Nguyễn Đạt Thịnh
Monday, 16/10/2017
Những
người chủ tiệm đồ cổ -bên trong tiệm món nào cũng quý, cũng đắt giá- đôi khi
phải đối diện với cảnh khó xử trong trường hợp khách lỡ tay làm bể một món hàng
đắt tiền chưng trong tiệm; dù chủ tiệm có gọi cảnh sát, có đưa khách ra tòa thì
cảnh sát và chánh án cũng không căn cứ vào đâu mà xử được.
Để tránh cảnh u minh không rõ ràng đó, các chủ tiệm đồ cổ dán lên câu rao thông lệ “You break it, you own it” -quý vị làm vỡ, quý vị làm chủ. Dĩ nhiên, người làm bể dĩa có quyền lý sự hỏi người chủ tiệm "Luật ở đâu ra vậy?"
Không hề có luật “làm bể, làm chủ,” câu nói đó chỉ là lệ, một thông lệ trong vô số thông lệ đang điều hành cuộc sống hàng ngày.
Thí dụ về một thông lệ của người Việt -ai cũng đồng ý con có hiếu, chăm sóc cha mẹ già; nhưng không có luật nào bắt chúng ta phải ngày ngày điện thoại thăm hỏi, cuối tuần đưa con cái về gặp cha mẹ, mời ông cụ, bà cụ đi ăn.
Cũng chưa có bản án nào xử phạt, chưa cảnh sát viên nào còng tay ông A, bà B, về tội bỏ đói cha mẹ, vì hiếu thảo không phải là một bổn phận bắt buộc phải làm -như bổn phận đóng thuế, bổn phận không đái đường để giữ vệ sinh công cộng.
Hiếu thảo chỉ là lệ, như cái lệ “làm bể, làm chủ.”
Để tránh cảnh u minh không rõ ràng đó, các chủ tiệm đồ cổ dán lên câu rao thông lệ “You break it, you own it” -quý vị làm vỡ, quý vị làm chủ. Dĩ nhiên, người làm bể dĩa có quyền lý sự hỏi người chủ tiệm "Luật ở đâu ra vậy?"
Không hề có luật “làm bể, làm chủ,” câu nói đó chỉ là lệ, một thông lệ trong vô số thông lệ đang điều hành cuộc sống hàng ngày.
Thí dụ về một thông lệ của người Việt -ai cũng đồng ý con có hiếu, chăm sóc cha mẹ già; nhưng không có luật nào bắt chúng ta phải ngày ngày điện thoại thăm hỏi, cuối tuần đưa con cái về gặp cha mẹ, mời ông cụ, bà cụ đi ăn.
Cũng chưa có bản án nào xử phạt, chưa cảnh sát viên nào còng tay ông A, bà B, về tội bỏ đói cha mẹ, vì hiếu thảo không phải là một bổn phận bắt buộc phải làm -như bổn phận đóng thuế, bổn phận không đái đường để giữ vệ sinh công cộng.
Hiếu thảo chỉ là lệ, như cái lệ “làm bể, làm chủ.”
Thông
lệ “làm bể, làm chủ” đó đang khiến Tổng Thống Donald Trump trở thành chủ nhân
cái dĩa bể ACA -Affordable Care Act- thường được gọi là ObamaCare.
Nhưng
có thật ông Trump vô tình làm bể cái dĩa ACA không? Trước ngày thứ Sáu, 13
tháng Mười, 2017, ông vẫn chủ trương “let Obamacare fail" (để mặc cho nó
xụm). Ông đã để mặc nó trong chín tháng trời, và giờ này, ông hiểu ACA tự nó,
nó sẽ không chết.
Không đủ kiên nhẫn ngồi chờ nữa, ông “rút ống” -nói theo ngôn từ y khoa mô tả những thứ ống dưỡng khí, ống thực phẩm, ... có tác dụng nuôi người chết -chết thật, chết đến mức đánh không đau, chửi không giận- nhưng nhờ được nuôi bằng ống, vẫn sống xanh tươi trong tình trạng thảo mộc vô thức.
Không đủ kiên nhẫn ngồi chờ nữa, ông “rút ống” -nói theo ngôn từ y khoa mô tả những thứ ống dưỡng khí, ống thực phẩm, ... có tác dụng nuôi người chết -chết thật, chết đến mức đánh không đau, chửi không giận- nhưng nhờ được nuôi bằng ống, vẫn sống xanh tươi trong tình trạng thảo mộc vô thức.
Trump
rút ống tài trợ subsidies -ống dưỡng khí của ACA; Obamacare hết tiền cũng chết
lịm đi, như cái xác vô thức hết dưỡng khí.
Tổng thống ký sắc lệnh “rút ống”
Obamacare.
Nhưng
subsidies là “ký” gì mà quan hệ đến như vậy?
“Nó” chỉ là biện pháp tài trợ những gia đình nghèo và trung lưu giúp họ mua bảo hiểm y tế với giá rẻ; phần sai biệt do chính phủ tài trợ. Cắt tài trợ là trở lại tình trạng cũ: tình trạng người nghèo bệnh là chết, vì không có bảo hiểm y tế.
Mức nghèo được tính toán rất sát; thí dụ một gia đình hai vợ chồng +2 đứa con với lợi tức $2,020 mỗi tháng, thì chỉ tiền mướn nhà, tiền ăn, tiền phí tổn xê dịch, cũng đã không đủ cạn cùng, cạn kiệt, cạn đến mức không còn đồng nào mỗi cuối tháng, thì làm gì còn tiền để mua bảo hiểm y tế.
Biết như vậy để hiểu cúp subsidies là “rút ống,” là trực tiếp giết ObamaCare và gián tiếp giết người nghèo.
Câu hỏi thứ nhì là $7 tỉ subsidies ở đâu mà ra?
Dĩ nhiên tiền trợ cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo chỉ có thể đến từ tổng số thuế vụ do chính phủ liên bang thu của toàn dân Mỹ. Năm ngoái -2016- chính phủ thu $3,270 tỉ tiền thuế; và con số $7 tỉ tiền tài trợ bảo hiểm chỉ là 0.002 (2/10,000) của tổng số thuế, là 2 xu trong mỗi tờ giấy 100 mỹ kim.
Cách chi dùng ngân sách quốc gia -cũng như chính sách ngoại giao hay quốc phòng- nói lên quan điểm của mỗi chính sách, mỗi chế độ. Nhiều người chỉ trích Tổng Thống Obama là tìm cách “tái phối trí lợi tức” làm lợi cho người nghèo trên lưng giới tỉ phú.
Nếu quả ObamaCare là mưu cầu “tái phối trí lợi tức” của Tổng Thống Obama thì ông đã phạm sai lầm quá khiêm nhượng, ông chỉ lấy 2 cái pennies trong mỗi $100 đồng của tiền thuế để mua bảo hiểm cho người nghèo.
Trong lúc đó Tổng Thống Trump vô cùng mạnh tay hơn trong luật thuế khóa mới: ông cắt 4.6% thuế lợi tức, và 20% thuế doanh thương cho giới tỉ phú, triệu phú; con số này được ước tính là $1.5 trillion -1,500 tỉ- gần bằng nửa tổng số thuế thu được trong năm 2016.
Đứng giữa Thượng Viện, Nghị Sĩ Bernie Sanders kêu trời, "Ngân sách này mà gọi là ngân sách thúc đẩy phát triển ư? Đây chỉ là bản ngân sách mà anh em nhà Koch bỏ tiền ra mua để thủ lợi cho chính họ và cho một nhúm nhỏ cự phú Mỹ."
Hai ông Charles và David Kock không hề là những người giầu nhất thế giới; họ chỉ đứng thứ 11 và 12. Hy vọng hết nhiệm kỳ bốn năm, tổng thống Trump có thể giúp họ lên một thứ bậc cao hơn.
Nghị Sĩ Bernie Sanders
Và tỉ phú Charles Koch
Hành
động tàn bạo của tổng thống đối với 20 triệu thân chủ nghèo, mua bảo hiểm y tế
bằng 2 cái pennies ngân sách tạo công phẫn cho nhiều chính khách Cộng Hòa
-những người đã nhiều lần không bỏ phiếu thông qua luật TrumpCare.
Nghị sĩ trưởng khối thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện Charles E. Schumer lên án tổng thống, "Thất bại trong việc loại bỏ luật ACA bằng một đạo luật khác, tổng thống phá hoại ACA bằng một đòn độc tự tay ông làm. Đơn thương, độc mã, ông ký sắc lệnh dẹp bỏ quyền được chăm sóc y tế của vài chục triệu người Mỹ. Tình hình Hoa Kỳ đang mỗi ngày một tồi tệ hơn, và tổng thống là người duy nhất trách nhiệm."
Ông Schumer không nói gì mới, mà chỉ lập lại cái thông lệ của tiệm đồ cổ “làm bể, làm chủ”; nhưng tổng thống không “lỡ tay” làm bể cái chén kiểu ObamaCare, ông tự tay đập nát nó; ông giết nó -như Schumer nói- giết bằng một đòn độc ác: đem bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ ném xuống nhà xác để tiết kiệm chi phí giải phẫu.
Nghị sĩ trưởng khối thiểu số Dân Chủ tại Thượng Viện Charles E. Schumer lên án tổng thống, "Thất bại trong việc loại bỏ luật ACA bằng một đạo luật khác, tổng thống phá hoại ACA bằng một đòn độc tự tay ông làm. Đơn thương, độc mã, ông ký sắc lệnh dẹp bỏ quyền được chăm sóc y tế của vài chục triệu người Mỹ. Tình hình Hoa Kỳ đang mỗi ngày một tồi tệ hơn, và tổng thống là người duy nhất trách nhiệm."
Ông Schumer không nói gì mới, mà chỉ lập lại cái thông lệ của tiệm đồ cổ “làm bể, làm chủ”; nhưng tổng thống không “lỡ tay” làm bể cái chén kiểu ObamaCare, ông tự tay đập nát nó; ông giết nó -như Schumer nói- giết bằng một đòn độc ác: đem bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ ném xuống nhà xác để tiết kiệm chi phí giải phẫu.
Chi tiết đắng cay của câu chuyện là Trump cương quyết giựt từ tay người nghèo -giựt cho bằng được- 2 đồng xu nhỏ để dâng người giàu một nửa ngân sách.
---------------------------
Các
tin khác
No comments:
Post a Comment