NỘI DUNG :
Tốt
nghiệp trung học mua bằng bác sĩ giả hành nghề 14 năm mới bị bắt
Lê Thiệt
Bệnh
viện 12 năm vẫn… nằm trên giấy
Phạm
Bá
Việt
Nam: Mua bán trẻ sơ sinh lại rộ lên
Kim Lan
Tốt
nghiệp trung học mua bằng bác sĩ giả hành nghề 14 năm mới bị bắt
1 tháng 11, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/
Theo điều tra, 14 năm trước Vũ Xuân Tú
(SN 1978) mua bằng đại học và giấy công nhận danh hiệu bác sĩ răng hàm mặt tại
Bình Dương. Năm 2014, hắn đến Thanh Hóa lập nghiệp. Chẳng biết lo lót kiểu gì
mà được Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, chuyên
khoa răng hàm mặt và làm răng giả.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/05-bang-gia-2.jpg
Vũ Xuân Tú (giữa) nghe đọc lệnh bắt. Ảnh:
VNExpress
Báo chí
trong nước nói Tú “qua mặt” Sở y tế Thanh Hóa, nhưng dư luận lại cho rằng mấy
tay lãnh đạo ở đó chỉ có “mua” được thôi chứ đừng hòng qua mặt họ.
Nếu yên phận
cứ thuê bác sĩ thiệt làm răng giả thì Tú cứ sống phây phây tại Thanh Hóa chẳng
ai mất công kiểm tra bằng cấp y làm gì. Thế nhưng, có lẽ muốn “mở rộng thị trường”,
tìm cách giàu hơn nữa, cách đây hai năm Tú về An Giang thành lập công ty TNHH
Nha khoa Công nghệ cao An Giang. Sau đó, Tú mở phòng khám, làm giám đốc và điều
hành mọi hoạt động.
Để hoàn tất
thủ tục, Tú phải nộp chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế Thanh Hóa cấp. Qua kiểm
tra, Thanh tra Sở Y tế tỉnh An Giang phát hiện bằng tốt nghiệp đại học ngành
răng hàm mặt của Tú là giả. Từ đó, các giấy chứng nhận danh hiệu bác sĩ tại
Bình Dương hay chứng chỉ hành nghề tại Thanh Hóa đều vô giá trị.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/05-bang-gia-1.jpg
Phòng khám nha khoa do Tú mở. Ảnh:
VNExpress
Ngày 1
Tháng Mười Một, Vũ Xuân Tú bị bắt. Qua thẩm vấn, Tú thừa nhận mọi hành vi sai
trái.
Điều đáng
ngạc nhiên là trong 14 năm hành nghề, “bác sĩ dỏm” Vũ Xuân Tú không gây ra một
tai nạn y khoa nào. Tất cả bệnh nhân đều không than phiền, hay thưa gởi gì cả.
Có người
cho rằng đó chỉ là may mắn chứ không phải do trình độ, hay tay nghề. Tài khoản
drha2008 chia sẻ trên báo VNExpress:
“May mắn
cho anh ta vì chưa gặp phải ca nào sốc do thuốc tê đó, gặp phải mà vào tay anh
này thì tính mạng bệnh nhân coi như xong, cũng có thể chưa gặp vì lượng người
do anh ta gây tê ít. Nghề y không dễ, đến bác sĩ ăn học bài bản mà gặp mấy ca
như vậy cũng không phải dễ dàng cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân ở phòng mạch. Dù
sao đi nữa cũng khuyên những ai có ý nghĩ giống anh ta đừng bao giờ làm vậy,
không sớm thì muộn cũng phải trả giá đắt. Như anh này bị bắt là mới bị trả giá
rẻ thôi dù sao vẫn là may mắn cho anh ta rồi”.
===========================================
Bệnh
viện 12 năm vẫn… nằm trên giấy
1 tháng
11, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/benh-vien-12-nam-van-nam-tren-giay/
Dù đã qua ba thời giám đốc, dự án xây
mới bệnh viện vẫn chỉ thấy trên giấy. Nhân viên y tế không có chỗ gửi xe. Bệnh
nhân nằm hành lang, mưa hắt, nắng ngợp… Đó là những gì diễn ra chưa có hồi kết
tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tại Sài Gòn
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/Tin-1-1.11-3-1024x746.jpg
Bệnh nhân ngồi chờ được khám. Nguồn:
vietnamnet.vn
Dù đã qua
ba thời giám đốc, dự án xây mới bệnh viện vẫn chỉ thấy trên giấy. Nhân viên y tế
không có chỗ gửi xe. Bệnh nhân nằm hành lang, mưa hắt, nắng ngợp… Đó là những
gì diễn ra chưa có hồi kết tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tại Sài Gòn
Bệnh viện
Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn không chỉ nổi tiếng vì có nhiều bác sĩ tay nghề
giỏi, mà còn được biết đến vì tình trạng xuống cấp, chật hẹp, quá tải hơn 10
năm qua.
Bệnh viện chật hơn cả nhà tù
Theo số liệu
chính thức, mỗi ngày nơi này tiếp nhận từ 1,500-2,000 lượt khám ngoại trú, khoảng
700 bệnh nhân nội trú. Tuy nhiên, con số thực mà bệnh viện phải tải là gần
5,000 người/ngày, bao gồm người bệnh, thân nhân, 900 nhân viên y tế, sinh viên
và bác sĩ đến thực tập, học hỏi.
Chừng đó
con người trong một cơ sở xuống cấp, bệnh viện như một con đò rệu rã và quá tải
sau khi được sử dụng liên tục 54 năm qua.
Ghi nhận
sáng 1 Tháng Mười Một, người bệnh chen nhau di chuyển đến các phòng chụp chiếu,
bó bột vì hành lang nhỏ hẹp. Nhiều người phải ngồi ở cả khu vực cầu thang, chặn
lối đi lại. Đặc thù bệnh nhân đến đây là bị gãy tay gãy chân, chấn thương cột sống,
cấp cứu tai nạn… nên việc di chuyển khá vất vả.
Hồi năm
2019, một vụ cháy xảy ra ở ký túc xá sát bên. Người bệnh vừa phẫu thuật cột sống
được buộc chặt vào giường, khoảng 6-7 nhân viên y tế khiêng từ lầu 3 xuống để
di tản.
Chị Đỗ Thị
Trinh, Điều dưỡng trưởng Khoa Vi phẫu tạo hình, chỉ vào hàng dài bệnh nhân nằm
hành lang và cho biết, lúc cao điểm, người bệnh còn tràn ra cả khu hội trường.
Mỗi phòng kê kín sáu chiếc giường, không còn lối đi. Điều dưỡng và bác sĩ phải
nghiêng mình lách qua. Phòng bệnh được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ.
“Trời nắng
còn đỡ, nhưng mưa thì tội nghiệp cho bệnh nhân nằm hành lang lắm. Nếu không kéo
tấm che, họ bị hắt ướt hết, còn nếu kéo xuống lại rất ngộp thở, khó chịu. Ở
đây, mỗi ca nằm ít nhất ba tuần nên càng khốn khổ hơn”, chị Trinh nói.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/Tin-1-1.11-2-1280x686.jpg
Lối
đi duy nhất: Khám bệnh, chụp X-quang, chuyển bệnh nhân mổ cấp cứu và vận chuyển
rác
Bệnh nhân
quá khổ, nhưng nhân viên y tế cũng không sướng hơn. Bệnh viện không có bãi xe
cho nhân viên, đành phải thuê nhà dân bên ngoài và xin để nhờ phần đất của Bệnh
viện Bệnh nhiệt đới. Tuy nhiên, phương án này chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu
cầu thực tế.
“Nhiều bác
sĩ, điều dưỡng phải tự túc tìm chỗ gửi xe. Loanh quanh bệnh viện luôn kín chỗ
nên họ phải đi xa hơn. Tôi gửi xe ở bên ngôi chùa gần đây, đi bộ sang bệnh viện
hết khoảng 7 phút”, chị Th., một nhân viên đã gắn bó với Bệnh viện Chấn thương
Chỉnh hình gần 10 năm, chia sẻ.
Mặc dù thiếu
bãi giữ xe cho nhân viên nhưng bên trong bệnh viện luôn… “kẹt xe”. Nội khu chỉ
có một con đường di chuyển cho cả người khám ngoại trú, chụp X quang, chuyển mổ
cấp cứu, thậm chí còn vận chuyển rác thải. Đây là thách thức với một bệnh viện
ngoại khoa, mỗi ngày mổ trên 100 ca. Môi trường bệnh viện mà như thế thì rất dễ
nhiễm khuẩn.
Lược sử Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Sài
Gòn.
Được biết,
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn do bang Hẹ của người Hoa xây dựng vào
năm 1968 với diện tích 5,051 m2. Ban đầu, bệnh viện được xây dựng
cho người nghèo, lấy tên là Nhà thương Sùng Chính.
Tới năm
1978, cơ sở khám chữa bệnh này được chuyển giao cho Sở y tế quản lý, chính thức
lấy tên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Đến nay, tuổi đời bệnh viện đã quá
50, cơ sở hạ tầng, kết cấu công trình đã xuống cấp. Sát bên là Ký túc xá Cao đẳng
Kỹ thuật Cao Thắng cũng xuống cấp nghiêm trọng, đã xảy ra nhiều sự cố đe dọa
tính mạng, sức khỏe người bệnh và nhân viên y tế.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/Tin-1-1.11-1-1280x756.jpg
Người
bệnh ngồi ở cầu thang vì hết chỗ trống
Vào năm 2010, Chính phủ VN chấp thuận
chủ trương đầu tư Dự án xây mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tại huyện Bình
Chánh. Đến nay, 12 năm trôi qua, trải qua ba đời giám đốc, bệnh viện mới vẫn… nằm
trên giấy.
Cả một bộ
máy chính quyền thành phố với bộ sậu tham mưu bên dưới như Sở Y tế, Sở Kế hoạch
& Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính… quả là một đám ăn hại khi suốt 12 năm
vẫn không thể xây nổi một bệnh viện mới cho dân được nhờ…
===============================================
Việt
Nam: Mua bán trẻ sơ sinh lại rộ lên
1 tháng 11,
2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/viet-nam-mua-ban-tre-so-sinh-lai-ro-len/
Mua bán trẻ sơ sinh nở rộ trong nước,
bao gồm cả bán đi tự nguyện lẫn bắt cóc, đang là nỗi lo ngày đêm của nhiều gia
đình lẫn các tổ chức hoạt động chống buôn người.
Hình : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/tre_em_ngheo.jpg
Đầu tháng
11, Công an Bình Dương tuyên bố đã phát hiện và triệt phá một đường dây buôn
bán trẻ em sơ sinh có quy mô toàn quốc. Qua lời khai của những người bị bắt, đã
có 31 vụ mua bán trẻ sơ sinh thực hiện trót lọt. Tuy nhiên, do vụ án phức tạp
liên quan đến nhiều tỉnh thành trong cả nước, những người mua và người bán đều
giấu thông tin nên đến nay cơ quan công an mới xác định được 7 vụ (7 bé sơ sinh
bị bán hoặc bị bắt cóc còn chưa rõ).
Hồ sơ của
công an cho biết đường dây mua bán trẻ sơ sinh này thực chất là những người môi
giới kết nối những người không muốn nuôi con và những người mua hiếm muộn hoặc
có lý do khác để mua bán sang tay kiếm lời, mua lại từ những gia đình nghèo
khó.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/mua-ban-tre-so-sinh0000.jpg
Những
thủ phạm bị bắt phần lớn còn rất trẻ. Và hoạt động mạnh ở phía Bắc. (Ảnh chụp
qua màn hình)
Những người
môi giới mua mỗi bé với giá từ 20 đến 30 triệu đồng rồi bán lại với giá từ 40 đến
50 triệu đồng. Nếu người mua có nhu cầu làm giấy tờ giả thì nhóm này cũng nhận
làm giấy chứng sinh và các giấy tờ giả khác để hợp thức hóa hành vi mua bán.
Những người
bị bắt khai báo cho biết rằng các đường dây mua bán trẻ em trong nước thì giá
trị không cao, nhưng nếu bán qua Trung Quốc thì giá sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Người ta không biết số phận của những trẻ em này sẽ đi về đâu. Có thể may mắn
thì chúng được nhận nuôi. Còn nếu không may mắn thì chúng là những đứa được
nuôi để đợi lấy nội tạng. Trước đó, công an cho biết đã bắt hai người phụ nữ
trong nhóm buôn người đã mua được 10 trẻ sơ sinh qua hội nhóm trên Facebook. Trẻ
được tập kết tại Sài Gòn rồi bán sang Trung Quốc với giá 170 triệu đồng/bé trai
và 70 triệu đồng/bé gái.
Bắt cóc
hay xin con nuôi là một trong những thủ đoạn bị phát hiện từ năm 2019. Đường
dây này bị lộ từ một vụ có người phụ nữ tên là Lan Anh giả là người hiếm muộn,
đặt vấn đề “xin con” của một phụ nữ đang mang thai ở Hà Nội, dự sinh bé trai.
Cháu bé sinh ra là con gái nên bên Trung Quốc từ chối mua. Lan Anh vẫn muốn chiếm
đoạt đứa trẻ để bán.
Khi được
tiếp xúc, Lan Anh nói dối người mẹ đưa bé sơ sinh đi tiêm rồi bế ra ngoài bệnh
viện. Người mẹ thấy mất con liền gọi điện, dọa báo công an. Lan Anh lo sợ, bỏ lại
cháu bé trên bậc thềm một căn nhà ở phố Phương Mai (Hà Nội) rồi bỏ trốn. Khoảng
4h30 sáng hôm sau, người đi xe máy đường qua nghe thấy tiếng trẻ sơ sinh khóc,
tìm thấy bé gái bị bỏ trong áo khoác màu đen, để ở bậc thềm. Từ đó, nhóm người
chuyện “xin con” bị công an điều tra phát hiện.
Hồ sơ của
công an cho biết từ năm 2020, tình trạng buôn bán trẻ sơ sinh bắt đầu nở rộ ở
nhiều tỉnh thành, đặc biệt là có sự tham gia của giới mua bán trẻ con chuyên
nghiệp đến từ Trung Quốc.
Phía Trung
Quốc đã từng phối hợp với Việt Nam để bắt đường dây buôn trẻ em chuyên nghiệp
hàng đầu do bà Huang Qingheng cầm đầu. Thành tích tội ác của bà Huang kinh
hoàng đến mức là khi bị chận bắt ở Trung Quốc, bà đã phải lãnh án tử hình.
Huang
Qingheng sinh năm 1982, sống tại Việt Nam. Huang cùng băng nhóm gồm 23 thành
viên đã bị bắt quả tang khi buôn bán hơn 20 trẻ sơ sinh kể từ năm 2010. Huang
khai Việt Nam Là vùng đất màu mỡ trong việc mua bán, bắt cóc cũng như là xin
nuôi giúp, vì các gia đình ở các vùng quê miền Bắc rất nghèo khó.
Trong đợt
truy bắt cuối cùng và bắt được Huang, cảnh sát Trung Quốc cứu được 11 trẻ em,
trong đó 10 trẻ em đến từ Việt Nam đã được đưa về nước. Các nạn nhân trong độ
tuổi từ 10 ngày tuổi đến bảy tháng tuổi.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/Screenshot-2022-11-02-000510.png
Hai
em Vàng M.L (SN 2003, trái) và Vàng Mý L. (SN 2006) quê ở Yên Minh, Hà Giang.
Đêm 28-2-2007, bọn buôn người đã đột nhập vào nhà giết bố mẹ và bắt 2 em bán
qua biên giới. Nay các em vừa được trao trả về (Ảnh chụp qua màn hình)
Theo cáo
trạng của tòa, băng nhóm này thường xuyên buôn bán trẻ em hoặc phụ nữ đang mang
thai để lấy con ngay sau khi sinh từ Việt Nam để chuyển sang Trung Quốc, chủ yếu
là ở tỉnh Quảng Đông, chủ yếu để giết lấy nội tạng.
Thống kê của
Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy, nước này hàng năm có 1,5 triệu bệnh nhân cần được
ghép tạng, song chỉ có 10.000 ca ghép được thực hiện vì thiếu người tình nguyện
hiến tặng. Chính sự chêch lệnh lớn giữa “cung” và “cầu” đã khiến thị trường” chợ
đen” về buôn bán nội tạng bất hợp pháp phát triển.
Dù Việt
Nam vẫn được coi là quốc gia an toàn cho khách du lịch, tuy nhiên, nếu đến Việt
Nam, quý vị vẫn phải luôn để mắt đến con cái của mình.
No comments:
Post a Comment