Ba
Lan đập bỏ tượng đài thời Liên Xô
26/08/2022
https://www.danchimviet.info/ba-lan-dap-bo-tuong-dai-thoi-lien-xo/08/2022/26927/
https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/08/000FZDWRCYUC7Y8A-C122-F4-696x471.jpeg
Bức tượng
được dựng từ 1972 đã bị phá bỏ hôm 24/8. Ảnh Interia.pl
Ba Lan hôm
thứ Tư đã bắt đầu phá dỡ một đài tưởng niệm các chiến sĩ Hồng quân thời Liên
Xô, một gợi nhớ về sức mạnh mà Moscow từng nắm giữ tại Ba Lan và là một biểu tượng
ngày càng bị phản đối sau cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine.
Việc dỡ bỏ đài tưởng niệm ở Brzeg, phía tây nam Ba Lan, rơi vào Ngày Độc
lập của Ukraine và kỷ niệm 6 tháng kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào
Ukraine ngày 24 tháng 2.
Đây là một phần của nỗ lực lâu dài hơn nhằm xóa bỏ các biểu tượng cộng
sản bị căm ghét khỏi những chỗ công cộng ở Ba Lan và trên cả nước. Giống như một
số nước láng giềng, Ba Lan bị Đức và Liên Xô xâm lược và chiếm đóng vào đầu Thế
chiến II và sau đó phải chịu đựng mấy chục năm cai trị của một chính quyền được
Moscow hậu thuẫn cho đến năm 1989.
Cơ quan quốc gia quản lý các tượng đài đã làm việc với các cộng đồng địa
phương để dỡ bỏ hàng chục đài tưởng niệm tương tự từ thời Liên Xô.
Hồi tháng 3, Rafal Leskiewicz, người phát ngôn của cơ quan cho biết khi
quyết định loại bỏ được công bố, vẫn còn 60 tượng đài loại này. Tượng đài ở
Brzeg vừa bị đập bỏ là cái thứ 24.
Ông cho biết cần phải dỡ bỏ các đài tưởng niệm như vậy vì cuộc chiến của
Nga ở Ukraine, nhưng cũng vì luật của Ba Lan vào năm 2015 yêu cầu dỡ bỏ.
“Không
thể giữ những tượng đài như vậy ở nơi công cộng,” ông nói
với hãng tin AP.
Ông cho biết, công việc đập bỏ tượng đài Brzeg dự kiến sẽ mất vài
ngày.
Ba Lan, nằm ở phía tây của Ukraine, là đồng minh quan trọng của
Ukraine, đã gửi nhiều viện trợ quân sự và nhân đạo cho nước láng giềng của mình
đang bị chiến tranh tàn phá. Ba Lan cũng đã trở thành nơi tạm trú của nhiều người
tị nạn Ukraine đông hơn tất cả nước khác.
Trước đó, chính phủ Estonia vào tuần trước cũng dỡ bỏ một tượng đài về
Liên Xô từ thời Thế chiến II tại một thành phố gần biên giới Nga, một phần của
nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tháo dỡ các biểu tượng thời Liên Xô còn sót lại, bắt
nguồn cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Estonia có chung đường biên giới dài gần 300 km với Nga, nước này có lập
trường cứng rắn chống lại cuộc xâm lược của Nga.
(Theo military.com)
No comments:
Post a Comment