Singapore: Mức
sống đắt đỏ, người nghèo vật lộn ra sao?
Mariko
Oi
Phóng viên Kinh tế Châu Á
31/01/2022
https://www.bbc.com/vietnamese/world-60194758
Quán cơm gà là chứng
nhân cho chi phí nguyên liệu, điện và
nhân công cao hơn
Ở Đông Nam Á, cơm gà được coi như một loại thực phẩm
thiết yếu. Có thể được tìm thấy ở hầu hết các khu ẩm thực và hàng quán vỉa hè,
nó được coi là một trong những món ăn quốc dân của Singapore.
Daniel Tan, người
sở hữu sáu tiệm cơm gà, trước đây bán với giá 2,20 đô la (khoảng 50.000 VND)
cho một phần nhỏ. Nhưng Covid đã làm chi phí nguyên liệu tăng mạnh.
"Giá gà đã tăng 50% và chi phí rau củ
tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 1 năm 2020." ông Tan kể.
Nước ngoài nói gì khi
GDP Việt Nam quý III tăng trưởng âm 6,17%?
World Bank: ‘Kinh tế Việt
Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022’
Khi gặp nhau tại một trong những quán
"Cơm Gà OK" của ông ấy ở phía bắc Singapore, ông chia sẻ rằng họ đã
và đang phải gồng gánh phần chi phí đội lên này trong một thời gian rất dài.
"Khi đại dịch ập đến, suy nghĩ đầu tiên của
chúng tôi là đây là tình trạng khẩn cấp ngắn hạn - sáu tháng, có thể là một năm
- vì vậy chúng tôi đã giữ [giá cũ] càng lâu càng tốt vì chúng tôi hy vọng mọi
chuyện sẽ kết thúc."
Giá gạo thấp hơn có
nghĩa là lạm phát ở châu Á đã được kiềm chế hơn so với các nơi khác trên thế giới
Nhưng khi hóa đơn tiền điện cũng tăng vọt, ông
Tan quyết định đã đến lúc phải tăng giá.
"Một nghìn đôla tiền điện cho một cửa hàng cơm
gà là điều bất ổn," ông nói.
"Nếu tôi tiếp tục nữa thì hoặc nhân viên của
tôi không được trả lương hoặc tôi phải đóng cửa một số cửa hàng, và chúng tôi
không muốn làm chuyện này."
Do việc đóng cửa biên giới và các quy định mới
về việc làm, ôngTan đã phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên và phải trả
lương cao hơn, tất cả dẫn đến việc tăng chi phí kinh doanh.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết
giá lương thực toàn cầu đã tăng 28% vào năm 2021.
Tiến sĩ Abdul Abiad từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết: "Lần cuối giá
lương thực cao như vậy là vào năm 2011, khi các nhà hoạch định chính sách thực
sự cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5523/production/_123059712_thucpham.png.webp
Chúng ta trả thêm
bao nhiêu % cho giá thực phẩm
Những đợt tăng giá mới nhất này là do chi phí
năng lượng tăng, ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực và phân bón, cộng dồn với
các vấn đề của chuỗi cung ứng toàn cầu làm vấn đề thêm phức tạp.
Điều này xảy ra ở ngay cả một quốc gia giàu có
như Singapore, đồng nghĩa có số lượng các gia đình tìm kiếm sự giúp đỡ tăng
lên.
Lạm phát: 7 lý do chi
phí sinh hoạt đang tăng cao trên thế giới
Kinh tế Việt Nam 2021 và
Covid-19: Lạc quan, đau thương rồi hy vọng
"Những gì chúng tôi nhận thấy khi giao hàng tận
cửa là các gia đình trẻ [có] cả vợ và chồng đều làm việc bán thời gian hoặc làm
trong một nền kinh tế gig [nền kinh tế mà đa số người làm việc bán thời gian hoặc
tạm thời] - đây là những gia đình bị ảnh hưởng vì Covid và tất cả những việc
làm bán thời gian đều biến mất", Nichol Ng, đồng
sáng lập của Food Bank Singapore, cho biết.
Bà nói: "Hiện tại, không chỉ 10% dân số
nghèo nhất cần được giúp đỡ," Nó đã dần dần len lỏi đến có thể 20% dân số,
bao gồm cả các gia đình có thu nhập trung bình, những người thậm chí có thể
không biết tìm sự giúp đỡ ở nơi nào ngay khi gặp chuyện."
Và không chỉ giá thực phẩm cao hơn đang ảnh hưởng
đến những người có nhu cầu. Bà Ng nói: "Nhờ có Covid, ý thức tự giữ gìn
vệ sinh của mọi người tăng lên.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C64B/production/_123036705_nichol2.jpg.webp
Nichol Ng của Ngân
hàng Thực phẩm Singapore cho biết bà ấy đã thấy người yêu cầu giúp đỡ ngày càng
tăng
Nhưng giá dầu cọ cao hơn có nghĩa là dầu gội đầu,
xà phòng rửa tay và nước khử khuẩn cũng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều.
Bà cho biết thêm: "Có tới 20% yêu cầu
của chúng tôi cho đến nay, đặc biệt là bắt đầu từ nửa cuối năm ngoái, hướng đến
các sản phẩm vệ sinh cá nhân."
Bà Ng cũng lo ngại rằng làn sóng lạm phát hiện
nay dường như không phải là tạm thời. "Trước đây, vào những thời điểm
nhất định trong năm, bạn có thể thấy những đợt tăng giá, nhưng có vẻ như tình
hình lạm phát này sẽ còn dai dẳng - và không ai trong chúng ta có quả cầu tiên
tri để biết khi nào nó sẽ kết thúc", bà nói.
Chính phủ VN trước bài
toán hồi phục kinh tế sau dịch Covid
Việt Nam: ‘Rủi ro nhập
khẩu lạm phát là có thật’
Ở những nước khác trong khu vực, tác động của
việc tặng giá hơn thậm chí còn trầm trọng hơn. Báo cáo mới nhất của FAO cho
thấy hơn 375 triệu người ở châu Á đối mặt với nạn đói vào năm 2020, tăng 54 triệu
người so với năm trước.
Vào năm 2020, Mạng lưới Ngân hàng Thực phẩm
Toàn cầu (Global Food Banking Network) ghi nhận số lượng người cần giúp đỡ tăng
hơn 130%, lên đến 40 triệu người, và một nửa trong số đó sống ở châu Á.
Điều này xảy ra bất chấp thực tế là việc tăng
giá lương thực ở châu Á đã được giảm bớt so với ở Mỹ hoặc châu Âu, nơi lạm phát
đã tăng lên mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.
Tiến sĩ Abiad của ADB cho biết có một số lý do giải thích cho việc giá thực phẩm Châu Á giảm,
bao gồm cả một vụ thu hoạch lúa tốt vào năm 2021. Trong khi giá ngô năm ngoái
tăng 44% và lúa mì tăng 31% thì giá gạo lại giảm 4%. Ông nói: "Gạo là
lương thực chính ở nhiều nền kinh tế châu Á, và đã góp phần làm cho tình trạng
lạm phát giá lương thực được hạ thấp trong khu vực.
Các quốc gia châu Á cũng sản xuất nhiều thực
phẩm của riêng họ, được bán ở thị trường nội địa hơn là xuất khẩu. Tiến sĩ
Abiad cho biết các chính phủ cũng đang nỗ lực để đảm bảo rằng nguồn cung cấp
lương thực luôn ổn định.
Ví dụ, ở Philippines, việc cho phép tự do nhập
khẩu gạo đã cải thiện nguồn cung cấp, giúp giữ cho giá gạo ở mức thấp.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tích trữ nhiều sản
phẩm thực phẩm quan trọng khác nhau. Điều này giúp nước này đi ngược xu hướng,
giá thực phẩm giảm trong năm 2021.
Nhưng điều này cũng dẫn đến những chỉ trích
cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 20% dân số toàn cầu, đang đầu
cơ tích trữ nguồn cung. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc ước tính nắm giữ
69% lượng dự trữ ngô của thế giới, 60% gạo và 51% lúa mì, ước tính vào giữa năm
2022.
Giá lương thực toàn
cầu dự kiến sẽ vẫn cao vào năm 2022
Singapore nhập khẩu phần lớn thực phẩm, nhưng
đến nay các chuỗi siêu thị lớn như NTUC FairPrice vẫn quyết định không đẩy giá
cao về phía người tiêu dùng.
Để bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, công ty
này cho biết đang áp dụng nhiều chiến lược khác nhau bao gồm "dự trữ các mặt
hàng thiết yếu hàng ngày, mua chuyển tiếp và đa dạng hóa nguồn nhập khẩu của
chúng tôi tới hơn 100 quốc gia".
NTUC FairPrice cũng có hơn 2.000 sản phẩm mang
thương hiệu riêng của họ như gạo, dầu, đồ vệ sinh cá nhân và các sản phẩm tẩy rửa;
mà họ cho biết rẻ hơn ít nhất 10% so với các thương hiệu phổ biến tương đương.
Ông Tan chủ chuỗi quán cơm gà "Cơm gà
OK", người cũng sở hữu ba siêu thị mini, cho biết các nhà bán lẻ nhỏ có xu
hướng lấy ý kiến từ các đối thủ lớn hơn khi định giá hàng hóa.
"Họ hoạt động giống như một ngân hàng trung
ương đối với những người bán tạp hóa còn lại ở Singapore. Điều tốt ở đây là lạm
phát không tăng vọt nhiều trong thời kỳ khủng hoảng nhưng tác dụng phụ xấu là
tinh thần kinh doanh bị kìm hãm và chỉ những công ty bán nhà nước bán tư nhân mới
có thể tồn tại, "ông nói.
Daniel Tan cũng sở
hữu siêu thị nhỏ cũng ghi nhận các chi phí đội lên cao hơn
"Câu hỏi đặt ra là sau khi mọi thứ kết thúc thì
còn lại bao nhiêu người buôn bán nhỏ lẻ?" ông Tan hỏi.
Giá lương thực toàn cầu dự kiến sẽ vẫn ở mức
cao trong năm nay và ông David Dawe đến từ FAO cho biết đây là mối quan tâm của
các chính phủ châu Á, vì việc tăng giá chưa thể qua đi.
"Nếu giá toàn cầu tiếp tục tăng, sẽ có tác động,
đặc biệt là đối với các gia đình có thu nhập thấp, những người sẽ chi phần lớn
thu nhập của họ cho thực phẩm."
Các nhà kinh tế như ông Dawe và Tiến sĩ Abiad
vẫn lạc quan rằng các nước châu Á sẽ tiếp tục được bảo vệ khỏi lạm phát lương
thực hai con số.
Nhưng đối với những người trong cuộc, như ông
Tan và bà Ng, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Họ tự hỏi liệu giá cao hơn, thay
vì nhất thời, có kéo dài như đại dịch đã xảy ra hay không.
****
TIN LIÊN QUAN
Nước ngoài nói gì khi
GDP Việt Nam quý III tăng trưởng âm 6,17%?
29 tháng 9 năm 2021
.
World Bank: ‘Kinh tế Việt
Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022’
13 tháng 1 năm 2022
.
Lạm phát toàn cầu: 7 lý
do chi phí sinh hoạt tăng cao trên thế giới
20 tháng 1 năm 2022
.
Kinh tế Việt Nam 2021 và
Covid-19: Lạc quan, đau thương rồi hy vọng
10 tháng 1 năm 2022
.
TS Lương Tuấn Anh: ‘Chi
tiêu thế nào để hồi phục kinh tế Việt Nam?'
3 tháng 11 năm 2021
.
Covid: Việt Nam gặp rủi
ro lớn về lạm phát và tăng GDP khó đạt 3,5%?
8 tháng 11 năm 2021
No comments:
Post a Comment