4.300 người chết vì ảnh hưởng nhiệt điện than tại Việt
Nam mỗi năm (số liệu 2011) là một con số đáng suy nghĩ. Nó tương đương 50% số
người chết vì tai nạn giao thông năm 2016. Và khi tất cả nhiệt điện cùng hoạt động
thì số người chết vì chúng có thể lên đến 25.000 người/năm- cao hơn gấp 8 lần
quân số một trung đoàn bộ binh đầy đủ (3.000 quân/trung đoàn).
Đó là những con số mà người có lương tâm phải suy
nghĩ!
Số liệu của ông Trần Đình Sính, phó Giám đốc tổ chức
GreenID cung cấp cho thấy về BOT trong nhiệt điện than, trong Quy hoạch Điện
VII sửa đổi, Việt Nam dự kiến sẽ có 18 dự án BOT với tổng công suất khoảng
23.000MW. Hiện nay mới có 1 nhà máy BOT đang chạy là nhiệt điện Mong Dương II
công suất 1.240MW.
Trung bình 1 nhà máy BOT là 2 tỷ đô, thì tương ứng
18 nhà máy là 36 tỷ đô. (Phần đánh giá này tôi cho rằng ông Sinh tính hơi cơ học.
Nhưng theo tìm hiểu chưa đầy đủ của tôi thì tổng 18 dự án ấy cũng phải hơn 27 tỉ
đô.)
Vấn đề lớn nhất của BOT nhiệt điện là Nhà Đầu tư trước
khi xây dựng phải thỏa thuận được giá điện và sản lượng điện hàng năm bán cho
EVN mà người dùng điện không biết nội dung. Chính xác hơn, những nội dung này
không có trên mặt báo hay các báo cáo công khai của ngành điện nói riêng và Bộ
Công thương nói chung.
Giá điện và sản lượng đã cố định nên các nhà máy BOT
sẽ đứng ngoài thị trường điện cạnh tranh. Ai chịu trách nhiệm? Điều này có đúng
luật không? Có hậu quả gì với nền kinh tế không?
Nói cho dễ hiểu: tổng vốn 18 BOT nhiệt điện lớn hơn
tổng vốn 90 BOT giao thông trước nay. Thời gian thu phí giá điện BOT cũng cao
hơn thời gian thu phí BOT giao thông.
Ừ thì trả phí điện BOT cao thì người dân chịu khó tằn
tiện mớ rau, con cá hay giảm xài điện cũng được. Ừ thì trả phí cao thì doanh
nghiệp trong nước chịu khó tăng năng lực cạnh tranh bù vô cũng được. Im lặng chịu
khổ có thể coi là một đặc tính tốt của người Việt...
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng
mới phát biểu: "Chủ trương đầu tư theo hình thức BOT là đúng nhưng cần phải
công khai, minh bạch để ngăn chặn tình trạng 'tay không bắt giặc". Trước
đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chỉ đạo rà sóat vị trí đặt trạm và mức
phí BOT giao thông.
Tôi tự hỏi Đảng và Chính phủ sẽ có động thái gì với
BOT nhiệt điện để tránh "vết xe đổ" như BOT giao thông?
Vì bất kỳ ai, chết rồi thì sẽ không khóc cho Tổ Quốc
nữa...
(Còn tiếp)
Chú
thích
Nhiệt điện Vĩnh Tân- Nơi từng ô nhiễm đến mức dân địa
phương chặn Quốc lộ để phản đối. (Ảnh Lan Anh VTC)
.
BIZLIVE.VN
.
ANTT.VN – Theo ông Trần Đình Sính – Phó giám đốc…
ANTT.VN
----------------------------------------
Bạn là dân hay doanh nghiệp, bạn đều cần dùng điện.
Tôi sẽ giới thiệu các dự án BOT nhiệt điện và hy vọng các bạn sẽ nhớ đến chúng
dù nhà bạn gần hay xa nhà máy nhiệt điện. Chúng sẽ tác động đến sức khỏe và túi
tiền của bạn và người thân nhanh thôi.
Nếu cần lý do để quan tâm, xin xem status "AI SẼ
KHÓC CHO TỔ QUỐC?"!
Hãy nhớ! Những nhiệt điện BOT sẽ "đánh"
vào túi tiền bạn và đừng hòng có "cuộc chiến tiền lẻ" nào như BOT
giao thông!
Hãy nhớ! BOT giao thông bị dân phản ứng nên Thanh
tra, Kiểm toán Nhà nước vào cuộc và phát hiện hàng loạt sai phạm, hàng chục
nghìn tỉ thu dư ra bất hợp lý.
Hãy nhớ! Đằng sau các bất cập của BOT luôn có những
thế lực sẵn sàng "hút máu" nhân dân nhân danh đầu tư, phát triển hạ tầng.
Nếu đủ kiên nhẫn xem hết danh sách này, các bạn sẽ
phát hiện rất nhiều điều thú vị...
Một suy nghĩ riêng: Đôi khi nghĩ thôi cứ mặc kệ hết
đám đông đang lên đồng vì tranh cãi về nữ diva nào đó nói về bolero. Đấy là nói
văn chương!...
17/18
dự án BOT nhiệt điện:
1- Dự án NMNĐ Mông Dương 2 (2x600MW, than nội): Nhà
máy đã vận hành thương mại từ tháng 4/2015.
2- Dự án NMNĐ Hải Dương (2x600MW, than nội): Bộ công
Thương và nhà đầu tư đã ký hợp đồng BOT sửa đổi lần 3 vào 19/6/2015. Ngày
31/7/2015, nhà đầu tư JAKS đề nghị liên danh chiến lược với Tập đoàn tư vấn
công trình điện lực Trung Quốc để cùng tham gia đầu tư và cam kết đóng tài
chính vào 31/10/2015.
3-Dự án NMNĐ Vĩnh Tân 1 (2x600MW, than nội): Chủ đầu
tư là liên danh nhà thầu CSG (Trung Quốc) - 55%, CPIH (Hồng Kông-Trung Quốc) -
40% và Vinacomin (Việt Nam) - 5%. Dự án đã khởi công vào 16/6/2015, dự kiến
phát điện năm 2019-2020.
4-Dự án NMNĐ Duyên Hải 2 (2x600MW, than nhập): Chủ đầu
tư dự án là Janakuasa SDN BHD (Malaysia). Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang
xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án. Dự kiến ký hợp đồng BOT cuối năm
2015, đóng tài chính vào quý 3 năm 2016.
5-Dự án NMNĐ Vũng Áng 2 (2x660MW, than nhập): Chủ đầu
tư: Công ty VAPCO (gồm: One Energy - Hồng Kông - 48,45%; Lilama - Việt Nam -
27,89% và REE - Việt Nam - 23,66%). Hiện đang đàm phán các nội dung của Hợp đồng
BOT và GGU. Dự kiến ký chính thức hợp đồng BOT vào quý 4/2015, tổ máy 1 sẽ vận
hành quý 4 năm 2020 và tổ máy 2 vào quý 2 năm 2021.
6-Dự án NMNĐ Vân Phong 1 (2x660MW, than nhập): Chủ đầu
tư là Sumitomo (Nhật Bản) - 72% và Hanoinco (Việt Nam) - 28%. Hiện đang đàm
phán các nội dung của Hợp đồng BOT và GGU. Dự kiến ký chính thức hợp đồng BOT
vào quý 2 năm 2016. Theo tiến độ triển khai thực tế, nhà máy dự kiến vào vận
hành năm 2021.
7-Dự án NMNĐ Nam Định 1 (2x600MW, than nội): Chủ đầu
tư là Taekwang Power Holdings Co., Ltd. (Hàn Quốc) - 60% và Korea East West
Co., Ltd. (Hàn Quốc) - 40%. Hiện đang đàm phán hợp đồng BOT, dự kiến ký chính
thức hợp đồng BOT vào quý 3 năm 2015, đóng tài chính quý 4 năm 2016. Dự kiến
COD Tổ máy 1 vào Quý 4 năm 2020, COD Tổ máy 2 vào Quý 2 năm 2021.
8-Dự án NMNĐ Vĩnh Tân 3 (than nhập): Chủ đầu tư là
Công ty VTEC (gồm: One Energy - Hồng Kông - 49%, EVN - Việt Nam - 29% và
Pacific - Việt Nam - 22%). Hiện đang đàm phán hợp đồng BOT, dự kiến ký chính thức
hợp đồng BOT vào quý 1/2016, đóng tài chính vào quý 1/2017. Theo tiến độ triển
khai thực tế, dự kiến TM1 vào vận hành quý 3 năm 2020, TM2 vào quý 1 năm 2021,
TM3 vào vận hành quý 3 năm 2021.
9-Dự án NMNĐ Nghi Sơn 2 (2x600MW, than nhập): Chủ đầu
tư là Marubeni (Nhật Bản) - 50% và Kepco (Hàn Quốc) - 50%. Hiện đang đàm phán hợp
đông BOT, dự kiến ký chính thức hợp đồng BOT vào quý 4/2015, đóng tài chính vào
quý 4 năm 2016. Dự kiến COD Tổ máy 1 vào Quý 2 năm 2020, COD Tổ máy 2 vào Quý 4
năm 2020.
10- Dự án NMNĐ Sơn Mỹ 1 (5x390MW): Chủ đầu tư là GDF
SUEZ, Sojitz Corporation và Pacific Corporation. Hiện Tổng cục Năng lượng đang
thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án do Chủ đầu tư trình. Tuy nhiên, do
còn một số vướng mắc về vấn đề nhiên liệu nên dự án chưa tiến triển được nhiều.
Chuỗi Dự án nhiều khả năng chậm tiến độ so với tiến độ Quy hoạch được duyệt.
Trong tháng 5 năm 2015, Tổng cục Năng lượng đã tổ chức họp xem xét giao dự án
NMNĐ Sơn Mỹ 2 cho PVN đầu tư để đẩy nhanh tiến độ chuỗi dự án khí-điện tại Sơn
Mỹ.
11- Dự án NMNĐ Quảng Trị (2x600MW): Chủ đầu tư là
Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi). Hiện nay, Tổng cục Năng lượng đang
triển khai đấu thầu lựa chọn tư vấn thẩm tra để triển khai việc thẩm định và
phê duyệt F/S. Chủ đầu tư đề xuất tiến độ TM1 vào vận hành năm 2021, TM2 vào vận
hành năm 2022.
12- Dự án NMNĐ Sông Hậu 2 (2x1000MW): Chủ đầu tư là
Tập đoàn Toyo Ink (Malaysia). Dự án đã có quyết định phê duyệt FS, hiện đang bắt
đầu làm các thủ tục để tiến hành đàm phán BOT. Chủ đầu tư đề xuất tiến độ COD Tổ
máy 1 vào năm 2021, COD Tổ máy 2 vào năm 2022 (sớm hơn 3 - 4 năm so với tiến độ
theo QĐ 1208).
13- Dự án NMNĐ Kiên Lương 1 (2x600MW): ngày 20/2/
2014, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản cho phép công ty CP Tân Tạo triển khai
theo hình thức BOT. Hiện nay Bộ Công Thương và chủ đầu tư vẫn chưa thống nhất
được các nội dung chính trong biên bản ghi nhớ phát triển dự án.
14- Dự án NMNĐ Vũng Áng 3 (than nhập): Chủ đầu tư là
Công ty Samsung C&T (Hàn Quốc).Hiện tại chủ đầu tư đã trình Bộ Công Thương
hồ sơ F/S của dự án, Bộ Công Thương đang triển khai các bước để thẩm định F/S.
15- Dự án NĐ than Long Phú 2 (2x600MW): chủ đầu tư
Công ty TATA Power (Ấn Độ) đã trình Bộ Công Thương Báo cáo nghiên cứu khả thi dự
án vào 31/7/2014. Hiện TCNL đang lập kế hoạch thẩm định F/S dự án. Nhà đầu tư dự
kiến COD Tổ máy 1 vào tháng 9 năm 2021, COD Tổ máy 2 vào tháng 3 năm 2022.
16- Dự án NĐ Dung Quất (2x600MW): Ngày 24/6/2014 Chủ
đầu tư - Công ty Sembcorp đã và trình Bộ Công Thương Báo cáo nghiên cứu khả thi
(F/S). Hiện chủ đầu tư đang nghiên cứu chuyển NMĐ Dung Quất sang công nghệ
tuabin khí CTHH, sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh.
17- Dự án NĐ than Quảng Trạch 2 (2x600MW): Chủ đầu
tư là Tập đoàn Inter RAO (LB Nga). Trong tháng 7/2014, Tổng cục Năng lượng đã tổ
chức họp khởi động và hướng dẫn Chủ đầu tư chuẩn bị Đề xuất dự án. Tuy nhiên, đến
nay Nhà đầu tư vẫn chưa có Đề xuất dự án trình Bộ Công Thương.
(Còn tiếp)
Chú thích:
Nhiệt điện Mông Dương nhìn từ trên cao. (Ảnh báo Quảng Ninh)
No comments:
Post a Comment