Đỗ Kim
Trường
Chim
Việt Cành Nam / Số 62 / 15-02-2016
Tết,
ngoài ý nghĩa lễ hội văn hóa còn là thời điểm các cổ tục được biểu hiện rõ nét
nhất. Đối với người nước ngoài, tết và phong tục Việt được ghi chép qua các tư
liệu của họ là những trang ký ức mang màu sắc hoài niệm của những ngày xa xưa
nhưng không kém phần thú vị.
Nhiều
vị khách nước ngoài, với các lý do khác nhau, đã đến những vùng miền nước Việt
từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX như Christophoro Borri, John Barrow, Hòa
thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán), Gabrielle-Maud Candler Vassal hay Leopold
Cadiere. Họ chứng kiến người Việt ăn/vui/chơi tết với những nét độc đáo, mang đậm
dấu ấn văn hóa dân tộc nên đã ghi chép lại. Các trước tác của họ tường thuật cụ
thể về tết Việt. Cũng có trường hợp tác giả lưu trú ở nước ta nhiều hơn một
năm, không mô tả riêng về lễ hội đầu năm này nhưng qua các trang "tường
trình" đã giúp khắc họa lại khung cảnh tết, cùng các phong tục xưa của người
Việt.
Trước
hết, Christophoro Borri đã đến Quảng Nam - Quy Nhơn từ năm 1618 đến 1622 [1].
Trong 4 năm ở đây, qua tập sách Xứ Đàng Trong năm 1621, ông cho biết nét
chung về văn hóa ứng xử cộng đồng ở người Việt là "họ đặc biệt kính trọng
người già nua tuổi tác, bao giờ họ cũng nể người có tuổi hơn. Trong mọi việc, ở
vào bất cứ cấp bậc nào, gia thế nào, bao giờ họ cũng nhường ưu tiên cho người
già hơn." [1, 53]. Về ăn uống, tác giả rất chí lý khi viết: "Thức ăn
thông thường nhất của người Đàng Trong là cơm và thật là điều kỳ lạ: toàn lãnh
thổ có rất nhiều thứ thịt, gà, vịt, cá và trái cây đủ loại, thế mà bữa ăn ngon
nhất lại là cơm, ..." [1, 59 - 60] và thức uống trong bữa ăn là rượu gạo,
sau khi ăn là trà. [2]
Về giao tiếp, tác giả đã có sự so sánh khá thú vị nét văn hóa này của người Việt
(ít nhất ở Đàng Trong) với các dân tộc khác như sau: "Tất cả các nước
phương Đông đều cho người châu Âu là những kẻ xa lạ và dĩ nhiên là họ ghét mặt
đến nỗi khi chúng ta vào lãnh thổ họ thì tất cả đều bỏ trốn. Thế nhưng trái lại
ở xứ Đàng Trong, họ đua nhau đến gần chúng ta, trao đổi với chúng ta trăm nghìn
thứ, họ mời chúng ta dùng cơm với họ. Tóm lại họ rất xã giao, lịch sự và thân mật
đối với chúng ta." [1, 50]. Về mặc, tác giả có sự so sánh khá lý
thú khi mô tả y phục của nữ là áo "mớ ba mớ bảy" [hiểu là áo tứ thân
- ĐKT] với các chất liệu tơ lụa, voan nhưng giản dị hơn Ấn Độ và không để lộ phần
nào của cơ thể; trang phục nam có sự dung hợp với người Chăm, thể hiện qua việc
quàng một tấm vải bên ngoài cùng năm sáu lớp áo bằng lụa ở trong; riêng các văn
nhân tiến sĩ thì vận áo the đen, mũ cánh chuồn, tay cầm quạt. [3]
Thời
chúa Nguyễn Phúc Chu, năm Ất hợi (1695), tức hơn 70 năm sau Christophoro Borri
đến Đàng Trong, Hòa thượng Thích Đại Sán từ Trung Hoa được mời sang Đại Việt.
Trong tập bút ký Hải ngoại kỷ sự, ông ghi chép các tập tục của xứ Quảng
Nam một cách tỉ mỉ. Trước hết về lòng hiếu khách/mộ đạo của người Việt, ông cho
biết khi đến Đàng Trong, nơi ở chật hẹp không được khoan khoái, Quốc chúa hứa sẽ
cất cho phương trượng mới. Ông thầm nghĩ chắc chừng một vài tháng sau mới được
an cư. Nhưng với truyền thống văn hóa trọng thị Phật giáo của người Việt đã làm
ông hoàn toàn bất ngờ, như đã ghi trong tập kỷ sự của mình: "Qua ngày sau,
chừng canh ba, nghe ngoài cửa có tiếng ồn ào, thì ra một viên Nội giám, hai
viên Bộ Công, dẫn đến vừa lính vừa thợ chừng nghìn người để xây dựng nhà cửa. Mờ
sáng, kẻ vác tre, người vác gỗ, kẻ đánh tranh, người vót mây, lại có người cuốc
đất đắp nền, hoặc leo lên mái nhà gọi nhau, hoặc đào hầm đất đi xuống. Từ sáng
đến tối, liền ba ngày đêm, cất xong một tòa phương trượng năm gian ba mươi hai
cột, bốn phía có hành lang; vách tường, rầm thượng, rầm hạ đều bằng ván; và một
nhà hậu liêu năm gian, hai mươi cột, cũng đ?ng thời làm xong." [2, 42 -
43]. Cùng với đó là sự thết đãi hậu hỉ gồm cơm chay, nhiều món không biết
tên, quá nửa dùng mật mía trộn đồ ăn nguội, yến sào, giấm tương dầu muối vừng
sáp, rau quả ...[4]
Những tập tục tốt đẹp nêu trên đã tác động sâu sắc đối với đại sư Trung
Quốc ở vùng đất "Hải ngoại".
Sau
Thích Đại Sán gần 100 năm, John Barrow đã đến Đà Nẵng (tác giả gọi là xứ Nam
Hà) trong những năm 1792 - 1793 và ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về
phong tục tập quán của vùng này qua tác phẩm Một chuyến du hành đến xứ Nam
Hà 1792 - 1793. Một điều thu hút sự chú ý của Barrow là hát kịch. Theo ông,
môn nghệ thuật này của Nam Hà không giống của Trung Hoa mà lại rất gần với xứ
Scotland hoặc Ấn Độ. "Cảnh đối thoại trong đoạn diễn này hoàn toàn khác lối
ngâm, vịnh rầu rĩ và gần như đơn điệu của người Trung Hoa, nhẹ nhàng và hài hước,
đôi lúc lại xen vào các làn điệu vui tươi, thường được kết thúc bằng bằng một bản
đồng ca chung. Những làn điệu đó mới nghe như thô kệch và không trao chuốt, lại
tỏ ra đã được phối hợp rất đều và được hát hoàn toàn đúng nhịp điệu. Một khúc
nhạc đặc biệt đã thu hút được sự chú ý của chúng tôi, âm điệu chậm chạp u sầu,
rất giống với những làn điệu ủy mị não nùng, đặc trưng cho người dân Scotland
[...] đoạn ca vũ giải trí này là sáng tạo của riêng người Nam Hà hoặc du nhập từ
phía Tây của Ấn Độ..." [3, 67 - 68]. Cùng với nhạc kịch, người dân Nam Hà
thời bấy giờ còn chơi đá bóng, nhảy sào, chọi gà, chọi chim, đá châu chấu (dế?),
chơi bài, đá cầu, tỉ võ, ảo thuật, [5]
...
Một cảnh trong vở nhạc
kịch của người Nam Hà
(Nguồn:
John Barrow (2011), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793),
Nxb Thế giới)
Nxb Thế giới)
Cách
nay hơn 100 năm, tức khoảng đầu thế kỷ XX, một nữ công dân Anh theo chồng sang
công tác tại Viện Pasteur Nha Trang, bà Gabrielle-Maud Candler Vassal đã mô tả
phong tục người An Nam qua tác phẩm Mes Trois Ans d'Annam (Ba năm ở An
Nam). Trong đó, ngày tết được bà dành hẳn ghi chép ở chương VIII. Về ngày tết
trong đời sống tinh thần của người Việt bà viết rất đúng: "Trong lịch, Tết
là ngày lễ lớn nhất [...] Người An Nam, ai cũng vui Tết, giàu nghèo đều nghỉ
tay đặng thưởng Xuân." [4, 113]. Để chuẩn bị tết, người bản xứ tiến hành
những công việc theo bà mang màu sắc tôn giáo, thực ra là truyền thống văn hóa
dân tộc thì đúng hơn. Gồm tảo mộ, quét dọn trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị tiền bạc,
mua sắm vật dụng. Trong những ngày tết ở Nha Trang lúc bấy giờ, đã diễn ra nhiều
trò chơi dân gian gắn liền với điều kiện sống của cư dân như đua ghe câu, thi
thuyền thúng, thi bơi lội, đua ngựa, chạy việt dã, đua xe kéo, thi múa hát của
phụ nữ, xiếc thú (voi), múa rồng, bắn pháo hoa và hát bộ. Tác giả rất tinh tế
khi so sánh sự khen thưởng đối với diễn viên xuất sắc của các quan chức Việt với
người Pháp và người Nhật như sau: "Khán giả không vỗ tay tán thưởng như
chúng ta [tức người Pháp - ĐKT]. Gần sân khấu diễn có đặt một cái trống lớn.
Ngày xưa muốn khen ngợi một lời thơ văn đối đáp nghĩa lý hay một thế võ bí hiểm
của diễn viên, một người khán giả sẽ đứng lên, bước tới bên cái trống lớn, đánh
mạnh một loạt. Ngày nay, công chúng không còn có thể đánh trống lớn (chầu) được
nữa. Một nhân vật có chức quyền trong cử tọa được giao thi hành công việc này.
Người này phải diễn đạt những cảm xúc của khán giả, như thời cổ đại người xưa
làm qua dàn hợp xướng hay trong Koto của sân khấu Nhật Bổn..."[4, 121 -
123]. [6]Tương
tự như C. Borri, M.Vassal cho biết một trong những phong tục truyền thống của
người Việt là kính trọng người cao tuổi. Bà viết: "Ngoài đường cũng như
trong nhà người ta bày tỏ lòng tôn kính rất mực đối với người già. Người nghèo
nhất, khi đã luống tuổi, cũng được mọi người kính nể ngang bằng một ông
quan." [4, 128].Một điểm đặc biệttrong Ba năm ở An Nam là tác giả
đã ghi nhận đạo lý của những người Việt trong gia đình và gia tộc: "Lòng
yêu thương cha mẹ dành cho con cái là hệ luận của đạo thờ cúng tổ tiên. Người
An Nam là những bậc cha mẹ tận tụy. Nếu họ ít khinh dè chuyện giữ gìn vệ sinh
hơn, ta có thể chọn họ làm những gương tốt cho mọi người noi theo. Về phía con
cái, họ biểu lộ lòng thương cha thương mẹ vô cùng lớn lao, kể cả sau khi cha mẹ
đã qua đời. Người ta cẩn thận giáo huấn con cái, dạy bảo những chuyện lễ tục phải
theo..." [4, 128]. Về giỗ chạp, M.Vassal tường thuật khá chi tiết: "Của
lễ đặt trên bàn thờ tổ tiên rất là quan trọng. Trong những gia đình giàu có,
người ta bày đồ lễ mới mỗi buổi sáng. Vào ngày chính lễ, gia chủ ăn vận áo quần
đẹp hơn mọi ngày, thắp đèn trên bàn thờ và trước bàn vị tổ tiên rồi làm lễ bái.
Ông ta rót ba ly rượu gạo đặt lên bàn thờ, miệng lâm râm khấn mấy câu lễ:
"Con kính cẩn mời cụ kỵ, ông bà nội, các cô, các bác, các chú về đây với
chúng con, những đứa con cháu, hưởng lễ cúng chúng con xin dâng lên đây với tấc
lòng khiêm cung của chúng con." Ông ta quì xuống lạy và trong một giây
phút ông cùng những người khác trong gia đình tĩnh tâm, tin rằng tổ tiên đang về
hưởng cỗ bày trên bàn thờ. Rượu được châm thêm vào chung nhỏ, câu kinh cầu được
đọc mấy lần nữa, rồi lại quì lạy. Tóm lại, đây là một nghi lễ không thiếu một
nghi thức nào." [4, 128]
Nghiên
cứu về các phong tục của người Việt không thể không kể đến Leopold Cadiere. Năm
1942, ông đến Việt Nam v?i tư cách Thừa sai truyền giáo. Ngoài công tác mục vụ,
Cadiere còn bỏ nhiều công sức nghiên cứu phong tục tập quán, lịch sử, nghệ thuật
của người bản xứ. Bộ sách Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt
của ông là một chuyên khảo có giá trị cao về mặt khoa học, phản ánh các vấn đề
đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Riêng về ngày tết, ông đã khảo cứu
và viết lại một cách chi tiết các phong tục trong mục Ngày đầu năm. Trước
hết về bổn phận và nghĩa vụ: "Ngày đầu năm, hay ngày Tết, và hai ngày kế
tiếp là những ngày lễ đối với người Việt Nam. Đối với họ, đó là những ngày vui
chung hay riêng tư, đồng thời cũng là dịp để họ hoàn thành bổn phận tôn giáo
lúc nào cũng được tuân giữ. Đây là ngày lễ trọng đại để thờ kính ông bà tổ
tiên." [5, 297]. So với những tác giả đã nêu ở trên, Cadiere trình bày các
lễ cúng ngày tết Việt tường tận hơn. Đầu tiên là những đồ lễ dâng cúng tổ tiên
hương đăng trà quả, giấy tiền vàng bạc. Tiếp đến là lễ rước ông bà vào tối ba
mươi tết. Theo đó, "các món ăn được trân trọng dọn trên bàn ở gian dành
cho ông bà, rồi thắp hương rót rượu, cơm nóng hơi còn bốc nghi ngút. Gia trưởng
mời vong linh tổ tiên ông bà về tham dự bữa cơm được chuẩn bị tươm tất cho người
chết. Kẻ sống, rạp xuống đất lạy ba lạy hay sáu lạy rồi đến lượt các thành viên
trong gia đình lần lượt vái lạy. Cửa nhà được đóng lại, mọi người quây quần,
người chết, kẻ sống đều đoàn tụ dùng bữa." [5, 298]. Việc dựng cây nêu,
theo tác giả, phần đông người Việt chẳng hiểu ý nghĩa, thấy ông bà làm thế nào
thì họ cũng làm như thế, rồi sau này đến lượt con cháu hoặc để ông bà nhận ra
được nhà của con cháu mà về. Tập tục kiêng cử ngày tết được tác giả gọi là may
xưa, theo quan niệm: "Những ngày đầu năm sẽ có ảnh hưởng tốt xấu đến
toàn năm. Ngày đầu năm mà ăn khổ thì sợ rằng cả năm sẽ thiếu ăn, thế cho nên
nhà giàu thì đầy no sung túc thịt cá ba ngày Tết, nhà nghèo thì lo vay mượn để
chuẩn bị chu đáo;...Mọi chuyện đều gắn liền với may xưa cả." [5,
300 - 301]. Một chi tiết trong chuyên khảo của Cadiere rất đáng chú ý là nghi
thức "sập cửa", tác giả viết: "người ta cẩn thận sập cửa
lại, đóng suốt ba ngày Tết, cửa ra sân cũng đóng, chỉ mở cửa cho bạn bè quen biết,
những khách thăm viếng vị vọng, áo quần tươm tất [...] Nghi thức sập cửa
này có lẽ cũng liên quan đến việc thờ kính ông bà. Người ta sập cửa ngay khi
ông bà về, nghĩa là không dám tiếp thêm những người bất xứng đối với các vị
khách quí vừa về." [5, 301]. Ngày đầu năm, tác giả cho biết thêm, người Việt
có tục cúng tổ nghề: Thần chuồng trâu (từ mồng Một đến mồng Ba t?t), thợ rèn (mồng
Sáu tết), thần quản canh làm gạch, thợ săn, thành hoàng làng, thợ hồ/nề, thợ mộc,
tiểu thương, ông bồ, ông bình vôi, ...[7]
Dựng nêu ăn tết (Nguồn:
Internet)
Từ
những ghi chép của các tác giả nước ngoài về tết và một số phong tục tập quán của
người Việt hơn 200 năm trước cho thấy nhiều vấn đề mang đậm tính văn hóa dân tộc,
có giá trị lịch sử cao và qua đó thể hiện nét ứng xử hướng ngoại và hướng nội của
người Việt về văn hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu phong tục một dân tộc là vấn đề
không đơn giản, tìm hiểu tập quán của người nước ngoài lại càng khó hơn, đòi hỏi
phải có vốn kiến thức chuyên sâu, am tường từng lĩnh vực. Barrow đã rất đúng
khi thể hiện quan điểm: "Nói cho chính xác cả về phong tục và quan điểm của
các dân tộc ngoại quốc, vạch ra những động cơ hành động của họ và những cơ sở
cho thành kiến của họ, xem xét những hệ quả của các thiết chế dân sự và tôn
giáo tác động với tính tình và tâm thức của dân chúng, điều tra những tư tưởng,
đạo đức của họ cái nào đúng cái nào sai, những quan niệm của họ về thị hiếu, thẩm
mỹ hoặc hạnh phúc và nhiều chủ đề khác cần khảo sát trước khi có được sự hiểu
biết đầy đủ về bản chất tính cách và hoàn cảnh thực tế của họ, không chỉ đòi hỏi
phải cư trú lâu dài tại nước đó, mà còn phải quen biết thân thuộc với mọi giai
cấp khác nhau trong xã hội; và sau tất cả mọi thứ đó, họa chăng mới vẽ được một
bức chân dung xác thực." [3, 70 - 71]
Về
tính hướng ngoại, ở người Việt thể hiện qua sự hiếu khách. Điều này được
Hòa thượng Thích Đại Sán ghi chép trong tập hải trình của mình như trên đã dẫn
và cũng thấy ở tường trình của C. Borri khi ông cho biết quan trấn thủ Quy Nhơn
đã huy động trên một nghìn người trong nội nhật một ngày đã dựng xong ngôi nhà
thờ rất lớn và rất cao. [8]Tính
hiếu khách này cũng là nhân để dẫn đến ứng xử văn hóa mở của người
Việt là quả, qua phản ánh của Borri, "họ rất xã giao, lịch sự và
thân mật" khi tiếp xúc với người phương Tây như ở trên đã đề cập.
Về
tính hướng nội được thể hiện qua các tập tục kính trọng ông bà tổ tiên, kính
nhường người nhiều tuổi, lòng yêu thương con cái và hiếu kính của con cái đối với
cha mẹ cùng những tập tục trong ngày tết cổ truyền. Đầu tiên, đối với
tiền nhân, người Việt từng nhắc nhớ con cháu "Con người có tổ có tông. Như
cây có cội như sông có nguồn". Kính trọng ông bà tổ tiên,đạo lý
ngàn đời ấy đã được Vassal và Cadiere phản ánh rất đúng trong các ghi chép của
họ ở trên.
Tiếp
đến là "kính lão đắc thọ". Phép ứng xử trên mục đích không phải
"đắc thọ" mà cốt yếu là thể hiện đạo lý làm người đối với bậc trưởng
thượng. Người trẻ cống hiến nhiệt tâm, người già ban tặng kinh nghiệm. Điều này
là sự nối tiếp lịch sử qua tập tục của người Việt xưa. Hội nghị Diên Hồng năm
1284 là các minh chứng tuyệt vời về một phong tục tốt đẹp của người Việt mà quốc
sử còn lưu.
Cùng
với phép "đối nhân" trên, thuật "xử thế" của người Việt được
thể hiện qua tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái và ngược lại. Là tảo mộ,
trang hoàng nhà cửa, mua sắm vật dụng, cùng quây quần bên mâm cơm tất niên, đón
gia thừa, cúng mồng Một, xông đất đầu năm, cúng tổ nghề, chơi tết với nhiều trò
vui dân gian và tục may xưa. Ở đây có chi tiết hơi lạ so với ngày nay,
đó là tục sập cửa ngày tết mà Cadiere viết như trên. Thông thường ngày đầu
năm, người Việt luôn mở rộng cửa để đón chúa Xuân và khách vào nhà. Nhiều người
còn treo câu đối tết với ước vọng (may xưa): "Môn đa khách đáo
thiên tài đáo. Gia hữu nhân lai vạn vật lai" (Cửa nhiều khách đến nhiều tiền
đến. Nhà có người vào lắm vật vào). Người Việt có tục xông đất đầu năm nhưng
không nhà nào "sập cửa lại, đóng suốt ba ngày Tết" như tác giả đã viết.
Trong
đời thường cũng như những ngày tết, theo ghi nhận của các tác giả trên, người
Việt có các tật xấu là hay xin xỏ, uống rượu và đánh bạc.
Người Việt rất nhân từ và rộng rãi trong việc cứu đói nhưng kèm theo đó là tật
xấu như ông đã viết: "Nếu người Đàng Trong nhanh nhảu và rộng rãi hay cho,
thì mặt khác họ lại hay xin những gì họ thấy. Thế nên khi họ vừa đưa mắt nhìn
thấy những vật họ cho là hiếm và lạ là họ đem lòng thèm muốn và nói ngay xin
một cái, có nghĩa là cho tôi xin cái đó." [1, 52]. Về tật thích uống
rượu, Borri cho biết ở Đàng Trong: "Có rất nhiều rượu đến nỗi mọi người đều
uống rất thông thường tùy sở thích ..." [1, 63]. Qua quan sát của Barrow
thì người Nam Hà: "Họ không ham thích những loại bia hoặc rượu vang của
chúng tôi, nhưng họ lại rất mê loại rượu rum nguyên chất, rượu brandy hay bất kỳ
một loại đồ uống nào có cồn, đến mức sau lần thăm viếng đầu tiên của họ, người
ta thấy rằng không nên để họ tùy ý uống quá nhiều, vì cả đoàn người khi đó đã
ra khỏi con tàu trong tình trạng say xỉn ..." [3, 60]. Về đánh bạc, Vassal
đã phê phán: "Bài bạc là một trong những tật xấu của người An Nam. Họ
không say sưa, không chửi bới nhau, tính tình ôn hòa nhưng bài bạc thì không ai
ngăn cản nổi họ. Chính vì thế mà bao nhiêu người thợ thủ công khéo tay và thông
minh cứ vẫn nghèo cực, ăn bữa nay lo bữa mai. Ngày tết, người đứng đắn nhất
cũng ham cờ bạc." [4, 114]. Tệ nạn này người Việt đúc kết bằng câu nói:
"Cờ bạc là bác thằng bần".
Những
tật xấu của người Việt như các tác giả trên đã nêu sẽ có ý kiến cho rằng đó
không phải là số đông, tức không đại diện cho nét chung của người Việt. Nhưng
lăng kính mà các tác giả trên phản ánh ít nhiều cung cấp một góc nhìn khác về
những mặt tích cực và còn hạn chế trong văn hóa Việt. Người Việt uống 3 tỷ lít
bia/năm, đàn ông Việt uống rượu bia gấp 4 lần bình quân của thế giới [9]như
báo chí đưa tin phải chăng là hệ quả của thói xấu nêu trên, và như vậy các ghi
chép của những tác giả nước ngoài đã thể hiện giá trị, ít nhất về mặt cảnh báo
xã hội.
Ngày
tết, đọc lại sách xưa để hiểu thêm về các phong tục tập quán, qua đó bảo tồn
tinh hoa văn hóa Việt và ứng xử phù hợp trong cuộc sống hiện đại là điều không
thừa. Truyền thống văn hóa Việt bắt đầu từ như vậy.
-------------------------
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1-
Christophoro Borri (2014), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh.
2-
Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỷ sự, Viện Đại học Huế - Ủy ban phiên dịch
sử liệu Việt Nam.
3-
John Barrow (2011), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 - 1793), Nxb
Thế giới.
4-
Gabrielle M. Vassal (2015), Ba năm ở An Nam, Nxb Hội nhà văn.
5-
Leopold Cadiere (2015), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt,
Tập 2, Nxb Thuận Hóa.
*
Chú
thích
[1]
- Về thời gian tác giả đến Đàng Trong, trong Lời giới thiệu viết: "Vào
Dòng Tên năm 1601, ông qua Ấn năm 1615 và tới Đàng Trong, cải trang làm bồi tàu
năm 1618. Ông ở đó cho tới năm 1622 thì về Ma Cao." Xem: Christophoro
Borri (2014), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh, tr. 10.
[2]
- Xem: Christophoro Borri (2014), Sđd, tr. 62 – 63.
[3]
- Xem: Christophoro Borri (2014), Sđd, các tr. 54, 56, 57.
[4]
- Xem: Thích Đại Sán (1963), Sđd , tr 35.
[5]
- Xem: John Barrow (2011), Sđd, tr 69 – 70.
[6]
- Koto là nhạc cụ đàn dây truyền thống của Nhật Bản. Đàn đựơc làm bằng gỗ, chiều
dài khoảng 180cm, chiều rộng khoảng 30cm, gẩy đàn bằng móng tay của ngón giữa,
ngón trỏ và ngón cái. 13 dây được gọi là "JI", kéo căng trên cầu ngựa
(miếng gỗ di động trên đó căng dây đàn), vị trí của “JI” quyết định độ cao của
âm điệu. Thời Edo (1603-1867), biểu diễn đàn Koto được coi là sở thích của nữ
giới, rất nhiều con gái của những nhà khá giả được học đàn từ hồi
nhỏ. Ngay cả bây giờ, nữ giới cũng rất yêu thích đàn
Koto. Theo: INAS, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Giới thiệu về một số bộ môn
nghệ thuật Nhật Bản. Xem: http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=619,
truy cập 5-12-2015
[7]
- Xem: Leopold Cadiere (2015), Sđd, tr 301 – 303.
[8]
- Xem: Christophoro Borri (2014), Sđd, tr. 102 – 103.
[9]
- Theo báo Giao thông http://www.baogiaothong.vn/
nguoi-viet-uong-3-ty-lit-bia-68-trieu-lit-ruou-moi-nam-d124464.html và báo VN Express http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/
dan-ong-viet-uong-ruou-bia-gap-4-lan-binh-quan-cua-the-gioi-3176687.html, truy cập 29-11-2015.
nguoi-viet-uong-3-ty-lit-bia-68-trieu-lit-ruou-moi-nam-d124464.html và báo VN Express http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/
dan-ong-viet-uong-ruou-bia-gap-4-lan-binh-quan-cua-the-gioi-3176687.html, truy cập 29-11-2015.
No comments:
Post a Comment