Tú Anh - RFI
Phát
Thứ Năm, ngày 21 tháng 12 năm 2017
Mỗi
năm đến dịp Giáng Sinh, một thiếu nhi hướng đạo xuống hang đá Bethleem, đem ngọn
lửa biểu tượng ánh sáng hoà bình chuyển ra thế giới. Hang đá nơi Chúa hài đồng
chào đời cách nay 2017 năm, theo thánh kinh, hiện nằm trong vùng lãnh thổ
Palestine, sát một chốt an ninh của Israel. Trong bối cảnh địa chính trị căng
thẳng, hòa bình Trung Đông càng mong manh như ánh lửa trong đêm. Ngày
06/12/2017, Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi " sự khôn ngoan và cẩn
trọng " của con người, vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump loan
báo một quyết định " được xem là quả bom nguyên tử " :
công nhận Jerusalem, thánh địa của ba tôn giáo lớn, là thủ đô của Israel, gây bất
bình cho thế giới Hồi Giáo.
Trong
bối cảnh căng thẳng này, RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với giáo sư quan hệ quốc tế
Lê Đình Thông, về ý nghĩa lễ Giáng sinh và quy chế quốc tế Jérusalem.Vì sao Hoa
Kỳ của Donald Trump làm " thay đổi nguyên trạng " của
Jerusalem ?
RFI
: Ngày 25/12 sắp tới, khắp nơi trên thế giới
đón mừng việc Chúa Hài đồng sinh ra ở Bethleem. Nhân sự việc này, giáo sư có thể
cho biết ý nghĩa của lễ Giáng sinh từ " máng cỏ thấp hèn " ?
GS
Lê Đình Thông : Bethleem
cách Jérusalem 12 km về phía đông nam, trong miền núi Judée, trên độ cao 800
mét, trồng nhiều nho, olive và trái vả. Nơi đây vốn là nguyên quán của vua
David. 700 năm trước công nguyên, tiên tri Mikha đã nói trước việc Chúa Cứu thế
sẽ giáng sinh : " Phần ngươi, hỡi Bethleem Épratha, ngươi nhỏ bé
nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng
thống lãnh Israël. " (Mikha, 5,1)
Sau
này, thánh sử Luca đã trình thuật việc Chúa giáng sinh như sau : "Từ
thành Nazarét (miền Galilê), Giuse lên thành vua Đavít tức là Bethleem (miền
Giuđê), vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Khi hai người tới đó, bà
Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con,
rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ
đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu tỏa chung
quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "
Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng
cho toàn dân : Hôm nay, một Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua
Đavít, Người là Đấng Kitô. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người : anh em sẽ gặp
thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ". Bỗng có muôn vàn thiên
binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: "Vinh danh Thiên
Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm." (Lc
2,1-12)
Bút
ký của thánh sử cho thấy một Thiên Chúa khiêm hạ, yêu thương, xuống trần để
mang lại bình an cho nhân loại. Khiêm hạ, yêu thương, bình an là ba ý nghĩa lớn
nhất của lễ Giáng sinh, được biểu hiện nơi máng cỏ Bethleem vậy.
*
RFI
: Giáo sư vừa nói đến ý nghĩa lớn nhất của
lễ Giáng sinh là hòa bình. Vì sao tổng thống Donald Trump chuyển sứ quán Mỹ về
Jérusalem, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, bất chấp cảnh báo của thế
giới Hồi Giáo, của các đồng minh châu Âu và của Toà Thánh Vatican ?
GS
Lê Đình Thông : Ngày
07/12, trên mạng xã hội trực tuyến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã viết như
sau : " Tôi giữ lời hứa (chuyển sứ quán về Jérusalem) khi ra tranh
cử mà các tổng thống tiền nhiệm đã không làm ". Thiết tưởng cũng nên
nhắc lại, vào năm 1995, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật chuyển Sứ quán Mỹ
về Jérusalem (Jerusalem Embassy Act), đồng thời công nhận thành phố này là thủ
đô Israël. Từ 1995 đến nay, cứ mỗi sáu tháng, chính phủ Mỹ lại triển hạn việc
thi hành đạo luật.
Quyết
định chuyển sứ quán được phe diều hâu thân Israël, Hội thánh Tin lành và một số
tỷ phú Mỹ gốc Do thái như Sheldon Adelson, Morton Klein tán thành.
Từ
khoảng 30 năm nay, cánh bảo thủ trong Hội thánh Tin Lành ở Mỹ ảnh hưởng đến
chính sách đối ngoại của Mỹ. Danh xưng " Évangélique " xuất
hiện tại Mỹ vào năm 1942, với việc thành lập Tổng hội Tin Lành Hoa Kỳ (National
Association of Evangelicals), quy tụ các nhà thần học nổi tiếng như George
Whitefiels, John Wesley. Theo viện thăm dò Gallup thực hiện năm 2005, 42% người Mỹ theo đạo Tin Lành
(évangélique). 56%
tín hữu Tin Lành tán thành chính sách đối ngoại của đảng Cộng hòa ủng hộ
Israël. Hội thánh Tin Lành Mỹ căn cứ vào câu nói trong Kinh thánh : "
Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn và sẽ chúc phúc cho ngươi."(St,
12,2).
*
RFI
: Giáo sư cho biết lập trường của Tòa thánh
Vatican trước quyết định của tổng thống Trump khi ngài kêu gọi đến " sự khôn ngoan " của
con người ?
GS
Lê Đình Thông : Vào
cuối buổi triều yết ngày 06/12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các bên tôn
trọng hiện trạng (statu quo) của Jérusalem. Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo
đều coi Jérusalem là thánh địa.
*
RFI
: Giáng Sinh năm nay " dẫn " chúng ta vào địa-chính
trị. Giáo sư có thể giải thích rõ hơn về thuật ngữ " hiện trạng hay nguyên trạng " được Đức Giáo
Hoàng nói tới ?
GS
Lê Đình Thông : Hiện
trạng Jérusalem được quy định từ năm 1947 :
-
Năm 1917, nước Anh có quyền ủy trị đối với Palestine. Anh quyết định cho dân tộc
Do thái được quyền thiết lập quốc gia trên một phần lãnh thổ Palestine.
-
Năm 1947, Liên Hiệp Quốc chia Palestine thành hai nước : Ả rập và Israël.
Jérusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.
Hiện
trạng này đã bị đe dọa với một loạt biến cố sau đây :
-
Năm 1949, sau khi chấm dứt chế độ ủy trị của Anh và sau cuộc chiến với các nước
Ả rập, Israël dời đô từ Tel Aviv về Jérusalem.
-
Năm 1967, sau khi chiếm đóng phía đông Jérusalem, Israël coi Jérusalem là thủ
đô vĩnh viễn và bất khả phân.
-
Năm 1980, Quốc hội Do thái (Knesset) coi Jérusalem là thủ đô thống nhất của Do
thái. Quyết định này không được quốc tế công nhận.
Ngày
nay, Jérusalem chia đôi. Israël thiết lập các định chế như Quốc hội, hầu hết
các Bộ, Ngân hàng Trung ương ở phần đất phía đông. Dân số gồm 290 000 người Do
thái, 10 ngàn người mang các quốc tịch khác.
Phần
đất phía đông gồm các di tích tôn giáo thuộc về chính quyền Palestine, với khoảng
500 ngàn người, 60% là người Á rập, 40% là người Do thái.
Từ
nhiều năm nay, Israël đẩy mạnh chính sách di dân tại khu vực phía đông
Jérusalem, xây cất nhiều nhà cửa trong các khu phố Ả rập và phần đất Palestine.
*
RFI
: Quy chế pháp lý hiện nay của Jérusalem như
thế nào ?
GS
Lê Đình Thông : Ngày
23/09/1947, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thành lập Ủy ban đặc nhiệm nghiên cứu về
việc nước Anh hết thời hạn ủy trị. Với 25 phiếu thuận, 13 phiếu chống, 17 phiếu
trắng, Ủy ban đưa ra dự thảo nghị quyết bao gồm việc phân chia Palestine làm
hai : Nhà nước Ả Rập và Nhà nước Israël. Thành phố Jérusalem được quốc tế hóa.
Dự thảo này được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận thông qua nghị quyết
181-11 ngày 29/11/1947, có hiệu lực từ ngày 01/12/1947. Các nước Ả Rập tuyên bố
sẵn sàng chấp nhận chế độ quốc tế cho Jérusalem, với điều kiện Liên Hiệp Quốc đảm
bảo sự ổn định thường xuyên. Israël tán thành kiểm soát quốc tế đối với các nơi
thờ phượng, nhưng không chấp nhận thiết lập chế độ quốc tế đối với phần còn lại
của thành phố.
Hàng
năm, Israël tổ chức Ngày Jérusalem (Yom Yerushalayim) kỷ niệm việc thống nhất
thành phố vào năm 1967.
*
RFI
: Ngoài Tòa thánh, thế giới phản ứng ra sao
trước quyết định của tổng thống Trump
GS
Lê Đình Thông : Mặc
dầu con rể của tổng thống Trump là Jared Kushner tiếp xúc với các nước Ả Rập
thân Mỹ như Arập Saoudite, nơi có hai thánh địa La Mecca và Médine, các Tiểu
Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Ai Cập. Tuy nhiên, các nước này đều lên tiếng phản
đối quyết định của tổng thống Trump, vì ngôi đền Hồi Giáo Al-Aqsa ở Jérusalem
được coi là thánh địa thứ ba của đạo Hồi.
Tám
quốc gia, trong số có Pháp, Anh và Ai Cập yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn cấp.
14 quốc gia thành viên Hội Đồng Bảo An, không kể nước Mỹ, đều coi quyết định của
Washington là không phù hợp với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Về
mặt quốc tế công pháp, ngày 29/11/1947, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp nhận
các khuyến nghị của Ủy ban đặc biệt về Palestine. Jérusalem trở thành một thực
thể riêng biệt, thuật từ pháp lý gọi là corpus separatum, được hưởng quy chế
lãnh thổ quốc tế (territoire international).
*
RFI
: Tương lai của Jérusalem ra sao ? Liệu " tiếng xướng ca của thiên thần " sẽ
giúp cho lý trí chiến thắng ?
GS
Lê Đình Thông : Chỉ
vài giờ sau quyết định gây tranh cãi, tổng thống Donald Trump đã ký lệnh triển
hạn thêm 6 tháng việc chuyển sứ quán Mỹ về Jérusalem. Các tổng thống tiền nhiệm
cũng triển hạn mỗi sáu tháng. Quyết định không đúng lúc của ông Trump đã dấy lên làn sóng phản đối.
Trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo (OCI), ngày
12/12/2017, các thủ lãnh Hồi Giáo trên thế giới họp tại Istanbul mượn gió bẻ
măng, lên tiếng kêu gọi thế giới thừa nhận khu vực phía đông Jérusalem là thủ
đô của Nhà nước Palestine. Các đòi hỏi này đều không đi đến đâu, vì Jérusalem sẽ
còn giữ nguyên hiện trạng theo như ý kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô.
No comments:
Post a Comment