Dân Chủ và Nhơn quyền: Ưu tư và thắc mắc
Phan Văn Song
Tháng Năm 31, 2010
Đã từ lâu nay khi có một Phái đoàn Nhà Nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qua Âu Châu đến thăm Quốc hội Âu châu xin tiền thường hay bị chất vấn về vấn đề tình trạng Nhơn quyền ở Việt Nam rằng, hiện nay vẫn còn bị xâm phạm và nhiều người không đồng tư tưởng, không đồng ý kiến, vẫn còn bị giam cầm.
Người đại diện và trưởng phái đoàn Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ung dung, tự tại, trả lời không ngượng miệng là Quốc hội Âu châu chỉ biết nghe những tin thất thiệt và hiểu lầm Việt Nam, vả lại quan niệm Nhơn quyền ở Đông phương và Tây phương khác nhau: theo định nghĩa Tây phương, quan niệm Nhơn quyền là quyền một con người cá nhơn, còn ở Đông phương (chúng tôi) quan niệm Nhơn quyền là một quan niệm quyền một cộng đồng, một tập thể con người.
Nhơn quyền ở Việt
Quyền tự do Tôn giáo và tự do Tín ngưỡng cũng phải theo định nghĩa của Đảng Cộng sản cầm quyền, là quyền của một tập thể, một cộng đồng Cộng sản, nay được song tịch vào quốc tịch việt nam, trước thờ các ông có râu xồm: Các Mác, Lê Nin, Xì ta lin… ngày nay tiếp tục thờ một xác chết ướp khô, đệ tử chơn truyền của các vị thánh râu xồm ấy với cuốn Thánh kinh được gọi là Tư tưởng Hồ Chí Minh; và Nhà nước do Đảng cộng sản cầm quyền không chấp nhận những quan niệm thờ phượng khác.
Về quan niệm Yêu quê hương, yêu Tổ quốc giang san cũng thế: quan niệm yêu quê hương là yêu quê hương xã hội chủ nghĩa, yêu Tổ quốc giang san là Tổ quốc giang san xã hội chủ nghĩa, núi liền núi sông liền sông, vì thế thà nên giao núi, giao sông, giao biển, giao đảo cho quan thầy Trung Hoa giữ, chắc ăn hơn, còn hơn giữ lấy một mình sợ không kham, phần dân chúng thì dân chúng phải biết tuân lệnh, không được biểu tình phản đối… dù chỉ phản đối, đả đảo và chống Tàu.
Nhưng có một điều cũng lạ, biểu tình một nhơn quyền, và là một nhơn quyền tập thể, đó quyền phát biểu của một tập thể công dân để nói lên sự không đồng ý không bằng lòng của mình đối với nhà nước cầm quyền. Biểu tình là nghề ruột của chàng Cộng sản lúc còn nằm vùng ở Việt nam Cộng hòa, đã từng sử dụng xúi dân thời ấy chống Việt nam Cộng hòa lúc ấy. Vậy mà ngày nay vị thủ trưởng nhà cầm quyền Cộng sản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đọc đít-cua ra lệnh Cảnh sát Công an của mình phải dẹp biểu tình: chống biểu tình lại biến thành một quốc sách, và quyền biểu tình, một Nhơn quyền tập thể dân chủ, củng biến thành một món hàng quôc cấm
Vậy quan niệm Nhơn quyền là quyền của một tập thể một cộng đồng cũng không có ở Đông phương tuốt, hay chắc các ông Cộng sản muốn nói rõ là ở “Đông phương Cộng sản”. Sao các ông không nói toẹt ra là ở xứ Việt Nam Cộng sản chúng tôi chẳng những không tôn trọng Nhơn quyền, mà ở xứ chúng tôi thực sự là không có Nhơn quyền. Người dân Việt
Như vậy các vị dân biểu Tây phương sẽ hiểu và sẽ không đòi đi thăm Việt Nam như các anh Dân biểu Quốc hội Âu châu Mario Panella và Thượng Nghị sĩ Ý Mario Peducca để phiền nhiểu nhà cầm quyền Việt nam phải lo lắng cấm không cho các vị ấy vào Việt Nam, vì sợ tập thể nhơn dân Việt nam vì quá giận, sẽ hành hung họ, vì các vị người Tây phương, thiếu ngoại giao và thiếu thông tin, cả gan dám hỏi thăm đến tình trạng giam cầm của tù nhơn không đồng chánh kiến và dám đấu láo trên mạng vi tính và tình trạng Nhơn quyền ở Việt Nam.
Ngành Ngoại giao Việt
Cộng Hòa hay Đế Quốc? Xã hội Nhà Nước hay Xã Hội Dân Sự?
Phát huy Dân Chủ bằng Tổ chức Xã Hội hay bằng Tổ chức Luật Pháp (Pháp trị)?
.
1/ Định nghĩa và tổng kết tình hình hiện nay của nền Pháp trị
.
Pháp trị: Giấc mơ của các hệ thống cơ chế Nhà nước Dân chủ trên thế giới. Ở Pháp, ngay từ những năm sau Thế Chiến II, 1945, sau mỗi lần có thay đổi chánh phủ lãnh đạo là mỗi lần đều có nói trong chương trình sự cần thiết là phải sửa đỗi chế độ Luật Pháp Nhà Nước. Ngay cả ngày hôm nay trong các thể chế Cộng hòa, với định nghĩa một đất nước thống nhứt, “một và không phân chia” (un et indivisible), quan niệm phân chia quyền hạn (séparation des pouvoirs) hay tam quyền phân lập, hay quan niệm phân chia quyền lực cho nhơn dân, dân chủ tham dự, vẫn còn mù mờ không rõ ràng. Tại sao khó khăn như vậy? Có phải tại từ ngàn xưa, quyền lực thường nằm trong tay kẻ cầm quyền: thời của các Vua Chúa, độc đoán, độc tài? Ở Pháp thí dụ, ngay từ những ngày đầu nền Cộng Hòa, Jean Bodin (Angers Pháp 1530 – Laon Pháp 1596), tuy là nhà luật gia với một tư tưởng rất “Tân Thế giới” (“Không có của cải hay sức mạnh nào bằng con người – il y a ni richesse ni force que l’homme” – Six Livres de la République Livre V Chapitre II – Sáu sách Tham Luận về nền Cộng Hòa, Tập V Chương II), vẫn có cái suy nghĩ cho rằng, “dù với một nền Công hòa, cũng nên giao quyền lập Pháp cho các Nhà Cầm quyền”…. Và ngay với cả chúng ta ngày nay, chúng ta, những nhà luật gia hay chánh trị gia tân thời, chúng ta vẫn, một cách quá khứ, lẫn lộn cầm quyền và làm luật: “Nếu ta cầm quyền ta sẽ ban những Luật như thế nầy…. ”. Ở Pháp thiên hạ vẫn còn giữ và tôn sùng những kỷ niệm các vị cầm quyền sáng giá: Vua Henri IV đã dẹp yên vấn nạn Giáo Chiến, tướng Bonaparte – những tranh giành ảnh hưởng sau cuộc Đại Cách Mạng, tướng De Gaulle – những vấn nạn do các Đảng Phái…Và ngày nay, với tình hình khủng hoảng kinh tế, một quốc gia như nước Pháp phải trả một cái giá rất đắt (thì giờ và tiền bạc) vì phải vòng vo thương thuyết tìm những giải pháp chánh trị và kinh tế; hoặc phải sử dụng ở chổ nầy những luật phá rào kinh tế (dérèglementation) hoặc phải bãi bỏ ở những chỗ khác những rào cản thuế vụ (niches fiscales), hoặc phải ban bố ơn huệ tài chánh bằng những luật thuế vụ khuyến khích (incitations fiscales), …. trong khi chỉ phải thẳng thừng áp dụng những biện pháp cải tổ do các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, …. thuộc cả hai phe cầm quyền và đối lập đề nghị; thuộc cả hai trường phái: (kinh tế thị trường) tự do và và (kinh tế chỉ đạo tục gọi là trường phái) xã hội.
Nhưng cái việc phải làm để cải tổ nền pháp trị mà chúng tôi nghĩ là rất cần thiết, đó là cải tổ ngành Tư pháp, vì chúng tôi chuyên nghiệp về Luật học, ngành Tư pháp phải được độc lập và thoát khỏi quyền lực chánh trị, và nếu có thể, trao quyền kiểm soát cho dân (Quốc hội). Ngành Tư pháp phải được độc lập, ngành Tư pháp phải có nhiều quyền tự do hơn, nhiều vì có nhiều quyền lực hơn, ngành Tư pháp phải có nhiều trách nhiệm hơn: Viện Kiểm Soát, hay Tối Cao Pháp Viện phải được độc lập (thoát khỏi ảnh hưởng quyền lực chánh trị) và phải do dân cử nghĩa là những thành viên phải là những đại diện của các dân cử hay do dân cử. Chương trình và đường hướng chánh trị của ngành Tư pháp phải được đưa ra bàn cải trước Quốc hội hằng năm và biểu quyết.
Không dám nói đến những quốc gia độc tài như Việt nam Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt nam độc quyền lãnh đạo chỉ biết phân nhiệm cho tam quyền, và chỉ đạo và chỉ định luôn cho Nhân dân bằng Đảng cử dân bầu người dân cử.
.
2/ Cộng hòa, Đế quốc Dân chủ, quân chủ
Theo thông lệ thiên hạ hay cho Cộng hoà và Dân chủ là hai quan niệm hoặc đối nghịch lẫn nhau hoặc thay thế nhau. Theo Aristote, Cộng hòa là định nghĩa cho một thể chế tổ chức xã hội mà lợi ích hằng đầu là phục vụ cho lợi ích chung – (Rès Publica = phục vụ cho cái chung – pour La Chose Publique). Quyền lực do Pháp luật áp dụng bình đẳng cho mọi thành phần cá nhơn có tự do trong xã hội. Thể chế ngược lại là thể chế độc tài và được gọi là đế quốc.
Dân chủ – quyền lực ở nhơn dân – chỉ là phương thức quản trị. Phương thức có thể dùng hoặc Quân chủ (monarchie) hoặc một giai cấp quý phái (aristocratie) để quản trị. Một quốc gia có một nền Cộng Hòa có thể dùng phương thức quản trị Quân chủ: Vương Quốc Anh, Vương quốc Bỉ, Đan Mạch, …. phương thức một giai cấp quý phái như thời Cộng hòa Venise, và Dân chủ như các quốc gia cộng hòa ngày nay trên thế giới.
Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu kỹ, phân tích đi sâu vào trình độ văn hóa và giai cấp, các nhà cầm quyền ngày nay trên các quốc gia tiên tiến đều xuất thân từ những Trường Đại học chuyên môn về Luật học và Chánh trị học đào tạo những chánh trị gia đặc biệt: ở Mỹ Harvard, Columbia, …. ở Anh Oxford, Cambridge… và đặc biệt ở Pháp các trường Chánh trị học (Sciences politiques) và trên tất cả Trường ENA (Quốc Gia hành Chánh),…. vậy thì đây có phải là một giai cấp quý tộc bằng cấp không? Nghiên cứu kỹ hơn tí nữa chúng ta sẽ thấy ở những địa hạt quản trị lãnh đạo kinh tế, tài chánh và luật pháp, với phương thức bảo trợ lẫn nhau; các nhơn viên ngân hàng cao cấp biến thành thành viên (member-associate), các luật sư cao cấp biến thành những luật sư associates, … ngành nghề quản trị lãnh đạo đất nước đều phải qua hệ thống bảo trợ nghề nghiệp. (cooptation professionnelle)… Phần quản trị lãnh đạo thực sự bình dân do dân cử chỉ còn ở phần hạ tầng cơ sở như Xã trưởng các làng xã nhỏ…
Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp sử dụng phương thức hỗn hợp: một nền Cộng hòa, một Tổng thống dân cử với một quyền hạn quân chủ, với một chánh phủ quý tộc, quan chức hành chánh xuất thân trường ENA. Thậm chí Đảng đối lập khi Tả lúc Hữu cùng đều do các viên chức cùng lò ENA điều khiển. Hiến Pháp thành lập nền Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp nầy phát xuất từ những ý kiến của Tướng De Gaulle không lấy gì làm Dân chủ lắm?
Và để bổ túc cái thiếu thốn về sanh hoạt Dân chủ ấy, dân chúng thường tự tổ chức những tổ chức Xã hội Công dân. Vì hệ thống (la structure) thiếu dân chủ, người ta tạo ra những diễn viên dân chủ (des acteurs) ấy, những xã hội công dân (sociétés civiles): hội đoàn, (ở Pháp là những Hội theo luật 1901 – tháng 7 / 1901; ở những quốc gia theo luật anglo-saxon, những hội đoàn không làm lợi nhuận (non profit organisation), nói tóm lại danh từ được gọi chung là những hội đoàn phi chánh phủ hay ngoài chánh phủ NGO (non gouvernemental organisations), là những diễn viên dân chủ có quyền hạn tham dự vào quyền lực quản trị, hành chánh của Nhà nước.
Nhưng, nếu chúng ta những nhà luật học, chúng ta sẽ thấy rõ rằng, chúng ta phải kêu gọi cải tổ cái hệ thống dân chủ. Sau khi đề nghị cải tổ nền Pháp trị, bằng cải tổ lại ngành Tư pháp, chúng ta phải nghĩ ngay đến cột trụ thứ hai của một nền Dân chủ tân tiến: đó là ngành Giáo dục. Khác với thể thao, Chánh trị không phải chỉ cần có mặt tham dự thôi. Tham dự vào Chánh trị chưa đủ, cần phải có những hành động, lấy những quyết định. Hiện nay, ở các nước tiên tiến và nhứt là ở Pháp, chỉ có một số ít Trường dạy cho Công dân binh thường thành những Chánh trị gia có những hành động quyết định chánh trị: Harvard, Columbia ở Mỹ, Oxford, Cambridge ở Anh và ở Pháp chỉ một Trường độc nhứt vô nhị là ENA (Quốc Gia hành chánh). Làm sao phải đem những quan niệm chánh trị, kinh tế hành chánh vào các ngành nghề khác để tạo những người quản trị đất nước tương lai với những cái nhìn hổ tương với nhau, với những góc độ nghề nghiệp khác nhau, và xa hơn nữa với những tiểu sử giai cấp khác nhau.
Một lần nữa phải nói đến Việt
.
3/ Phát huy Dân chủ bằng cải tổ Tổ chức Xã hội hay bằng cải tổ nền Pháp trị
Khi chúng ta nhìn vào những phúc lợi đang được hưởng ngày nay của những công dân của những quốc gia tiên tiến trong đời sống hằng ngày, chúng ta phải nhìn nhận rằng những tiên tiến ấy là do sự thắng lợi của những đấu tranh để cải tổ Xã hội, từ những điều kiện làm việc, những luật lệ làm việc, những điều kiện tổ chức ngày giờ giữa những ngày nghỉ, ngày làm việc, lương bổng,…. vân vân, đến những luật lệ xã hội, quỹ hưu bổng, tuổi về hưu… thậm chí đến quỹ Sức khoẻ, quỹ An Sanh Xã hội, Giáo dục và cưởng bức giáo dục, nhà ở… Nhà nước cha mẹ, nhà nước bác ái (Etat providence), vì cưu mang công dân của mình từ lúc mở mắt chào đời đến tuổi già xuống lỗ, đã tạo nên nền ổn định Xã hội và củng cố một nền Cộng hòa (thí dụ của nền Cộng hòa Pháp). Tổ chức Xã hội, và Luật lệ Xã hội là điển hình của đời sống chánh trị của số đông các quốc gia Âu châu và đặc biệt nước Pháp. Thế nhưng, Luật Xã hội có thể xóa bỏ tranh chấp giữa những cộng đồng chủng tộc không?… Những tệ nạn xã hội vẫn còn: phân chia nam nữ (gender, sexisme), kỷ thị chủng tộc, hà hiếp kẻ dưới quyền, đuổi người vô cớ… Tổ chức Xã hội không thể giải quyết mọi vấn đề, vì Tổ chức Xã hội không thay thế được tất cả đời sống chánh trị. Chỉ có cải tổ một đời sống chánh trị mới đem những cải thiện vào Xã hội, và muốn cải thiện đời sống chánh trị chỉ có Pháp luật – Một nền Pháp luật Chánh trị (Le droit politique). Lấy thí dụ ở nước Pháp, Quỹ An sinh Xã hội ra đời sau khi nước Pháp được Giải Phóng (khỏi bàn tay xâm chiếm của Đức quốc Xã), chứ không phải nước Pháp được Giải phóng bởi Quỹ An sanh Xã hội. Nói tóm lại, ngày hôm nay, nếu chúng ta cần phát huy những cải tiến về Dân chủ, nếu chúng ta cần phát huy những hướng tổ chức xã hội để cải thiện xã hội chúng phải có một nền Pháp Luật Chánh trị chung tiên tiến và dân chủ!
Còn Việt
.
Kết luận
Xã hội là một tổ chức lấy Cá nhơn con người làm trung tâm. Luật Pháp là một tổ chức lấy cộng đồng làm trọng điểm. Hai quan niệm ấy có mâu thuẫn với nhau. Như vậy Nhơn quyền và luật lệ Nhà nước có nhiều xung khắc. Từ ngàn xưa, những luật lệ của Nhà nước đã được phát xuất ra ngay từ những thời quân chủ thạnh hành, thế kỷ thứ XVI, thế kỷ thứ XVII để bảo đảm những thành tựu về nền Độc lập, về Chủ quyền của đất đai mình, và hệ thống hóa những liên hệ giữa nhà cầm quyền và công dân. Nhơn quyền trái lại sanh sau đẻ muộn vào thế kỷ thứ XVIII nhìn nhận những quyền tự nhiên và bất khả kháng của con người (công dân) đối với một Nhà nước cầm quyền. Những quyền con người ấy đã được tuyên bố trên những Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền của thế kỷ thứ XVIII. Nhưng sự tương khắc ấy không phải lúc nào cũng có, vì những Nhân quyền chỉ được tôn trọng khi các Quốc gia cam kết bảo đảm sự tôn trọng, đó là các Quốc gia có nền Pháp trị, hay các quốc gia có nền Cộng hòa. Vì thế khi được đặt một câu hỏi về Nhân quyền và Nhà nước , nhà Triết học Emmanuel Kant (1724 Königsberg, ngày nay là Kaliningrad Nga – 1804 Königsberg) của thời đại Ánh Sáng (époque des Lumières) đã không ngần ngại trả lời rằng: “chỉ có một cách hòa giải Nhơn quyền với Luật Nhà nước là phải có một nền cộng hòa toàn diện (république universelle) và một nền hòa bình vĩnh cửu (une paix perpétuelle)”.
Nhưng còn về phần những liên quan (ngoại giao) chánh trị giữa các Quốc gia với nhau? Đế quốc, độc tài, đảng trị, dân chủ, …? Muốn có hòa bình, muốn có hòa giải, hai rào cản phải được né tránh: một là phương thức ngoại giao chánh trị úp úp mở mở, đu giây giữa sự khủng bố và sự tránh chấp biểu diễn sứ mạnh của các Quốc gia có Pháp trị và những Quốc gia độc tài. Hai, sử dụng những lòng nhân đạo, bác ái vô biên của quần chúng, nhưng chỉ biết tố cáo tội lỗi của các Quốc gia dân chủ pháp trị không làm tròn phận sự ngăn cản những sự xâm phạm Nhơn quyền của các quốc gia độc tài. Giữa giải pháp quá thực tế của real politics, và cái nhìn quá đạo đức, một con đường trung dung có thể có chỗ đứng, đó là con đường của quyền xen lấn nhân đạo (ingérence humanitaire) và các Tòa Án quốc tế.
Mong thay!
Đối với Việt
Cuối Năm 2008, Pentecôte 2010
—–
T.B: Trong tuần qua, dư luận trên các diễn đàn “lề trái” và cộng đồng bloggers được dịp nóng lên trước thông tin Trung tướng công an Vũ Hải Triều, Tổng cục phó Tổng cục an ninh, đã tự hào khoe thành tích: “Trong mấy tháng qua, bộ phận kỹ thuật của “ta” đã phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu”.
Thật không ai khảo mà khai: Lạy ông tôi ở bụi nầy! Khoe thành tích chống mạng thông tin và vẫn vênh váon hãng diện lập thành tích khoe khoang rằng ViệtNam Cộng sản tôn trọng cái Nhơn quyền số 1 là “Quyền Thông Tin và Ngôn Luận”. Thật miễn bàn!
Nguồn: Bài nhận được từ tác giả.
.
.
.
No comments:
Post a Comment