đã về hưu
và mất hết quyền lực, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng lại không làm gì được ? Phải
chăng vì cái chết của những con tốt nắm trong tay những đầu mối để điều tra,
nên ông Nguyễn Phú Trọng chưa có đủ bằng chứng để bắt hai nhân vật này ?
Vụ bắt bà Trương Mỹ Lan thì ai cũng thấy là
cách mà ông Nguyễn Phú Trọng muốn tiến vào nhà ông Hai Nhựt. Tuy nhiên, chỉ
riêng việc đối phó với một mình bà Trương Mỹ Lan đã khó, thì không biết ông
Nguyễn Phú Trọng bàn mưu tính kế công phá nhà ông Lê Thanh Hải thế nào ?
Con đường dẫn đến việc điều tra bà Trương Mỹ
Lan đã có nhiều cái chết, và con đường có thể dẫn ông Tô Lâm đến nhà ông Lê
Thanh Hải cũng đã từng xuất hiện cái chết. Vậy thì nhân vật Lê Thanh Hải thực sự
có thế lực ngầm thế nào, mà sao quanh ông lại có những cái chết bí hiểm như vậy
?
Tại Đồng Nai, ông Nguyễn Phú Trọng cho bắt các
cựu Chủ tịch và Bí thư, những sai phạm của các ông này cách đây hàng chục năm vẫn
được hồi tố và bắt người. Những sai phạm của ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng
Quân lớn hơn hai cựu quan chức tỉnh Đồng Nai rất nhiều. Ấy vậy mà hai người này
vẫn bình an vô sự.
Ông Lê Thanh Hải là một nhân vật có mối quan hệ
phức tạp thực sự. Và những con đường dẫn tới nhà ông có những cái chết bất ngờ
làm người ta càng khó hiểu. Có phải, ông Lê Thanh Hải có những mối quan hệ ngầm
mà khiến ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với quyền lực vô đối phải ngán ngại ?
Lê Thanh Hải chính là nhân vật chính trị có nhiều bí hiểm nhất hiện nay.
Phạm Hưng (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 23/11/2022
***************************
Cái chết bí ẩn của cựu Phó Chủ tịch UBND Thành phố
Hồ Chí Minh. Uẩn khuất gì ?
Mai Hạnh, Thoibao.de,
23/11/2022
Ngày 20/11, báo chí đưa tin, ông Hứa Ngọc Thuận,
cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã qua đời vì tai nạn. Nghĩa
là ông Thuận chết đang trong lúc khỏe mạnh, chết tai nạn chứ không phải
đột quỵ.
https://live.staticflickr.com/65535/52519622201_25a346a094.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch
UBND Thành phố Hồ Chí Minh Hứa Ngọc Thuận qua đời
Được biết, ông Hứa Ngọc Thuận 67 tuổi, từng
làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2009 – 2016, thời
mà ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên
nhân cái chết của ông là do té ngã tại nhà riêng ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận
7, Thành phố Hồ Chí Minh, và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đã qua đời, hưởng thọ 67 tuổi.
Ông Hứa Ngọc Thuận làm phó cho ông Lê Hoàng
Quân từ năm 2009. Tuy nhiên, ông Thuận không bị dính vào vòng lao lý vì phải
gánh tội cho ông Lê Hoàng Quân như Nguyễn Hữu Tín, ông Nguyễn Thành Tài, bởi vì
lĩnh vực ông Thuận phụ trách là giáo dục và đào tạo, văn hóa – thể dục – thể
thao, xuất bản – báo chí, y tế, quản lý dược, lao động – thương binh và xã hội.
Trước khi làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hứa Ngọc Thuận là Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy,
Trưởng Ban Quản lý đầu tư – xây dựng Khu đô thị Nam Sài Gòn.
Năm 2020, liên quan đến tiêu cực chậm đấu thầu
thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh khiến gần 80 tỉ đồng bị "kẹt". Ông Hứa
Ngọc Thuận lúc đó đã về hưu, ông nói rằng, ông đã có giải trình đối với kết luận
của Thanh tra Chính phủ về việc 2 lần cho phép các cơ sở y tế mua sắm thuốc trực
tiếp trong khi chờ đấu thầu tập trung năm 2012 – 2013. Điều đặc biệt là ông nói
rằng, "Tôi không quen biết doanh nghiệp nào để ưu ái cho ai".
Cái chết của ông Thuận làm cho xã hội nghi ngờ,
đây lại là một cái chết khó hiểu. Điều đáng nói là, báo chí chỉ nói "tai
nạn tại nhà" mà không hề đề cập chi tiết tai nạn đó cụ thể ra sao. Nói
chung, ở nhà mà bị tai nạn dẫn đến thiệt mạng là xưa nay hiếm. Đặc biệt là khu
đô thị Phú Mỹ Hưng là khu cao cấp, môi trường sống an toàn.
Trong lúc vụ án Vạn Thịnh Phát đang bị điều
tra, đã có nhiều cái chết liên quan đến Vạn Thịnh Phát, chính vì thế, một cái chết
đột ngột và lý do mơ hồ rất khó chấp nhận, đã làm cho các thuyết âm mưu lan
truyền. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có bằng chứng nào cho thấy ông Hứa
Ngọc Thuận chết có liên quan đến những vụ đại án mà xã hội quan tâm. Ông Thuận
đã từng bị cho là tắc trách trong công tác quản lý ngành y tế vì để 80 tỷ bị kẹt
và thuốc không đến được với bệnh nhân. Tiêu cực này so với những quan chức khác
thì không thấm vào đâu.
Ông Hứa Ngọc Thuận từng là Trưởng Ban Quản lý
đầu tư – xây dựng Khu đô thị Nam Sài Gòn, khu dân cư dọc theo trục đường Nguyễn
Văn Linh, với chiều dài khoảng chừng 22km, trong đó bao gồm khu Phú Mỹ Hưng nơi
ông ở. So với khu Thủ Thiêm, thì khu Nam Sài Sòn ít có điều tiếng hơn và hiện
nay chưa có vụ án nào nhắm tới sai phạm của khu dân cư này.
Hồi cuối tháng 3, ông Lê Hòa Bình, 52 tuổi,
Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng qua đời vì
tai nạn ô tô khi ông đang đi Bến Tre dự lễ khởi công cầu Rạch Miễu 2, xe chở
ông Bình bị tai nạn ở cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, đoạn qua huyện
Bến Lức (Long An). Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ô tô bị nổ lốp sau,
tông vào dải phân cách. Ông Bình sau đó chết tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Có lẽ cái chết của ông Thuận cũng tương tự như
cái chết của ông Bình là tai nạn thật. Bởi vị trí mà ông Thuận phụ trách thời
còn làm phó cho ông Lê Hoàng Quân không dính đến đất đai. Mà hầu hết, những đại
án lớn, những sai phạm lớn của quan chức là dính đến giao đất.
Mai Hạnh (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 23/11/2022
****************************
Việt Nam tổ chức lễ tang cấp cao cho Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương chết "đột ngột"
RFA, 22/11/2022
Nghi thức lễ tang cấp cao sẽ được tiến hành
vào ngày 23/11 cho ông Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
https://live.staticflickr.com/65535/52520099405_015436c14d.jpg
Ông Nguyễn Văn Hùng
- Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Photo : RFA
Truyền thông Nhà nước loan tin ngày 22/11, một
hôm sau khi ông này qua đời mà nguyên nhân chỉ được thông báo do tai nạn nên đột
ngột từ trần. Cụ thể tai nạn gì không được nêu rõ trong các bản tin của báo chí
Việt Nam.
Các chức vụ khác của ông Nguyễn Văn Hùng, sinh
năm 1964 tại xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, được liệt kê qua các
giai đoạn gồm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, XIII, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra Trung ương ; nguyên Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân
tỉnh Kon Tum hai nhiệm kỳ 2011 – 2016 và 2016 – 2021.
Ông này còn được Huân chương Lao động Hạng nhất
và nhiều danh hiệu khác do Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam trao.
Trong thời gian qua, tại Việt Nam từng xảy ra
những vụ quan chức chết mà nguyên nhân chỉ được nêu chung chung khiến công luận
thắc mắc. Đơn cử vụ Tiến sĩ Bùi Quang Tín, giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh,
Đại học Ngân hàng, rơi từ tầng 14 một chung cư tại Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí
Minh vào tháng 8/2020. Công an quyết định không khởi tố vụ án hình sự với kết
luận ông này tự rơi.
Trước đó là vụ Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
Lê Hải An rơi từ tầng tám tòa nhà trụ sở của Bộ hồi tháng 10/2019 và tử vong…
Nguồn : RFA, 22/11/2022
No comments:
Post a Comment