Friday, May 28, 2010

SAO LẠI PHẢI HẠ MÌNH ĐẾN THẾ ?

Sao phải hạ mình đến thế?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Đăng bởi bvnpost on 29/05/2010

http://boxitvn.wordpress.com/2010/05/29/sao-ph%e1%ba%a3i-h%e1%ba%a1-mnh-d%e1%ba%bfn-th%e1%ba%bf-2/

Lời dạy khẽ khàng của bậc cha chú đối với đàn con cháu, nhưng sức nặng của nó là một trận đòn rát mông (yêu cho roi cho vọt) cho những ai kém hiểu biết và thiếu tự trọng, không được dạy dỗ đến cả phép tắc ngoại giao hoặc có được dạy qua quýt nhưng vì mặc cảm nên đánh rơi ngay khi vừa bệ kiến “đàn anh”, làm nhục đến quốc thể.

Bauxite Việt Nam

------------------

Trên thế giới giữa các quốc gia bất kể lớn, nhỏ, giàu nghèo đều bình đẳng. Trong quan hệ giao dịch và thăm viếng xã giao phải đối đẳng (ngang cấp). Chủ tịch thăm và hội đàm với Tổng thống hoặc ngược lại, tùy theo tên gọi của nguyên thủ từng nước; Thủ tướng đón tiếp và hội đàm với nhau; Bộ trưởng với Bộ trưỏng.

.

Trong chuyến thăm Trung Quốc mới rồi của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh thì Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đón và hội đàm, Còn Chủ tịch nước, Thủ tướng Trung Quốc là cấp cao hơn có tiếp hay không còn tùy họ. Tại sao có chuyện Phó Chủ tịch Quân ủy Từ Tài Hậu tiếp và Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phải báo cáo với Từ Tài Hậu? (http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/05/image_thumb32.png?w=378&h=254) Nên nhớ Từ Tài Hậu chỉ là đồng cấp (nếu không nói là dưới cấp) với ông Phùng Quang Thanh. Trước đây ở nước ta cấp Đảng trong quân đội cao nhất cũng gọi là Quân ủy Trung ương. Bí thư thứ nhất hoặc Tổng bí thư kiêm Bí thư Quân ủy, Ủy viên Bộ Chính trị Bộ trưởng Quốc phòng là Phó bi thư Quân ủy Trung ương. Sau ta thay đổi gọi cấp Đảng cao nhất trong quân sự gọi là Đảng ủy quân sự trung ương vẫn Tổng bí thư Đảng kiêm Bí thư đảng ủy quân sự trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị là Phó bí thư Đảng ủy quân sự trung ương, ngang cấp với Phó chủ tịch quân sự trung ương Trung Quốc (chỉ là tên gọi khác nhau). Bộ trưởng Phùng Quang Thanh còn biểu thị trước ông Từ lời biết ơn sự giúp đỡ của Trung Quốc với lời lẽ rất đậm đà thành kính.

.

Năm 1975 sau ngày toàn thắng của nước ta, khi làm Đại sứ ở Bắc Kinh, trước cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Thiên An Môn tôi cũng đã bày tỏ lòng biết ơn của Nhà nước và nhân dân ta đối với sự giúp đỡ to lớn của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, với những lời lẽ chân thành và thắm thiết (dầu biết rằng việc giúp đỡ ta đánh Mỹ cũng có lợi ích của Trung Quốc). Nhưng đến năm 1979 Đặng Tiểu Bình huy động mấy quân đoàn sang đánh ta, tàn phá bốn tỉnh biên giới của ta và giết hại đồng bào ta, thì tự Trung Quốc đã phủ định ân tình của chúng ta đối với họ, làm sao tôi có thể cảm ơn được nữa? Nỗi đau 1979 luôn nhói trong lòng tôi. Chắc cũng không đến nỗi trong lòng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh không có chút đau nào.

.

Tôi lại nghĩ đến những chuyến thăm nhiều tỉnh, thành Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Khi thì Thủ tướng hội đàm với Chủ tịch tỉnh, khi thì làm việc với Phó bí thư… Nếu tôi không nhầm thì mới đây, khi thăm Triết Giang, Thủ tướng được Phó chủ tịch Chính hiệp tiếp (như Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc bên ta). Thật không bình thường! Dù có kém cỏi đi chăng nữa thì ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đường đường là Thủ tướng của một nước. Tại sao lại tự hạ mình xuống ngang hàng với một tỉnh của người ta?!

.

Tôi làm Đại sứ nước ta ở Bắc Kinh từ năm 1974-1987. Đó là thời kỳ quan hệ hai nước xấu đến hết mức. Vì là Đại sứ lâu năm nên tôi trở thành "Trưởng đoàn ngoại giao" (theo quy ước quốc tế). Có những chuyến nước chủ nhà tổ chức đi tham quam các địa phương, họ không muốn cho tôi thay mặt các Đại sứ phát biểu ý kiến với tư cách Trưởng đoàn, muốn Đại sứ khác nói thay, tôi nhất định không chịu, cuối cùng họ đuối lý phải thôi.

Tôi thường được mời lên Bộ Ngoại giao gặp lãnh đạo Bộ Ngoại giao của họ để nghe họ phản đối việc này việc kia, tôi phải tranh cãi với họ, luôn luôn tôi là người nói được lời cuối cùng, không thể để nhục quốc thể.

Giờ đây, trước hành xử của các vị như trên, tôi không còn biết nói thế nào, chỉ muốn chui xuống đất.

Nguyễn Trọng Vĩnh

.

.

.

No comments: