Saturday, November 26, 2022

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI : PHILIPPINES CÓ KHOẢNG CÁCH GIÀU NGHÈO LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á (Franco Luna | Philstar.com)

 



Ngân hàng Thế giới: Philippines có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất Đông Á

Franco Luna | Philstar.com 

DCVOnline dịch thuật

POSTED ON NOVEMBER 24, 2022   

https://dcvonline.net/2022/11/24/ngan-hang-the-gioi-philippines-co-khoang-cach-giau-ngheo-lon-nhat-dong-a/

 

MANILA, Philippines — Ngân hàng Thế giới cho biết trong một nghiên cứu được công bố hôm thứ Năm, mặc dù có những tiến bộ ổn định ba mươi năm qua, Philippines vẫn phải vất vả để thu hẹp một trong những khoảng cách giàu nghèo lớn nhất ở Đông Á, và xếp thứ 15 trong số 65 quốc gia về bất bình đẳng.

 

https://scontent-lga3-1.xx.fbcdn.net/v/t39.30808-6/299730072_2816897978463865_6634208009879523685_n.jpg?_nc_cat=101&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=Kk_bCfn7xf0AX_WuFZk&_nc_ht=scontent-lga3-1.xx&oh=00_AfCo4x_XHe0vVtoGNVkRmZY70oSoRadLO8pb6Q3QKhn7qw&oe=6384056A

Bức  ảnh ghi lại cuộc sống thường ngày của người dân ở Baseco, Manila ngày 15/8/2022. Ernie Penaredondo

 

Trong một phúc trình tựa đề “Khắc phục nghèo đói và bất bình đẳng ở Philippines: Quá khứ, hiện tại và triển vọng cho tương lai, Ngân hàng Thế giới tại Washington lưu ý rằng mặc dù Philippines đã đạt được những bước tiến trong việc giảm nghèo, nhưng nước này vẫn có tỷ lệ bất bình đẳng cao nhất trong Đông Á.

 

Với hệ số Gini thu nhập — thước đo tiêu chuẩn về bất bình đẳng lợi tức từ 0 đến 1, với 0 đại diện cho hoàn toàn bình đẳng lợi tức — 0.43 vào năm 2018, Philippines có một trong những quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng lợi tức cao nhất ở Đông Á.

 

Ngân hàng Thế giới cho biết tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 49,2% năm 1985 xuống còn 16,7% vào năm 2018 do mở rộng việc làm bên ngoài khu vực nông nghiệp. Nhưng đến năm 2018, tầng lớp trung lưu đã tăng lên gần 12 triệu người và dân số an toàn về kinh tế đã tăng lên 44 triệu người.

 

Ngày nay, 1% trên cùng, những người có lợi tức cao nhất, chiếm 17% thu nhập quốc dân, Ngân hàng Thế giới nhận thấy, và chỉ có 14% thu nhập quốc gia chia cho 50% những người dân có thu nhập thấp nhất nước.

 

Ông Ndiamé Diop, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Brunei, Malaysia, Philippines, Thái Lan, cho biết:

 

“Philippines đặt mục tiêu trở thành một xã hội trung lưu không còn nghèo đói vào năm 2040, nhưng chúng tôi biết, với kinh nghiệm toàn cầu, rằng không có quốc gia nào có thể thực hiện tiến trình chuyển đổi này trong khi vẫn duy trì mức độ bất bình đẳng cao.”

 

Diop cho biết thêm trong một thông cáo báo chí:

 

“Sự bất bình đẳng về cơ hội và tính di động thấp giữa những thế hệ công nhân sẽ lãng phí tiềm năng con người và đình trệ tiến trình đổi mới — điều rất quan trọng để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh và thịnh vượng — từ đó sẽ cải thiện phúc lợi và phẩm chất cuộc sống của tất cả người dân Philippines.”

 

Ngân hàng Thế giới cũng cho biết, mặc dù khoảng cách giữa những người có thu nhập cao nhất và thấp nhất ở Philippines đã được thu hẹp, nhưng nó vẫn cao hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Trong số các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương có dữ liệu cho năm 2014–19, chỉ có ở Thái Lan là bất bình đẳng thu nhập lớn hơn ở Philippines.

 

Dựa trên dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thế giới từ năm 1980 đến năm 2019, 1% người giàu nhất của Thái Lan chiếm tỷ lệ thu nhập quốc gia lớn hơn, mặc dù Philippines được xếp hạng cao hơn đáng kể so với Trung Hoa, Malaysia và Indonesia trong chỉ số đó tính đến năm 2020.

 

Về bất bình đẳng tiêu dùng, Philippines đạt mức tốt hơn trên toàn cầu, xếp thứ 30 trong số 72 quốc gia. Nhưng vẫn cao hơn các nước Đông Á Thái Bình Dương trừ Lào.

 

COVID-19 cản trở những bước tiến trước đó

 

Tại buổi công bố trực tuyến của phúc trình, Nadia Belhaj Hassine Belghith, chuyên viên kinh tế cao cấp của Tổ chức East Asia Poverty Global Practice ở phụ trách Thái Lan và Philippines, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết Philippines thực sự đã có ba mươi năm giảm nghèo bền vững và một mươi năm giảm tỷ lệ nghèo đói, bất bình đẳng bắt đầu từ năm 1985, khi tỷ lệ nghèo giảm 2/3.

 

Belghith cho biết, trong thời kỳ đó, việc công nhân chuyển dần sang những lĩnh vực có năng suất cao hơn, phụ thuộc nhiều hơn vào tiền lương được xác định là một trong những động lực giảm nghèo vào thời điểm đó.

 

Tuy nhiên, không bình đẳng cơ hội, thiếu cơ hội theo học đại học đối với những gia đình có lợi tức thấp, bất bình đẳng về cơ hội theo học học đại học và các chuẩn mực xã hội đặt gánh nặng chăm sóc con cái lên vai phụ nữ đã làm chậm quá trình thu hẹp bất bình đẳng ở Philippines, đặc biệt là trong thời đại dịch COVID-19.

 

Ngân hàng Thế giới cũng nhận thấy rằng xây dựng, nhà ở và vận tải là những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì tình trạng mất việc làm khi đại dịch bùng phát và những gia đình có khuynh hướng tập trung vào những ngành này có lợi tức giảm nhiều nhất trong nửa đầu năm 2020.

 

Bản phúc trình viết :

 

“Bất chấp tăng trưởng và thị trường lao động phục hồi mạnh mẽ, đại dịch COVID-19 đã phần nào đảo ngược thành quả giảm nghèo và bất bình đẳng kéo dài hàng mấy chục năm ở Philippines. Nó đã chặn đà tăng trưởng kinh tế vào năm 2020 và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt trong những ngành đòi hỏi công nhân phải có mặt làm việc. Vào năm 2021, tỷ lệ nghèo quốc gia đã tăng lên 18,1% bất chấp sự hỗ trợ của chính phủ.”

 

Sự phục hồi ở Philippines không đồng đều ở phương diện phân bổ thu nhập và những người nghèo nhất chịu thiệt hại nặng nề nhất do COVID vẫn chưa phục hồi hoàn toàn thu nhập của họ. Khi giá lương thực tăng cao, nhiều gia đình đã phải đối phó bằng cách giảm tiêu dùng, bao gồm cả việc ăn ít hơn. Những chiến lược đối phó này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ em trong những gia đình dễ bị tổn thương này.”

 

World Bank kêu gọi lập chính sách cho công nhân, giáo dục, phát triển nông thôn

 

Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Thế giới đề nghị cả chính phủ và khu vực tư nhân xét đến những chính sách hỗ trợ việc làm và công nhân. Ngân hàng Thế giới cũng đề nghị nâng cao phẩm chất giáo dục và cải thiện cơ hội cho người nghèo cũng như thúc đẩy phát triển nông thôn, tăng cường bảo trợ xã hội để giảm bất bình đẳng và tăng cơ hội cải thiện phúc lợi cho người dân Philippines.

 

Trong tương lai, bản phúc trình nêu bật ba chủ đề chính để giảm bất bình đẳng: chữa lành vết sẹo của đại dịch và xây dựng khả năng phục hồi; tạo tiền đề cho sự phục hồi mạnh mẽ và toàn diện; và thúc đẩy bình đẳng hơn về cơ hội cho toàn dân.

 

Bản phúc trình cũng lưu ý rằng việc mở rộng giáo dục trung học, khả năng di chuyển đến nơi có việc làm được trả lương cao hơn, cơ hội nhận đượcc dịch vụ cơ bản và trợ cấp xã hội của chính phủ đã bắt đầu giảm bất bình đẳng kể từ giữa những năm 2000.

 

Bản phúc trình viết :

“Cổ súy bình đẳng hơn về cơ hội đòi hỏi phải tăng cơ hội nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe có phẩm chất, nâng cấp bình đẳng về cơ hội trong giáo dục và cải thiện khả năng có cơ hội có nhà ở đủ phẩm chất, v.v. Bình đẳng về cơ hội cần hướng tới các khu vực tụt hậu và những người khác bị thiệt thòi , thiếu cơ hội ở nhưng phương diện này vì hoàn cảnh ra đời của họ.”

 

Thúc đẩy trợ cấp xã hội trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch

 

Đồng thời, Ngân hàng Thế giới cho biết việc chữa lành những vết sẹo do đại dịch COVID-19 gây ra sẽ đòi hỏi phải cổ động dùng thuốc chủng ngừa nhiều hơn, khắc phục tình trạng mất khả năng học tập vì COVID-19, tăng cường trợ cấp xã hội,  khai triển những chương trình bảo hiểm thất nghiệp cho khu vực phi chính thức và kiểm soát lạm phát.

 

Ngân hàng Thế giới cho biết, ngoài việc bước vào trạng thái bình thường mới, giảm bất bình đẳng sau đại dịch còn đòi hỏi phải đào tạo lại khả năng cho công nhân, cổ độngy tinh thần kinh doanh, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong giới công nhân và nâng cao năng suất nông nghiệp.

 

Belghith nói :

 

“Sự bất bình đẳng bắt đầu ngay cả trước khi sinh ra và kéo dài trong suốt vòng đời của người nghèo. Nó bắt đầu từ dinh dưỡng và sức khỏe của những người mẹ trong thời kỳ mang thai. Sự khác biệt tiếp tục kéo dài đến thời thơ ấu, nơi mà sự chênh lệch về cơ hội được chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, nước uống an toàn, vệ sinh và phẩm chất giáo dục quyết định mức độ mà vốn con người của một đứa trẻ phát triển.

Bất bình đẳng hình thành những kết quả sau này trong cuộc sống, chẳng hạn như cơ hội có việc làm và thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến mức độ hỗ trợ mà người Philippines trưởng thành có thể cung cấp cho con cái của họ để giúp phát huy tối đa tiềm năng của chúng.” (Nadia Belhaj Hassine Belghith)

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: World Bank: Philippines has one of the widest wealth gaps in East Asia | Franco Luna | Philstar.com |November 24, 2022

 




No comments: