Ông
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa được một nhà báo “chấm điểm 10” sau
khi ông lên tiếng về vụ dự án xây tháp truyền hình cao nhứt thế giới 636 mét tại
Hà Nội. Ý kiến của ông Chung như vầy:
“Tôi
nghe nhiều người nói rằng, công nghệ thông tin đang hiện đại, họ sử dụng vệ
tinh thì có cần thiết xây tháp không? Theo tôi hiểu, ở đây còn là tổ hợp bao gồm
cả khách sạn, nhà hàng… nếu vậy thì cũng phải nghiên cứu tới tính khả thi, tính
hiệu quả của dự án như thế nào…?”
Đọc
báo chí trong nước thấy nhiều giáo sư, tiến sĩ cũng lên tiếng về dự án này. Ý
kiến tương tự như ông Chung, cũng cho rằng khuynh hướng “hiện đại” là không
dùng trụ phát sóng nữa mà là cáp và vệ tinh.
Ngoài
điểm 10 của tác giả bài báo, trên mạng còn có nhiều ý kiến ủng hộ (ông Chung) của
một số facebookers (nổi tiếng).
Dự
án xây dựng tháp truyền hình ở Hà Nội không phải là mới. Tôi đã nói qua (một số
chi tiết kỹ thuật) từ năm ngoái, nhân việc một số trí thức miền bắc làm kiến
nghị đặt vấn đề về dự án làm tháp truyền hình.
Ý
kiến của ông Chung và ý kiến của một số giáo sư tiến sĩ hiện nay là trùng hợp với
kiến nghi ngày 30-3-2015 của các trí thức. Ý kiến này đại khái cho rằng, khuynh
hướng “hiện đại” là người ta phát sóng truyền hình từ vệ tinh, hay theo dây
cáp, chớ không còn sử dụng phát sóng theo lối xưa (analog).
Điều
này hoàn toàn sai.
Tùy
theo hoàn cảnh địa lý của thành phố, đất nước… mà việc lựa chọn phát sóng truyền
hình (cáp, sóng vô tuyến hay sóng vệ tinh) được đặt ra. Một số nước như Mỹ
(hình thể địa lý quá rộng lớn), Đức… từ những thập niên 80 hệ thống cáp dẫn đã
đặt hoàn tất phần lớn trên lãnh thổ, vì vậy các nước này có khuynh hướng ưu
tiên cho kỹ thuật truyền hình cáp. Những vùng hẻo lánh, chưa kéo cáp, thì buộc
phải dùng vệ tinh. Mà thực ra chi phí cho việc đặt cáp rất lớn, những thành phố
có kiến trúc cổ kính như Paris, Roma, Milano, London… thì khó đặt cáp cho tất cả.
Các nước khác thì ưu tiên cho kỹ thuật sóng vô tuyến.
Trên
phương diện kinh tế và kỹ thuật, dĩ nhiên truyền hình theo sóng vô tuyến có lợi
hơn rất nhiều. Tương tự điện thoại (hay internet wifi), ngày xưa phải kéo dây
điện thoại vừa lôi thôi vừa tốn kém, bây giờ chỉ tốn một thẻ sim mà có thể gọi ở
đâu cũng được.
Dĩ
nhiên điện thoại bây giờ “sướng” hơn điện thoại ngày xưa rất nhiều. Internet
cũng vậy.
So
sánh với truyền hình, về căn bản kỹ thuật, hai thứ đều tương tự như vậy.
Ngoài
ra, tháp phát sóng còn có thể sử dụng cho giao dịch chứng khoán (High Frequency
Trading). Dữ kiện truyền đi theo cáp sẽ chậm hơn lối truyền theo sóng vô tuyến
(vận tốc ánh sáng).
Dẫn lại ý kiến của
tôi ngày 31-3-2015:
…
Truyền
hình kỹ thuật số (DVB – Digital Video Broadcasting) có thể truyền theo nhiều dạng
sóng khác nhau, phát từ mặt đất (DVB-T, modulation QAM) hoặc phát từ vệ tinh
(DVB-S, modulation QPSK).
Phương
pháp modulation QAM (Quadrature Amplitude Modulation) phát sóng từ mặt đất
không khác chi nhiều cách modulation của truyền hình cũ analog ngày xưa. Những
tháp truyền hình cũ (analog) đều có thể sử dụng để xài cho truyền hình kỹ thuật
số (DVB-T).
…
…
Ý kiến ngày 2 tháng
4-2015:
Tháp
truyền hình Hà Nội cần xây cao bao nhiêu thì đủ ?
Giả
sử rằng VN chọn tiêu chuẩn DVB-T (tiêu chuẩn phổ biến nhứt hiện nay), phát trên
băng tầng UHF.Ta có thể tính được (một cách đơn giản, theo công thức Fresnel)
bán kính phủ sóng của tháp truyền hình tùy theo độ cao của tháp.
Trường
hợp ăngten thâu sóng sát đặt mặt đất (chiều cao 0 mét, điều này không có trên
thực tế). Giữa ăn ten và tháp truyền hình giả sử không có vật cản (cây cối, núi
non, nhà cửa, thời tiết xấu…):
Tháp
cao 634m, bán kính phủ sóng là 88km.
Tháp cao 500m, bán kính phủ sóng là 78km.
Tháp cao 400m, bán kính phủ sóng là 70km.
Tháp cao 500m, bán kính phủ sóng là 78km.
Tháp cao 400m, bán kính phủ sóng là 70km.
Trường
hợp ăngten thâu sóng đặt trên nóc nhà, cao độ trung bình 10m (phần lớn), bán
kính phủ sóng lần lượt sẽ là 99km, 89km và 81km.
Tức
là tháp truyền hình càng cao (hoặc ăng ten thâu sóng càng cao) thì sóng phát
càng xa.
Vì
vậy, phần lớn các tháp truyền hình được xây trên các đỉnh núi.
Hà
Nội cần xây tháp bao cao để phủ sóng (tất cả các tỉnh miền bắc) ?
Dĩ
nhiên ta không thể xây tháp truyền hình 3 ngàn mét để có bán kính phủ sóng là
191km (cũng chưa phủ hết các tỉnh). Để thoát ra khỏi vấn nạn « chiều cao », ta
có thể dựng các trạm chuyển tiếp (antennes relais) để phát sóng cho những vùng
chưa phủ sóng.
Chung
quanh Hà Nội (khoảng 100km đến 150km) có nhiều ngọn núi khá cao (trên 1.000m),
phía bắc và phía nam, có thể chọn làm nơi đặt ăn ten chuyển tiếp.
Giả
sử ta xây tháp truyền hình Hà Nội cao 400m, sóng ở đây sẽ phủ ngọn núi cao
1000m cách 180km. Tức tháp cao 400 mét là đủ để cung ứng cho các trạm phát sóng
trung chuyển phủ sóng tất cả các tỉnh miền bắc.
Vì
vậy, theo tôi, không cần phải xây tháp cao đến 634m, mà chỉ cần xây tháp cao
khoảng 400m là đủ.
Bởi
vì, tháp cao 634 mét, hay 400 mét, ta cũng phải xây các trạm trung chuyển như
nhau.
Điều
quan trọng là tháp cao 634m sẽ tốn tiền nhiều lần hơn tháp cao 400m.
Ý kiến của tôi ngày 3
tháng 4:
Theo
tôi thì tháp truyền hình không nên để cho tư nhân khai thác và làm chủ.
Bởi
vì lãnh vực “sóng vô tuyến” thuộc công chúng, cũng như lãnh thổ, bầu trời,
không gian, vùng nước…
Sóng
vô tuyến tuy có vài băng tầng có thể cho phép tư nhân hóa sử dụng, được phép
khai thác kinh tế, nhưng nó thuộc phạm trù kinh tế chiến lược và an ninh, quốc
phòng.
Trong
tương lai rất gần, sóng vô tuyến có những áp dụng về internet (wimax), cho phép
dân chúng một vùng (chưa được kéo dây điện thoại hay cáp) tiếp cận với internet
wifi với vận tốc adsl. Tức là, trên phương diện kỹ thuật, VN có thể “nhảy qua”
một giai đoạn (kéo dây điện thoại hay cáp) – tương tự các việc nhảy qua giai đoạn
điện thoại cầm tay.
Cũng
trong tương lai rất gần, thế hệ thứ tư điện thoại cầm tay (4G) sẽ cho phép điện
thoại cầm tay bắt các chương trình truyền hình HD.
Trong
khi ở các nước Châu Âu, truyền hình kỹ thuật số phát trên mặt đất, đang thay thế
truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh.
Giao
cho tư nhân khai thác là nhà nước mất kiểm soát (về an ninh quốc phòng), cũng
như mất đi tư thế đầu tàu chiến lược phát triển.
Vì
vậy, tháp truyền hình (sắp xây ở Hà Nội), theo tôi không nên giao cho tư nhân đầu
tư. Chiều cao, (đã nói) khoảng chừng 400 mét là đủ.
“Đón
đầu” là phải nhìn như vậy. Nhà nước kiểm soát ở những thứ cần kiểm soát. Lãnh vực
“sóng vô tuyến” vốn đã thuộc của quốc gia rồi. Các đài truyền hình hãy để cho
tư nhân. Cũng như nội dung chương trình. Việc kiểm soát chỉ cần một bộ luật là
đủ. Nhà nước đâu cần phải “quản lý” lung tung, mà hệ quả là cản trở hơn là phát
triển.
Trở lại ý kiến của
ông Nguyễn Đức Chung (mà báo chí và dư luận cho 10 điểm), cá nhân tôi cho điểm dê rô.
Ý
kiến của ông Chung cho thấy ông không nắm vững hồ sơ (mà ông có trách nhiệm).
Ông không biết tí gì về chuyên môn (đã đành) mà các giáo sư tiến sĩ của VN, có
lẽ làm cố vấn cho ông Chung, cũng không biết luôn.
Việt
Nam đã nát bét từ mấy chục năm nay, nguyên nhân là giao quyền lãnh đạo cho những
người không biết việc.
Bây
giờ, tiêu chuẩn mới của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, “phải là bắc kỳ, phải biết lý
luận”. Tôi sợ đất nước này bị tụt thêm vài chục năm nữa.
Người
ta cần lãnh đạo biết làm việc chớ không cần người biết “lý luận”.
Trường
hợp ông Chung, lý luận còn chưa thông, thì làm cái gì?
No comments:
Post a Comment