Phương
Tây ồ ạt viện trợ vũ khí cho Ukraina chống xâm lược Nga, nhưng hiệu quả đến đâu
?
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 28/02/2022 - 14:53
Vào lúc cuộc xâm lược Ukraina của Nga đang tiếp diễn,
ngày càng có thêm nhiều nước phương Tây loan báo viện trợ quân sự cho
chính quyền Kiev. Câu hỏi đặt ra là, hậu thuẫn này phải chăng là đã quá muộn và
không đủ sức ngăn chặn một quân đội mạnh thứ hai thế giới.
Chủ tịch Ủy Ban
Châu Âu Ursula von der Leyen (T) và lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu, Josep Borrell,
họp báo tại Bruxelles, Bỉ, ngày 27/02/2022. AP - Stephanie Lecocq
Phải nói là quyết định xâm lược Ukraina của
Nga đã khiến phương Tây, đặc biệt là Liên Hiệp Châu Âu hết sức lo ngại, và
có những phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng khác thường. Ngoài các biện pháp
trừng phạt kinh tế, tài chánh nhắm vào Nga, điểm nổi bật nhất trong những quyết
định mà Bruxelles đưa ra là khoản viện trợ quân sự khổng lồ trị giá 450 triệu
euro được loan báo hôm qua, 27/02/2022, bao gồm các loại trang thiết bị phòng
thủ và tấn công sẽ được chuyển giao cho quân đội Ukraina.
Đối với giới quan sát, đây là một quyết định lịch
sử, vì từ khi thành lập đến nay, Liên Hiệp Châu Âu chưa bao giờ chuyển giao vũ
khí cho một nước đang có chiến tranh. Một số quốc gia, theo tiết lộ của người đặc
trách ngoại giao Châu Âu Josep Borrel vào hôm qua, thậm chí còn sẵn sàng cung cấp
máy bay chiến đấu cho Ukraina.
Viện trợ của Liên Âu đã bổ sung vào những khoản
trợ giúp riêng đã được loan báo trước đó của một số nước như Đức, Bồ Đào Nha,
Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan…
Ngoài ra, một điểm nổi bật khác phản ánh mối
quan tâm của Liên Âu là tính chất khẩn cấp khác thường: 27 thành viên Liên
Âu đã thống nhất được quan điểm và đạt được thỏa thuận trong thời gian kỷ lục.
Hơn nữa, một số quốc gia như Đức hay Thụy Điển
đã không ngần ngại phá vỡ cấm kỵ tồn tại từ lâu trên đất nước của họ, vốn tuân
thủ chủ trương cấm tất cả các hoạt động xuất khẩu vũ khí sát thương tới các khu
vực xung đột.
Câu hỏi đặt ra là phản ứng của Liên Âu nói riêng và
của phương Tây nói chung phải chăng đã quá muộn màng ?
Trên đài truyền hình Pháp Ngữ TV5 Monde ngày
27/02, bà Samantha de Bendern, nhà nghiên cứu người Anh tại bộ phận Nga-Âu-Á của
Viện Các vấn đề Quốc tế Hoàng gia (Chatham House, London), nhận xét: "Nếu
Ukraina mất quyền kiểm soát các sân bay của mình, thì sẽ rất khó giao vũ khí.
Sân bay Kiev và miền tây Ukraina vẫn nằm trong tay người Ukraina, vì vậy
việc giao hàng trên mặt đất vẫn có thể thực hiện được. Nhưng với mỗi ngày trôi
qua, nó trở nên phức tạp hơn".
Ngoài ra, kể cả khi Ukraina nhận được viện trợ,
một vấn đề khác nổi lên là liệu Quân Đội nước này biết cách sử dụng tất cả các
thiết bị nhận được hay không.
Nhật báo Pháp Le Monde ngày 28/02 ghi nhận các
khó khăn chính vào lúc này. Liệu các nước chi viện có đủ vũ khí trong kho của
mình để chuyển sang cho Ukraina hay không. Ngoài ra còn có vấn đề tính tương
thích và năng lực kỹ thuật của người Ukraina trong việc sử dụng các loại vũ khí
mới.
Vẫn còn phải xem liệu những khí tài này có thể
đến tay người nhận và một cách kịp thời hay không. Hiện tại, các con đường
tiếp cận duy nhất đến lãnh thổ Ukraina là bằng đường bộ.
Sau cùng, đối mặt với một đội quân hùng mạnh
như quân đội Nga, liệu những khoản viện trợ này có thể giúp Ukraina tạo ra sự
khác biệt hay không.
Theo bà Samantha de Bendern trên TV5 Monde,
Ukraina không thể thắng Nga về mặt quân sự trong dài hạn, nhưng việc hỗ trợ vũ
trang cho Ukraina cho phép phương Tây gởi đến Nga một tín hiệu, để Nga hiểu rằng
việc chinh phục một quốc gia mà phương Tây có quan hệ tốt sẽ rất khó khăn.
------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Liên
Âu thông báo hàng loạt biện pháp đáp trả Nga, hậu thuẫn Ukraina
Hoa
Kỳ đồng ý bán 250 xe tăng tấn công cho Ba Lan
Khủng
hoảng Ukraina : Mỹ và Litva « dồn dập » gởi vũ khí cho Kiev
No comments:
Post a Comment