26/12/2017
Có lẽ chưa bao giờ sân khấu chính trị Việt Nam lại
đem đến cho công chúng nhiều show diễn giàu kịch tính và cảm xúc như hiện nay.
Dư luận chưa hết xôn xao trước sự kiện Cơ quan Cảnh
sát Điều tra Bộ Công an công bố kết luận điều tra và truy tố cựu Bí thư Thành uỷ
Sài Gòn vào chiều 20/12, tức chỉ 12 ngày sau khi bị bắt, lại rôm rả bàn tán về
vụ đại gia Vũ ‘Nhôm’, một ông trùm khét tiếng ở Đà Nẵng, bị khám xét nhà vào
chiều tối 21/12.
Cảnh sát khám nhà đại gia bất động sản Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng. Ông còn
có biệt danh Vũ "nhôm".
Thiên hạ càng không khỏi ngạc nhiên khi, mặc dù đã bị
khám xét nhà từ chiều, nhưng buổi tối cùng ngày, trả lời đề nghị xác tín thông
tin việc Vũ ‘Nhôm’ bị khởi tố và bắt giam, Chánh Văn phòng Bộ Công an nói: “Tôi
chưa nắm được thông tin này.” Và mãi đến hơn 21h ngày hôm sau, các cơ quan báo
chí nhà nước mới đồng loạt đưa tin Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã ra lệnh
khởi tố và khám xét nhà Phan Văn Anh Vũ ngày 21/12 trước khi phát lệnh truy nã
ngày 22/12, bởi đối tượng đã biến mất.
Sau
Vũ là ai?
Mặc dù đã trở thành ông trùm quyền lực ngầm tại Đà Nẵng
từ lâu, nhưng cũng phải đến tháng 4/2017, cái tên Vũ ‘Nhôm’ mới thực sự được
công chúng Việt Nam chú ý, khi báo chí nêu đích danh anh ta chính là chủ doanh
nghiệp đã tặng xe sang cho Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. (Cuộc chiến giữa hai
phe nhóm quyền lực chính tại Đà Nẵng là Bí thư Thành uỷ Nguyễn Xuân Anh và Chủ
tịch UBND Huỳnh Đức Thơ lúc bấy giờ đang đến hồi quyết liệt, trong đó Vũ ‘Nhôm’
được cho là thuộc “phe” Nguyễn Xuân Anh.)
Gần đây, thiên hạ tá hoả khi có tin Vũ ‘Nhôm’ hoá ra
là một sĩ quan công an. Chẳng phải ai khác mà chính tân Bí thư Đà Nẵng Trương
Quang Nghĩa, trong cuộc gặp mặt các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu trên địa
bàn Đà Nẵng ngày 21/12, đã “toạc móng heo” ra rằng Vũ ‘Nhôm’ là một thượng tá
công an.
Năm 2013, cái tên Phan Văn Anh Vũ từng được nhắc
đến trong kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến việc quản lý sử dụng
đất của TP Đà Nẵng. Nhưng lúc ấy, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, nhân vật được
cho là đứng sau lưng Vũ ‘Nhôm’, đã là một quyền lực hàng đầu Việt Nam nên không
ai làm gì được.
Mãi đến cuối tháng 9, sau khi ngài
cựu Bộ trưởng Công an thất thế do dính vào vụ Trịnh Xuân Thanh, ông
trùm Vũ ‘Nhôm’ mới chính thức bị “lên thớt”. Và Tuổi Trẻ là tờ
báo “chính thống” đầu tiên khai mào cuộc tấn công nhằm vào “nhóm lợi ích Vũ
‘Nhôm’” bằng bài “Khuất
tất trong bán hàng loạt nhà, đất công tại Đà Nẵng?”.
Kết
cục khó tránh
Nhà báo Hoàng Hải Vân, cựu tổng thư ký báo Thanh
Niên, từng nhận
xét: “Ông Nguyễn Xuân Anh và ông Huỳnh Đức Thơ suy cho cùng cũng là nạn
nhân của một khối ung nhọt lưu cữu từ thời ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch.
[…] Nhắc đến ông Nguyễn Bá Thanh có thể là chuyện ‘nhạy cảm’ vì ông ấy đã qua đời,
nhưng nếu né tránh những di hại mà ông ấy đã để lại cho Đà Nẵng thì những vấn đề
cốt lõi của Đà Nẵng sẽ không bao giờ được xử lý đến nơi đến chốn. […] Bộ máy Đảng
và Chính quyền Đà Nẵng đang bị các nhóm lợi ích chi phối, khống chế, tạo thành
một khối ung nhọt. Ông Nguyễn Bá Thanh không còn, nhưng các nhóm lợi ích này vẫn
tồn tại, không chỉ tồn tại mà ăn sâu vào các chân rết trong bộ máy, không chỉ ở
Đà Nẵng mà còn khống chế ở cấp cao hơn, mà sự e ngại của Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam là một ví dụ.”
Về Đà Nẵng thay thế Nguyễn Xuân Anh trên cương vị
nhà lãnh đạo cao nhất của thành phố biển chiến lược Miền Trung, ông Trương
Quang Nghĩa hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Nghĩa là, nếu không chế ngự được ông
trùm quyền lực ngầm Vũ ‘Nhôm’, chính ngài Bí thư Thành uỷ sẽ bị vô hiệu hoá hoặc
tệ hơn nữa là bị nhấn chìm.
Trong bối cảnh ấy, Vũ ‘Nhôm’ bỗng trở thành đối tượng
mà nhiều thế lực buộc phải triệt hạ. Ngoài Bí thư Trương Quang Nghĩa với lý do
nêu trên thì Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ lại chính là đối thủ mà anh ta đã “gây thù
chuốc oán” suốt mấy năm qua. Dĩ nhiên, hai nhân vật này hoàn toàn không đơn độc,
bởi họ còn có các thế lực hậu thuẫn ở trung ương. Đặc biệt, Vũ Nhôm có thể được
coi là đại diện của nhóm lợi ích công an, một “thành trì quyền lực” mà TBT Nguyễn
Phú Trọng, nếu muốn đẩy mạnh chiến dịch “đốt lò” để nuôi hy vọng “bám trụ” trên
ngôi vị số 1 ít nhất là cho đến hết nhiệm kỳ, buộc phải “công phá”.
Sự kiện “Thanh về” đã để lại một vết nhơ không biết
bao giờ mới phai mờ trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, chưa kể những hệ luỵ lâu
dài khác cho đất nước. Trong khi đó, những diễn biến bất ngờ dồn dập trên chính
trường thời gian gần đây báo hiệu từ nay đến Hội nghị Trung ương 7 sẽ còn nhiều
biến cố khó lường; nhất là khi dư luận tin rằng Vũ Nhôm có thể nắm trong tay những
thông tin “nhạy cảm.”
---------------------------------
LIÊN
QUAN
TS
Chu Mộng Long
Thạch
Đạt Lang
Người
Lao Động
Thanh
Niên
Người
Đưa Tin
Tuổi
Trẻ
Đất
Việt
Dân
Trí
No comments:
Post a Comment