Được
đăng ngày Thứ tư, 03 Tháng 12 2014 12:00
Khát
vọng công lý lên tiếng để vạch rõ biên giới nhập
nhằng giữa hai vấn đề: tự do và tổn hại đến
xã hội. Sự nhập nhằng này thường xảy ra với những
nước chậm tiến đang trên đà phát triển trong quá
trình hội nhập với thế giới …nhưng người cầm lái
đôi khi lấy lý do sóng to lật thuyền "chết dân"
và "vì dân" nên thường tìm giải pháp an toàn là
cản trở tự do ra khơi.
Ngày
26 tháng 12 vừa qua (2014) tại giảng đường Jules Michelet
của trường đại học Sorbonne nổi tiếng lâu đời ở
Pháp và ở châu Âu, viện Địa Chính trị Paris đã tổ
chức một hội nghị khoa học quốc tế "Sự
im lặng của công lý. Nhân quyền - nền
tảng của những giá trị cơ bản của
châu Âu ". Viện địa chính trị Paris là tổ
chức uy tín tập họp các chuyên
gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học chính
trị, nhân quyền, chính trị quốc tế. Pháp là
nơi đã từng có cuộc cách mạng 1789 làm đảo lộn trật
tự hoàng gia, giáo hội vốn có lâu đời. Thế kỷ ánh
sáng đã làm thay đổi nền tảng chính trị và văn hóa
châu Âu. Giáo sư Ali Rastbeen, Chủ tịch viện khai mạc
hội nghị, đã nói rằng không phải ngẫu
nhiên mà hội nghị đang diễn ra bên trong các
bức tường của đại học Sorbonne, nơi mà trong
nhiều thế kỷ là trung tâm các trào lưu tư
tưởng tiên tiến và khoa học ở châu Âu.
Chủ
đề chính của hội nghị là việc thực hiện
các quyền con người ở Latvia và tại
các quốc gia châu Âu mới căn cứ từ những trường
hợp của Vladimir Vashkevich và Inara Vilkaste.
Ngay ở liên bang châu Âu, vấn đề tự do nhân quyền cũng
có nhiều vấn đề chưa thấu đáo, còn có nơi bị vi
phạm. Nhiều diễn giả với tư cách là nhà khoa học,
và nhà chính trị đấu tranh cho nhân quyền, nhà báo, và
các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực luật về tự do từ Ba
Lan, Hungary, Latvia, Áo, và ở Pháp đến tham dự
như tiến sỹ giáo sư luật Guillaume Bernard của trường
Đại học chính trị Pháp, Giáo sư luật Elie Hatam, nhà
ngoại giao, cố vấn và chủ tịch hội Interface
Francophone Paris Jacques Nguyễn Thái Sơn, Luật
sư và chuyên gia Christina Krueger, luật
sư kiêm giáo sư Paul Michael Poniatowski, Tiến
sĩ Krzystof Gruszczynski, Tiến
sĩ Roland Lukasiewisz...
Giáo
sư Jozef Haber trường Đại học Jean Monnet cho
rằng châu Âu không chỉ cần phải làm gương cho
toàn thế giới, mà cũng phải có những
bước đi ở phía trước để đón bắt tình
hình, để có thời gian để đối phó
với những thách thức đương đại.
Đặc
biệt Inara Vilkaste doanh nhân Latvia, nhà hoạt
động nhân quyền , người đoạt giải
- giải thưởng quốc gia "Nhân vật của
năm ở Ba Lan" - 2014 là khách mời
danh dự cũng có mặt. Tại diễn đàn, bà đã phát
biểu: "Cuộc đấu tranh cho quyền con
người là một cuộc đấu tranh cho những giá
trị của con người. Bà mong rằng việc cuộc
đấu tranh này không bị bỏ qua, sẽ
đem lại hy vọng cho tương lai của Latvia, niềm
hy vọng cho tương lai cho một châu Âu mới,
hy vọng cho tương lai của thế giới".
Hội nghị cũng
nhân dịp này giới thiệu với quốc tế cuốn
sách "Sự im lặng của công lý. Nhân
quyền - nền tảng của những giá trị cơ
bản của châu Âu ", được xuất bản dưới
sự chủ biên của Tiến sĩ Caesar Shiyko. Cuốn
sách dày khoảng 600 trang bao hàm hơn 50
bài có chủ đề hiện tại trong lĩnh vực
nhân quyền của hơn 40 tác giả đại diện của giới
khoa học, nhà nghiên cứu, các luật sư, chuyên
gia nhân quyền. Một chương riêng dành cho vụ
gia đình Vashkevich-Vilkaste. Cuốn sách này sẽ
được tặng cho các thư viện của các trường
đại học hàng đầu và trung tâm nghiên cứu ở
châu Âu đề làm tài liệu cho sinh viên luật ở châu Âu.
Khát
vọng tự do - bình đắng - bác ái là khát vọng muôn thủa
của loài người. Một xã hội càng văn minh sự tự do cá
nhân càng được tôn trọng. Như Paul Eluard ca ngợi trong
bài thơ "Tự do":
Sức
mạnh của hai chữ này
Để ta làm lại cuộc đời
Để ta sinh ra biết người
Để ta gọi tên cho người
TỰ DO (*)
Để ta làm lại cuộc đời
Để ta sinh ra biết người
Để ta gọi tên cho người
TỰ DO (*)
Chính
vì thế nhiều nước khi thành lập đã đề cao quyền "Tự
do" của công dân. Như nước Pháp "Tự do, Bình
đẳng, Bác ái" được ghi vào hiến pháp. Thậm chí
nền cộng hòa đệ nhị Pháp còn ghi Tự do - Bình đẳng
- Bác ái hay là Chết". Quyền này được nhiều nước
công nhận trong hiến pháp.
Tự
do, bình đẳng, bác ái này chính là nhân quyền. Nhờ
khẩu hiệu này ghi trong hiến pháp nước Pháp, trí thức
thuộc địa đã thức tỉnh. Việt Nam cũng như nhiều nước
châu Phi như Algérie, Maroc, Tunisie giành độc lập, thoát
khỏi chế độ thực dân. Việt Nam cũng lấy khẩu hiệu
"Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc".
Tất
nhiên luật cũng đề rõ quyền tự do được tôn trọng,
nhưng cấm không nhân danh tự do làm tổn hại đến xã
hội. Chính cái chữ "tổn hại" này nhiều khi
chính quyền độc tài đã lấy cớ để hạn chế quyền
tự do ngôn luận và báo chí. Vì báo chí là một vũ khí
lợi hại để thức tỉnh quần chúng trước những sai
phạm của chính quyền. Tổn hại đến xã hội thực chất
nhiều khi là chính quyền muốn giữ ghế, sợ bị lật đổ
khi một chính quyền độc tài tham nhũng không đem lại
hạnh phúc cho dân.
Khát
vọng công lý lên tiếng để vạch rõ biên giới nhập
nhằng giữa hai vấn đề: tự do và tổn hại đến
xã hội.
Sự
nhập nhằng này thường xảy ra với những nước chậm
tiến đang trên đà phát triển trong quá trình hội nhập
với thế giới như những lạch nhỏ đang muốn vươn ra
hòa vào đại dương mênh mông nhưng người cầm lái đôi
khi lấy lý do sóng to lật thuyền "chết dân" và
"vì dân" nên thường tìm giải pháp an toàn là
cản trở tự do ra khơi.
Trần
Thu Dung
Paris, 2/12/2014
Paris, 2/12/2014
(*)
Et
par le pouvoir d’un mot
Je recommence ma vie
Je suis né pour te connaître
Pour te nommer
Liberté.
Paul Eluard, Au rendez-vous allemand, 1945, Les Editions de Minuit
Je recommence ma vie
Je suis né pour te connaître
Pour te nommer
Liberté.
Paul Eluard, Au rendez-vous allemand, 1945, Les Editions de Minuit
No comments:
Post a Comment