Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Hai, 29 tháng 11 2010
Trong lúc ở những nơi khác đang là mùa đông thì nước Úc lại sắp bước vào mùa hè. Ở đại học, sinh viên đã thi cử xong, các thầy cô giáo rục rịch chuẩn bị…nghỉ ngơi. Năm nay, tôi và Hoàng Ngọc-Tuấn tự dưng nổi hứng rủ nhau đi Mỹ, chủ yếu là ở hai tiểu bang California và Alabama. Trong hai tuần.
Nghe tin, bạn bè ở California đề nghị tổ chức một số buổi nói chuyện và trình diễn văn nghệ. Ừ thì tổ chức. Thế rồi, nhờ sự tháo vát của nhà thơ Trịnh Thanh Thủy và một số văn hữu, hai buổi nói chuyện và văn nghệ sẽ được tổ chức tại quận Westminster, Nam California. Một buổi nói chuyện và văn nghệ tương tự cũng sẽ được tổ chức ở San Jose, Bắc California, với sự giúp đỡ của luật sư Nguyễn Tâm (tức nhạc sĩ Tâm Nguyên) và nhạc sĩ Trần Chí Phúc.
Tôi xin ghi lại đây lịch trình của ba buổi nói chuyện và văn nghệ này để bạn đọc nào ở gần, nếu rảnh và thấy có hứng thú, đến tham dự cho vui.
Ở Nam California:
1) Hội thảo "Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam thời toàn cầu hoá"
Diễn giả: Nguyễn Hưng Quốc & Hoàng Ngọc-Tuấn.
Ngay sau phần nói chuyện là Chương trình âm nhạc TẶNG VẬT CHO NGƯỜI của Hoàng Ngọc-Tuấn gồm những ca khúc về thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống, cùng những nhạc phẩm độc tấu tây ban cầm do chính tác giả trình bày.
Thời gian: Chủ nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2010, từ 13 giờ chiều.
Địa điểm: Viện Việt Học (15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683)
2) Hội thảo "Thực trạng và xu hướng của văn học Việt Nam hiện nay"
Nghe tin, bạn bè ở California đề nghị tổ chức một số buổi nói chuyện và trình diễn văn nghệ. Ừ thì tổ chức. Thế rồi, nhờ sự tháo vát của nhà thơ Trịnh Thanh Thủy và một số văn hữu, hai buổi nói chuyện và văn nghệ sẽ được tổ chức tại quận Westminster, Nam California. Một buổi nói chuyện và văn nghệ tương tự cũng sẽ được tổ chức ở San Jose, Bắc California, với sự giúp đỡ của luật sư Nguyễn Tâm (tức nhạc sĩ Tâm Nguyên) và nhạc sĩ Trần Chí Phúc.
Tôi xin ghi lại đây lịch trình của ba buổi nói chuyện và văn nghệ này để bạn đọc nào ở gần, nếu rảnh và thấy có hứng thú, đến tham dự cho vui.
Ở Nam California:
1) Hội thảo "Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam thời toàn cầu hoá"
Diễn giả: Nguyễn Hưng Quốc & Hoàng Ngọc-Tuấn.
Ngay sau phần nói chuyện là Chương trình âm nhạc TẶNG VẬT CHO NGƯỜI của Hoàng Ngọc-Tuấn gồm những ca khúc về thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống, cùng những nhạc phẩm độc tấu tây ban cầm do chính tác giả trình bày.
Thời gian: Chủ nhật, ngày 5 tháng 12 năm 2010, từ 13 giờ chiều.
Địa điểm: Viện Việt Học (15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683)
2) Hội thảo "Thực trạng và xu hướng của văn học Việt Nam hiện nay"
Diễn giả: Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn và Phùng Nguyễn.
Ngay sau cuộc hội thảo là chương trình âm nhạc HÁT THƠ TÌNH CỜ gồm những ca khúc của Hoàng Ngọc-Tuấn phổ từ lời thơ của Rabindranath Tagore, Federico Garcia Lorca, Osip Mandelstam, Herman Hesse, Rainer Maria Rilke, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tuệ Sỹ và Phạm Công Thiện. Do chính tác giả trình bày.
Thời gian: Thứ Bảy, ngày 11 tháng 12 năm 2010, từ 13 giờ chiều.
Địa điểm: Hội trường Việt Báo (14841 Moran St., Westminster, CA 92683
B. Ở Bắc California:
3) Nguyễn Hưng Quốc nói chuyện về đề tài “Một xu hướng phát triển của thơ Việt Nam” Sau đó, là chương trình âm nhạc TÌNH CA XANH LÁ CÂY của Hoàng Ngọc-Tuấn, gồm những ca khúc về thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống, cùng những nhạc phẩm độc tấu tây ban cầm do chính tác giả trình bày. Cùng tham gia có hai nhạc sĩ ở địa phương: Tâm Nguyên và Trần Chí Phúc.
Địa điểm: Cafe Paloma: 1111 Story Rd, San Jose, CA 95122
Thời gian: Thứ Sáu, 10 tháng 12, từ 19 giờ đến 21 giờ tối.***
Trong lúc chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ vài ngày tới, tự dưng tôi lại chợt nhớ lại một số kỷ niệm trong chuyến đi Mỹ lần đầu tiên, vào tháng 3 năm 1989. Lúc ấy, tôi đang ở Pháp và mới in cuốn sách đầu tay, Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam. Hội Giáo Dục Việt Mỹ (National Association for Vietnamese American Education) do giáo sư Nguyễn Ngọc Bích làm chủ tịch đã mời tôi sang Mỹ tham dự cuộc hội thảo về văn học Việt Nam từ năm 1965 (Nguyên tên cuộc hội thảo là “Vietnamese literature since 1965: a retrospective and comparative analysis”), được tổ chức tại Chicago. Sau cuộc hội thảo, tôi đi California, và từ California, đi Washington D.C., nơi tôi có buổi nói chuyện về thơ Việt Nam tại Đại Học George Mason.
Chuyến đi Mỹ đầu tiên ấy có khá nhiều kỷ niệm vui. Nhưng thay vì tự mình kể lại những kỷ niệm ấy, tôi nhường lời lại cho các thi văn hữu. Như một kỷ niệm khá dễ thương thời còn trẻ.
Dưới đây là một số đoạn trích từ bài “Một lần xuống núi” của Nguyễn Tấn Hưng lấy xuống từ trang web http://saigonline.com/nth/unic/mlxn01.htm
Cuối tuần đó giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, mới bay về từ Chicago, lại gọi điện thoại cho tôi cho biết anh đã nhận được sách tặng và có nhã ý mời tôi về thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chơi. Ðể luôn thể gặp bạn bè văn nghệ sĩ trong vùng nhân dịp anh tổ chức buổi thuyết trình về văn học, với thuyết trình viên là anh Nguyễn Hưng Quốc từ bên Pháp sang. Ðề tài và cũng là tựa sách của anh Quốc: Tìm Hiểu Nghệ Thuật Thơ Việt Nam. Tôi trả lời anh rằng để tôi sắp xếp, rồi nếu lên được tôi sẽ cho anh hay. Thật ra tôi không muốn mình làm cái bóng mờ trước một người dù trong tương lai sẽ là một nhân tài lớn cho văn học Việt Nam. Nhưng, cuối cùng hai vợ chồng tôi quyết định cùng đi vì tôi biết đây là dịp tốt nhất để tôi có thể gặp hết một lần các anh chị em trong Văn Bút Miền Ðông Hoa Kỳ. Tôi không thể bỏ lỡ cơ hội bằng vàng này được.
Sau khoảng 6 giờ lái xe và 15 phút lạc đường (quẹo về phía Tây theo exit chỉ qua vùng Springfield từ xa lộ I-95 theo mạn Nam đi lên), tôi tìm được nhà anh chị Bích. Người ra cửa đón tụi tôi không phải là ông bà chủ nhà mới là lạ. Qua vài câu chào hỏi tôi biết ngay người mình đang tay bắt mặt mừng là người hiền (hiền nhân) từ Paris, vì anh Quốc đã đến đấy từ ngày hôm trước. Tụi tôi kéo nhau vào phòng khách nói chuyện. Một lúc sau chị Bích mới ra hỏi thăm và lại mất hút trở vào trong để... makeup. Như vậy kể ra người bạn văn nghệ đầu tiên tôi gặp trong đời là anh chàng trẻ tuổi tài hoa này. Vì hồi xưa khi còn ở quê nhà, mặc dù tôi có vài lần ghé báo quán Văn ở số 38 Phạm Ngũ Lão (trong đó có một lần tôi mặc quân phục tới đòi tiền nhuận bút), tôi có giáp mặt với một số anh em tại đó nhưng tôi không rõ ai là ai, kể cả Trần Phong Giao đang làm tổng thư ký tòa soạn. Không biết sao mấy ông nhà văn hồi đó ít nói và hờ hững với tôi quá xá!
Tôi thấy Nguyễn Hưng Quốc là người dễ làm quen, dễ kết bạn, dễ làm thân qua cách thức nói chuyện hết sức là bình dân và cởi mở của anh.
[…]
Khoảng ba giờ chiều thì có anh Giang Hữu Tuyên, chủ báo Hoa Thịnh Ðốn Việt Báo , và anh Ngô Vương Toại, chủ báo Diễn Ðàn Tự Do đến chơi. Ban đầu tôi tưởng hai anh này tới chơi không thôi ai dè họ tới chơi có mục đích. Lúc họ bày ra máy thâu băng cassette loại bỏ túi tôi mới chưng hửng. Làm cái gì đây? Phỏng vấn, họ định phỏng vấn anh Quốc! Tôi xin rút lui có trật tự vì thấy mình không hợp với cái ngữ này. Nhưng hai anh Toại và Tuyên không cho, bảo là: tới đây thì phải ở lại đây... Anh Quốc yêu cầu chỉ xem đây là buổi hội thảo về thơ, tay tư khơi khơi vậy thôi, chớ đừng cho là một cuộc phỏng vấn chính thức. Nhờ vậy lâu lâu tôi mới xía vô một vài điều cho ra vẻ tay tư. Bây giờ đụng vô thơ, tôi mới thấy mình thật sự là một cái bóng hết sức mờ trước một túi thơ có quá nhiều ngăn như anh Quốc. Trong buổi nói chuyện khơi khơi này coi vậy mà có nhiều cái hay, những cái hay mà ngay cả những người đi dự buổi thuyết trình chính thức của anh ngày hôm sau cũng không được thưởng lãm.
[…]
Nội dung bài diễn thuyết của Nguyễn Hưng Quốc thì không thể nói hết ra đây được, chỉ phải đọc cuốn sách của anh là tiện nhất. Nhưng về hình thức thì rõ ràng anh không thiếu cái phong cách diễn giảng của một giáo sư đại học Việt Nam. Tôi không biết phải đọc lại cuốn Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng của Nguyễn Hiến Lê bao nhiêu lần nữa thì mới nói thao thao bất tuyệt, không cần giấy tờ như anh. Bởi vậy số tôi từ nhỏ đến lớn không bao giờ được làm thầy, chỉ được làm học trò thôi, học cho đến cả một đời. Có lẽ anh Quốc xài giờ Việt Nam làm tại Paris nên không có gắn dây thung, anh dừng lại sau đúng một tiếng đồng hồ để chuyển sang phần hội thảo và tranh luận. Phần này hào hứng không kém. Và một lần nữa tôi mến phục tài xoay sở khéo léo của anh Quốc khi trả lời những câu hỏi hơi có phần nặng ký.
[...]
Còn bài tạp ghi “Người lương y của thi ca” của Hoàng Xuân Sơn (ký dưới biệt hiệu Hoàng Hà Tĩnh) thì được đăng trên báo Diễn Đàn Tự Do số 100 ra ngày 1 tháng 4, 1989, ngắn hơn, tôi xin chép trọn:
Chưa bao giờ tôi được đọc một cuốn sách viết về thi ca hay đến như vậy. Không phải là môt thứ bình luận chung chung, một thứ thảo phác khơi khơi mà mấy mươi năm văn học Việt Nam, bộ môn phê bình chỉ gióng lên được một vài tiếng vang nhỏ nhoi, đơn điệu. Cũng không phải là một thứ trích dẫn để nói chơi, nói quanh về bài thơ này, tác giả nọ; mà là một nghệ thuật đích thực. Nghệ thuật tràn đầy tính sáng tạo, khai phá: ví như nghệ thuật của người lương y cầm dao kéo mổ xẻ căn bệnh ngặt nghèo của thi ca với tất cả lòng trân trọng, nâng niu và quý mến. Chưa bao giờ một tác phẩm về thi ca viết thoáng như thế.
Khoáng đạt nhưng không hề phá phách. Cái hay ở chỗ những quy luật của phê bình vẫn giữ được tính vô tư chính xác. Nhưng nổi bật là tấm lòng của người viết gửi gắm trong tác phẩm, nặng tình với thơ, với cái đẹp, với con người khiến nội dung đã đạt được một kích thước đáng kể về cả chiều sâu lẫn bề rộng. Thử đọc một đoạn ngắn: “Cái nền của thơ là cảm xúc. Hình tượng, ngôn ngữ, tư tưởng sẽ không có nghĩa gì cả nếu chúng không hoà tan trong cảm xúc. Hiệu quả của một bài thơ được đo lường ở khả năng truyền gợi cảm xúc; làm thơ là một cách tỏ tình. Nói lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, bổng hay trầm, nào có quan trọng gì. Quan trọng là ở chỗ người mình yêu có chớp mắt rung động hay không. Làm thơ là thổi một luồng gió… Bài thơ nào cũng xoá nhoà hình ảnh nhà thơ để trở thành rung cảm của mọi người.” hoặc “Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy. Nhà thơ chỉ độc quyền cho mình một cánh cửa. Sau cánh cửa kia là của mọi người… Nhà thơ oi, hãy làm thơ để loài người tìm thấy một nỗi niềm chung gần lại với nhau hơn, để cho mỗi người tự thấy tâm hồn mình rộng lớn và đẹp đẽ hơn vô ngần.”
Lối viết ấy, chưa hề được thấy trong bất cứ một tác phẩm nào từ trước. Quan hệ giữa người viết và người phê bình cũng dã đi đến chỗ truyền thông nhạy cảm và thành tâm: “Không có gì buồn hơn cho người sáng tác khi tác phẩm của họ chỉ được đánh giá một lần duy nhất để rồi vĩnh viễn được đeo huân chương hoặc vĩnh viễn bị vùi dập.”
Những đoạn trích dẫn trên chỉ là một vài nét gợi hình trong toàn bộ một tác phẩm phê bình văn học mà văn phong như nột hơi thở lạ lùng tràn đầy sinh lực, cấu tứ bền chặt, chững chạc của một tài hoa mới mẻ, trẻ trung: người sáng tác chỉ mới ngoài ba mươi.
Chưa hết: hãy nghe người viết ấy nói chuyện về thơ ca, ngoài cách viết. Nhân dáng ấy, trầm tĩnh, thông minh, nhạy bén đã mở lòng ra cho người nghe tất cả những gì mình biết được, hiểu được về thơ, về con người, về tiếng nói của tự do vô cùng sáng tạo. Hình ảnh ấy, giọng nói và ánh mắt ấy khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của một nhà truyền giáo vì đời, vì đạo mà đi. Trong suốt ba tiếng đồng hồ nói và nghe đã có sự chia sẻ tận cùng giữa tâm tư của những người còn khát khao đến văn chương, dân tộc, trong đó thi ca là một biểu hiện thuần thành nhất. Giữa chúng tôi, những người được đọc, được nghe, đã phơi trải niềm tin và nỗi mừng về sự xuất hiện của một tầm vóc đáng tin cậy cho nền văn chương phê bình Việt Nam từ lâu vẫn chưa được khai thông.
Đoạn viết ngắn này không hề có dụng ý đánh bóng cá nhân mà chỉ muốn giới thiệu một cách thực lòng về một tác phẩm cần tìm đọc: Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam và một cái tên mang nhiều ý nghĩa: Nguyễn Hưng Quốc. (Hoàng Hà Tĩnh)
3) Nguyễn Hưng Quốc nói chuyện về đề tài “Một xu hướng phát triển của thơ Việt Nam” Sau đó, là chương trình âm nhạc TÌNH CA XANH LÁ CÂY của Hoàng Ngọc-Tuấn, gồm những ca khúc về thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống, cùng những nhạc phẩm độc tấu tây ban cầm do chính tác giả trình bày. Cùng tham gia có hai nhạc sĩ ở địa phương: Tâm Nguyên và Trần Chí Phúc.
Địa điểm: Cafe Paloma: 1111 Story Rd, San Jose, CA 95122
Thời gian: Thứ Sáu, 10 tháng 12, từ 19 giờ đến 21 giờ tối.***
Trong lúc chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ vài ngày tới, tự dưng tôi lại chợt nhớ lại một số kỷ niệm trong chuyến đi Mỹ lần đầu tiên, vào tháng 3 năm 1989. Lúc ấy, tôi đang ở Pháp và mới in cuốn sách đầu tay, Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam. Hội Giáo Dục Việt Mỹ (National Association for Vietnamese American Education) do giáo sư Nguyễn Ngọc Bích làm chủ tịch đã mời tôi sang Mỹ tham dự cuộc hội thảo về văn học Việt Nam từ năm 1965 (Nguyên tên cuộc hội thảo là “Vietnamese literature since 1965: a retrospective and comparative analysis”), được tổ chức tại Chicago. Sau cuộc hội thảo, tôi đi California, và từ California, đi Washington D.C., nơi tôi có buổi nói chuyện về thơ Việt Nam tại Đại Học George Mason.
Chuyến đi Mỹ đầu tiên ấy có khá nhiều kỷ niệm vui. Nhưng thay vì tự mình kể lại những kỷ niệm ấy, tôi nhường lời lại cho các thi văn hữu. Như một kỷ niệm khá dễ thương thời còn trẻ.
Dưới đây là một số đoạn trích từ bài “Một lần xuống núi” của Nguyễn Tấn Hưng lấy xuống từ trang web http://saigonline.com/nth/unic/mlxn01.htm
Cuối tuần đó giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, mới bay về từ Chicago, lại gọi điện thoại cho tôi cho biết anh đã nhận được sách tặng và có nhã ý mời tôi về thủ đô Hoa Thịnh Ðốn chơi. Ðể luôn thể gặp bạn bè văn nghệ sĩ trong vùng nhân dịp anh tổ chức buổi thuyết trình về văn học, với thuyết trình viên là anh Nguyễn Hưng Quốc từ bên Pháp sang. Ðề tài và cũng là tựa sách của anh Quốc: Tìm Hiểu Nghệ Thuật Thơ Việt Nam. Tôi trả lời anh rằng để tôi sắp xếp, rồi nếu lên được tôi sẽ cho anh hay. Thật ra tôi không muốn mình làm cái bóng mờ trước một người dù trong tương lai sẽ là một nhân tài lớn cho văn học Việt Nam. Nhưng, cuối cùng hai vợ chồng tôi quyết định cùng đi vì tôi biết đây là dịp tốt nhất để tôi có thể gặp hết một lần các anh chị em trong Văn Bút Miền Ðông Hoa Kỳ. Tôi không thể bỏ lỡ cơ hội bằng vàng này được.
Sau khoảng 6 giờ lái xe và 15 phút lạc đường (quẹo về phía Tây theo exit chỉ qua vùng Springfield từ xa lộ I-95 theo mạn Nam đi lên), tôi tìm được nhà anh chị Bích. Người ra cửa đón tụi tôi không phải là ông bà chủ nhà mới là lạ. Qua vài câu chào hỏi tôi biết ngay người mình đang tay bắt mặt mừng là người hiền (hiền nhân) từ Paris, vì anh Quốc đã đến đấy từ ngày hôm trước. Tụi tôi kéo nhau vào phòng khách nói chuyện. Một lúc sau chị Bích mới ra hỏi thăm và lại mất hút trở vào trong để... makeup. Như vậy kể ra người bạn văn nghệ đầu tiên tôi gặp trong đời là anh chàng trẻ tuổi tài hoa này. Vì hồi xưa khi còn ở quê nhà, mặc dù tôi có vài lần ghé báo quán Văn ở số 38 Phạm Ngũ Lão (trong đó có một lần tôi mặc quân phục tới đòi tiền nhuận bút), tôi có giáp mặt với một số anh em tại đó nhưng tôi không rõ ai là ai, kể cả Trần Phong Giao đang làm tổng thư ký tòa soạn. Không biết sao mấy ông nhà văn hồi đó ít nói và hờ hững với tôi quá xá!
Tôi thấy Nguyễn Hưng Quốc là người dễ làm quen, dễ kết bạn, dễ làm thân qua cách thức nói chuyện hết sức là bình dân và cởi mở của anh.
[…]
Khoảng ba giờ chiều thì có anh Giang Hữu Tuyên, chủ báo Hoa Thịnh Ðốn Việt Báo , và anh Ngô Vương Toại, chủ báo Diễn Ðàn Tự Do đến chơi. Ban đầu tôi tưởng hai anh này tới chơi không thôi ai dè họ tới chơi có mục đích. Lúc họ bày ra máy thâu băng cassette loại bỏ túi tôi mới chưng hửng. Làm cái gì đây? Phỏng vấn, họ định phỏng vấn anh Quốc! Tôi xin rút lui có trật tự vì thấy mình không hợp với cái ngữ này. Nhưng hai anh Toại và Tuyên không cho, bảo là: tới đây thì phải ở lại đây... Anh Quốc yêu cầu chỉ xem đây là buổi hội thảo về thơ, tay tư khơi khơi vậy thôi, chớ đừng cho là một cuộc phỏng vấn chính thức. Nhờ vậy lâu lâu tôi mới xía vô một vài điều cho ra vẻ tay tư. Bây giờ đụng vô thơ, tôi mới thấy mình thật sự là một cái bóng hết sức mờ trước một túi thơ có quá nhiều ngăn như anh Quốc. Trong buổi nói chuyện khơi khơi này coi vậy mà có nhiều cái hay, những cái hay mà ngay cả những người đi dự buổi thuyết trình chính thức của anh ngày hôm sau cũng không được thưởng lãm.
[…]
Nội dung bài diễn thuyết của Nguyễn Hưng Quốc thì không thể nói hết ra đây được, chỉ phải đọc cuốn sách của anh là tiện nhất. Nhưng về hình thức thì rõ ràng anh không thiếu cái phong cách diễn giảng của một giáo sư đại học Việt Nam. Tôi không biết phải đọc lại cuốn Nghệ Thuật Nói Trước Công Chúng của Nguyễn Hiến Lê bao nhiêu lần nữa thì mới nói thao thao bất tuyệt, không cần giấy tờ như anh. Bởi vậy số tôi từ nhỏ đến lớn không bao giờ được làm thầy, chỉ được làm học trò thôi, học cho đến cả một đời. Có lẽ anh Quốc xài giờ Việt Nam làm tại Paris nên không có gắn dây thung, anh dừng lại sau đúng một tiếng đồng hồ để chuyển sang phần hội thảo và tranh luận. Phần này hào hứng không kém. Và một lần nữa tôi mến phục tài xoay sở khéo léo của anh Quốc khi trả lời những câu hỏi hơi có phần nặng ký.
[...]
Còn bài tạp ghi “Người lương y của thi ca” của Hoàng Xuân Sơn (ký dưới biệt hiệu Hoàng Hà Tĩnh) thì được đăng trên báo Diễn Đàn Tự Do số 100 ra ngày 1 tháng 4, 1989, ngắn hơn, tôi xin chép trọn:
Chưa bao giờ tôi được đọc một cuốn sách viết về thi ca hay đến như vậy. Không phải là môt thứ bình luận chung chung, một thứ thảo phác khơi khơi mà mấy mươi năm văn học Việt Nam, bộ môn phê bình chỉ gióng lên được một vài tiếng vang nhỏ nhoi, đơn điệu. Cũng không phải là một thứ trích dẫn để nói chơi, nói quanh về bài thơ này, tác giả nọ; mà là một nghệ thuật đích thực. Nghệ thuật tràn đầy tính sáng tạo, khai phá: ví như nghệ thuật của người lương y cầm dao kéo mổ xẻ căn bệnh ngặt nghèo của thi ca với tất cả lòng trân trọng, nâng niu và quý mến. Chưa bao giờ một tác phẩm về thi ca viết thoáng như thế.
Khoáng đạt nhưng không hề phá phách. Cái hay ở chỗ những quy luật của phê bình vẫn giữ được tính vô tư chính xác. Nhưng nổi bật là tấm lòng của người viết gửi gắm trong tác phẩm, nặng tình với thơ, với cái đẹp, với con người khiến nội dung đã đạt được một kích thước đáng kể về cả chiều sâu lẫn bề rộng. Thử đọc một đoạn ngắn: “Cái nền của thơ là cảm xúc. Hình tượng, ngôn ngữ, tư tưởng sẽ không có nghĩa gì cả nếu chúng không hoà tan trong cảm xúc. Hiệu quả của một bài thơ được đo lường ở khả năng truyền gợi cảm xúc; làm thơ là một cách tỏ tình. Nói lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, bổng hay trầm, nào có quan trọng gì. Quan trọng là ở chỗ người mình yêu có chớp mắt rung động hay không. Làm thơ là thổi một luồng gió… Bài thơ nào cũng xoá nhoà hình ảnh nhà thơ để trở thành rung cảm của mọi người.” hoặc “Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy. Nhà thơ chỉ độc quyền cho mình một cánh cửa. Sau cánh cửa kia là của mọi người… Nhà thơ oi, hãy làm thơ để loài người tìm thấy một nỗi niềm chung gần lại với nhau hơn, để cho mỗi người tự thấy tâm hồn mình rộng lớn và đẹp đẽ hơn vô ngần.”
Lối viết ấy, chưa hề được thấy trong bất cứ một tác phẩm nào từ trước. Quan hệ giữa người viết và người phê bình cũng dã đi đến chỗ truyền thông nhạy cảm và thành tâm: “Không có gì buồn hơn cho người sáng tác khi tác phẩm của họ chỉ được đánh giá một lần duy nhất để rồi vĩnh viễn được đeo huân chương hoặc vĩnh viễn bị vùi dập.”
Những đoạn trích dẫn trên chỉ là một vài nét gợi hình trong toàn bộ một tác phẩm phê bình văn học mà văn phong như nột hơi thở lạ lùng tràn đầy sinh lực, cấu tứ bền chặt, chững chạc của một tài hoa mới mẻ, trẻ trung: người sáng tác chỉ mới ngoài ba mươi.
Chưa hết: hãy nghe người viết ấy nói chuyện về thơ ca, ngoài cách viết. Nhân dáng ấy, trầm tĩnh, thông minh, nhạy bén đã mở lòng ra cho người nghe tất cả những gì mình biết được, hiểu được về thơ, về con người, về tiếng nói của tự do vô cùng sáng tạo. Hình ảnh ấy, giọng nói và ánh mắt ấy khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của một nhà truyền giáo vì đời, vì đạo mà đi. Trong suốt ba tiếng đồng hồ nói và nghe đã có sự chia sẻ tận cùng giữa tâm tư của những người còn khát khao đến văn chương, dân tộc, trong đó thi ca là một biểu hiện thuần thành nhất. Giữa chúng tôi, những người được đọc, được nghe, đã phơi trải niềm tin và nỗi mừng về sự xuất hiện của một tầm vóc đáng tin cậy cho nền văn chương phê bình Việt Nam từ lâu vẫn chưa được khai thông.
Đoạn viết ngắn này không hề có dụng ý đánh bóng cá nhân mà chỉ muốn giới thiệu một cách thực lòng về một tác phẩm cần tìm đọc: Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam và một cái tên mang nhiều ý nghĩa: Nguyễn Hưng Quốc. (Hoàng Hà Tĩnh)
Mới đó mà hơn 20 năm đã trôi qua.
So với trước, bây giờ tóc tôi đã bạc nhiều lắm rồi
------------------------------------
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
.
.
.
Trịnh Thanh Thủy
Nov 24th, 2010
(Nguyễn Hưng Quốc, trái, Hoàng Ngọc Tuấn, phải, ảnh Việt Báo)
Trong không khí gây gây lạnh của mùa lễ hội, cộng đồng Nam Cali sẽ chào đón Nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc và Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Tuấn đến từ Úc Châu. Nhân chuyến Mỹ du lần này, hai ông có nhã ý mời chúng ta tham dự hai buổi hội thảo và nhạc thính phòng được tổ chức vào hai cuối tuần đầu tháng 12. Tiếng Việt, văn hoá và văn học Việt đã là mối ưu tư hàng đầu đối với người Việt ly hương như chúng ta.
“Nhìn vào việc đình bản của hầu hết các tạp chí văn học cũng như việc đóng cửa của hầu hết các nhà xuất bản, người ta dễ ngỡ văn học hải ngoại đang lụi tàn. Sự thật có phải thế không? Sự ảnh hưởng của ngành in ấn đối với văn học hải ngoại ra sao, có ảnh hưởng tới diện mạo văn học hay không? Xu hướng văn học hải ngoại đi về đâu?
Sinh hoạt văn học nghệ thuật ở hải ngoại dường như èo uột, rời rạc và lạt lẽo hẳn đi tính đến cuối năm 2010. Chúng ta thử ngồi tính lại, đếm sổ và tổng kết những được, mất và nhẩm xem những gì còn lại sau những trận phong ba đã quét qua và ảnh hưởng trên nền văn học, văn hoá trong nước, ngoài nước và toàn cầu như thế nào.
Người Việt còn, tiếng Việt còn, nhưng tiếng Việt còn bao nhiêu, lai tạp bao nhiêu, phong phú thêm bao nhiêu cũng là nỗi trăn trở không nhỏ của chúng ta. Trước cơn lốc tiếng Anh đang thống trị và toàn cầu hoá, tiếng Việt và văn hoá Việt có nguy cơ bị pha trộn hay không là một câu hỏi lớn cho người Việt chúng ta. Liệu chúng ta có bị đồng hoá cùng văn hoá toàn cầu không?
“Toàn cầu hoá là một xu hướng chính trên thế giới hiện nay, kể cả Việt Nam
. Riêng tại Việt Nam, ảnh hưởng của toàn cầu hoá có thể nhìn thấy dễ dàng trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, và phần nào, chính trị; nhưng còn ngôn ngữ và văn hoá? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đến ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, trong cũng như ngoài nước” Ai đã từng theo dõi thời sự trong quá khứ, không ai không biết đến sự kiện Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc bị cấm nhập cảnh vào VN. Ông bị ngăn ở phi trường, không phải một lần mà hai lần. Khi bị ngăn lần đầu, ông đang hướng dẫn một đoàn sinh viên đi nghiên cứu văn hóa Việt Nam
, với sự cộng tác của đại học trong nước. Lần thứ hai là được mời về thuyết trình trong một hội nghị do một đại học công lập tổ chức. Và gần đây ông bị cộng sản đánh phá, hack vào hộp thư, bôi nhọ và chiếu cố rất cẩn thận. Ông hiện đang là chủ nhiệm Ban Việt ngữ và Việt học tại trường Victoria University (Úc), chuyên dạy ngôn ngữ, văn học, văn hoá và chiến tranh Việt Nam và chuyên trách việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt tại tiểu bang Victoria, nơi mỗi năm có trên 10,000 học sinh học tiếng Việt các cấp. Ông là chủ bút tạp chí Việt (1998-2001), đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org), và là tác giả của 12 cuốn sách về văn học Việt Nam . Từ giữa năm 2009, ông là một blogger trên trang mạng của Ban Việt ngữ đài VOA tại Mỹ (http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/ Hoàng Ngọc-Tuấn là một nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, kịch tác gia và dịch giả. Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp (1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); đồng chủ bút tạp chí liên mạng Tiền Vệ (2002). Từ năm 2004 cho đến nay, ông là thành viên của Uỷ Ban Văn Chương và Lịch Sử, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales, Australia.
Hoàng Ngọc-Tuấn cũng là tác giả của nhiều nhạc phẩm độc tấu guitar nổi tiếng, và hàng trăm ca khúc nghệ thuật.
Nhân dịp ghé chơi này, Hoàng Ngọc Tuấn sẽ trình bày những ca khúc do ông sáng tác.
Hỡi những ai còn quan tâm đến tiếng Việt, văn học và văn hoá Việt, đến cùng chúng tôi, những thân hữu của hai diễn giả, để bàn bạc, thảo luận trong một không khí thân mật của buổi tổng kết cuối năm.
Thân mời các thân hữu, đồng hương, quý hội đoàn, truyền thông, báo chí tham dự hai buổi:
1) Hội thảo “Thực trạng và xu hướng của văn học Việt Nam
hiện nay” Diễn giả: Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc-Tuấn và Phùng Nguyễn. Và ngay sau đó là:
Chương trình âm nhạc HÁT THƠ TÌNH CỜ gồm những ca khúc của Hoàng Ngọc-Tuấn phổ từ lời thơ của Rabindranath Tagore, Federico Garcia Lorca, Osip Mandelstam, Herman Hesse, Rainer Maria Rilke, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tuệ Sỹ và Phạm Công Thiện. Do chính tác giả trình bày.
Tại hội trường Việt Báo, Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 12 năm 2010.
Từ 13 giờ chiều. (
)
Vào cửa tự do (Xin tới sớm để có chỗ tốt vì số ghế có giới hạn)
2) Hội thảo “Tiếng Việt và văn hoá Việt Nam
thời toàn cầu hoá” Diễn giả: Nguyễn Hưng Quốc & Hoàng Ngọc-Tuấn.
Và ngay sau đó là:
Chương trình âm nhạc TẶNG VẬT CHO NGƯỜI của Hoàng Ngọc-Tuấn gồm những ca khúc về thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống, cùng những nhạc phẩm độc tấu tây ban cầm do chính tác giả trình bày.
Tại Viện Việt Học, Chủ Nhật, Ngày 5 tháng 12 năm 2010, Từ 13 giờ chiều. (15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683)
Vào cửa tự do (Xin tới sớm để có chỗ tốt vì số ghế có giới hạn)
-------------------------------------------
Nguyễn Tấn Hưng Homepage : http://saigonline.com/nth/
.
.
.
No comments:
Post a Comment