26/02/2022
https://baotiengdan.com/2022/02/26/doc-tai-va-chien-tranh/
Trong lịch sử đương đại, hầu như có một tương
quan không thể chối cãi giữa các cá nhân hoặc chế độ độc tài và những cuộc chiến
tranh đẫm máu nhất của nhân loại.
Ngược lại, hầu như cũng có một tương quan mật
thiết giữa các thể chế dân chủ và những giai đoạn thái bình nhất của nhân loại.
Ngày 24 tháng 2 vừa qua, sau nhiều tuần lễ huy
động gần 200.000 quân tại các vùng biên giới của Ukraine, nhà độc tài Vladimir
Putin, tổng thống Nga, bất chấp những nguyên tắc nền tảng của bản hiến chương
Liên Hiệp Quốc, đã chính thức xua quân xâm chiếm lãnh thổ Cộng Hòa Ukraine, một
quốc gia độc lập, có chủ quyền và thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Mục đích của Putin được quan sát viên quốc tế
dự đoán như sau:
1. Tạo dựng những nền cộng hòa cuội tại các
vùng tự trị Crimea, Donetsk and Luhansk, vốn thuộc lãnh thổ của Ukraine, và sát
nhập vào Liên Bang Nga như họ đã phát động từ cuộc chiến với Ukraine năm 2014.
2. Lật đổ chính quyền thân Tây Phương tại
Ukraine của Tổng Thống Volodymyr Zelenskyy và thành lập một chính phủ bù nhìn
thân Nga để lãnh đạo nhân dân Ukraine.
3. Ngăn chận quốc gia Ukraine tham gia vào
liên hiệp Âu Châu và khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO bằng mọi giá.
Các quan sát viên quốc tế đồng thuận rằng, vì
tương quan lực lượng quân sự giữa 2 bên quá chênh lệch thiên về Liên Bang Nga,
trong giai đoạn đầu, quân đội Ukraine sẽ lép vế.
Tuy nhiên Ukraine không phải là một quốc gia
nhỏ với dân số khoảng 45 triệu và lãnh thổ gấp 2 lần Việt Nam.
Mặc dầu Hoa Kỳ và khối NATO không đưa quân vào
Ukraine, nhưng trực tiếp viện trợ nhiều vũ khí tối tân và quân đội Ukraine đã
được nâng cấp cao hơn so với cuộc chiến năm 2014. Nhiều dấu hiệu cho thấy quân
đội Ukraine đã chiến đấu anh dũng và gây nhiều thiệt hại vật chất cũng như nhân
mạng cho quân Nga.
Thêm vào đó, những cấm vận kinh tế của Hoa Kỳ,
Anh Quốc, Canada, Úc Đại Lợi, Nhật Bản và khối Liên Âu vô cùng nghiêm khắc và sẽ
hủy diệt nền kinh tế Liên Bang Nga.
Bằng chứng hiển nhiên là năm 2013, trước khi tấn
công Ukraine vào năm 2014, GDP đầu người của Nga là 16.000 Mỹ Kim. Tuy nhiên
sau khi tấn công Ukraine năm 2014, vì các cấm vận của các quốc gia dân chủ, năm
2021, GDP đầu người của Nga giảm xuống còn 11.000 Mỹ Kim.
Để có thể so sánh, chúng ta nên biết rằng vào
năm 2013 GDP đầu người của Trung Cộng chỉ có $7.000 Mỹ Kim nhưng vào năm 2021,
GDP Trung Cộng vượt qua Nga ở mức 12.551 Mỹ Kim.
Tuy bây giờ Putin và Tập Cận Bình là đồng
minh, nhưng trên bình diện chiến lược, Trung Quốc mới là kẻ thù nguy hiểm nhất
của Liên Bang Nga vì Trung Cộng lúc nào cũng thèm muốn vùng Tây Bá Lợi Á và
vùng viễn đông của Nga mà họ cho là tài sản lịch sử của Trung Quốc. Trung Quốc cũng
đang tranh giành ảnh hưởng với Nga tại các quốc gia Trung Á thuộc khối Liên Xô
cũ.
Ngày hôm nay, với dân số lớn lao là 144 triệu
và đất đai mênh mông, trải dài từ Âu sang Á, nhưng tổng sản lượng quốc gia của
Liên Bang Nga thua xa những quốc gia dân số ít hơn nhiều như Đức, Anh, Pháp, Ý,
nói chi toàn khối Liên Âu. Tổng sản lượng quốc gia của Nga còn thua nhiều tiểu
bang tại Hoa Kỳ và nhiều tỉnh tại Trung Quốc nữa. Trừ những tay chân thân tín của
Putin, phần lớn dân Nga sống trong nghèo khổ cơ hàn.
Những cấm vận mới vào năm 2022 nghiêm khắc và sâu
rộng gấp bội những cấm vận năm 2014 và nền kinh tế Nga sẽ rơi vào khủng hoảng
không tiền khoáng hậu. Chúng ta không thể loại trừ khả năng dân Nga sẽ nổi dậy
vì đói khổ và xã hội sẽ vô cùng bất ổn.
Câu hỏi nêu ra là:
Tại sao các nhà độc tài, từ Napoleon, đến
Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Putin có khuynh hướng khởi động chiến
tranh, bất chấp những hệ lụy vô cùng tàn khốc cho thế giới, cho chính quốc gia
họ và đôi khi cho chính cá nhân họ?
Lý do thì nhiều nhưng tựu trung như sau:
1. Với bước đi bất khả vãn hồi của quan điểm
dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, nhân loại đương đại không còn chấp nhận
các hình thức cai trị độc tài. Chính vì thế các nhà độc tài luôn cảm thấy bất
an vì những mầm mống đối lập trong chính quốc gia mình. Một trong những phương
pháp kinh điển là tưởng tượng ra một kẻ thù, khởi động chiến tranh trong hay
ngoài nước và đàn áp mọi đối lập dưới chiêu bài đoàn kết và ái quốc.
2. Quyền lực tuyệt đối không những đem lại sự
thối nát tuyệt đối, mà còn đưa đến tình trạng cuồng điên tuyệt đối nữa. Trong
giai đoạn này của lịch sử, Putin không thể tái lập một đế chế và lên ngôi Nga
Sa Hoàng. Tuy nhiên Ông đã thay đổi Hiến Pháp để hầu như làm Tổng Thống suốt đời.
Ông còn tham vọng lưu danh sử sách như là người lãnh đạo vĩ đại đã tái tạo biên
giới Đế Quốc Nga mênh mông như các vị hoàng đế Peter the Great hay Catherine
the Great. Vì giấc mộng này Putin sẵn sàng phiêu lưu.
Một câu hỏi vô cùng quan trọng nữa được đặt ra
là:
Trong tình huống như thế, trách nhiệm của mỗi
chúng ta như một thành phần của nhân loại văn minh là gì?
Câu trả lời là:
Tuy có một tương quan mật thiết giữa độc tài
và chiến tranh, nhưng cũng có một tương quan không kém mật thiết giữa dân chủ
và hòa bình.
Như thế trách nhiệm quan trọng của mỗi chúng
ta là góp phần xây dựng một nền dân chủ chân chính cho dân tộc mình, hầu đóng
góp thiết thực cho nền hòa bình và thịnh vượng chung của nhân loại.
Ánh sáng của dân chủ đi đến đâu thì hòa bình
chiếu rọi đến đó. Ngược lại bóng tối của độc tài đi đến đâu thì đàn áp và chiến
tranh cũng bao trùm toàn cõi nhân sinh.
Không những mỗi công dân trong những quốc gia
độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Thái Lan, Iran, Liên Bang
Nga… có trách nhiệm cao cả này mà ngay cả những công dân tại các quốc gia dân
chủ cũng có trách nhiệm giúp đỡ nhân dân các quốc gia kém may mắn hơn.
Là người dân Việt có trách nhiệm, chúng ta hãy
cương quyết bắt đầu bằng tác động lật đổ chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment