Sunday, March 21, 2010

TRUNG QUỐC SẼ KHOAN 10 GIẾNG DẦU TRÊN BIỂN ĐÔNG

Năm 2010: Trung Quốc sẽ khoan 10 giếng dầu nước sâu trên biển Đông

Chủ nhật, 21/03/2010, 07:04(GMT+7)

http://vitinfo.com.vn/Muctin/Kinhte/LA74416/default.htm

VIT - Tạp chí Upstream có trụ sở tại Na Uy hôm 19/3 cho biết, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sẽ sớm cho các công ty nước ngoài thầu các lô dầu khí nước sâu trên khu vực biển Đông thông qua hình thức đấu giá hoặc đàm phán.

Trả lời với tạp chí Upstream hôm thứ sáu (19/3), ông Fu Chengyu, Tổng giám đốc CNOOC nhấn mạnh, Tập đoàn sẽ từng bước giao hợp đồng dầu khí trên khu vực biển Đông cho các nhà thầu nước ngoài theo như kế hoạch của chính phủ, loạt đầu tiên sẽ được thực hiện trong năm nay.

Theo quy định của Trung Quốc, Tập đoàn CNOOC được phép độc quyền hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực khảo sát xa bờ, bên cạnh đó CNOOC lại được ưu tiên 51% lợi nhuận đối với tất cả các lô được phát hiện có dầu khí.

Bồn địa Quỳnh Đông Nam (Ảnh maps.ihs.com)

http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/3/21/LA74416_0_43_51.jpg

Hiện nay đã có 05 nhà thầu nước ngoài, trong đó bao gồm Tập đoàn BG Group của Anh và Tập đoàn Năng lượng Husky của Canada. Theo đó, trong năm 2010 sẽ tiến hành khoan trên 10 giếng dầu nước sâu trên khu vực biển Đông.

Theo ông Fu Chengyu, CNOOC có quyền từ chối tiếp nhận lô dầu khí 64/18 và lô 53/30 thuộc bồn địa Quỳnh Đông Nam trên biển Đông từ Tập đoàn Devon, đây là 02 lô dầu khí mà Devon đã được cấp phép từ năm 2005.

Ước tính, CNOOC sẽ tăng gấp đôi sản lượng khai thác trong 10 năm, đạt 100 triệu tấn dầu vào năm 2020. Trong đó, năm 2010 CNOOC sẽ đạt khoảng 367 triệu thùng dầu, tiến tới đạt 514 triệu thùng vào năm 2015, tuy nhiên điều này còn phải phụ thuộc vào khả năng của phương tiện khai thác.

Ông Fu Chengyu cho biết, CNOOC sẽ đầu tư 100 tỷ NDT trong 10 năm đầu để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm thiết bị khai thác vùng nước sâu.



Vùng biển mà Trung Quốc cho các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đến khai thác dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Hiện chính quyền Việt Nam vẫn chưa có phản ứng gì trước những toan tính "Quốc tế hóa biển Đông" của Trung Quốc. Bản chất của chính sách này là một mặt sử dụng vũ lực chế áp và làm nản lòng Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặt khác đẩy Việt Nam tới sự đối dầu quyền lợi trực tiếp với các cường quốc khác trên thế giới.



Nhiều tập đoàn dầu khí hiện nay được Trung Quốc cho tham gia dự thầu khai thác là những tập đoàn trước đây được chính phủ Việt Nam mời thầu, nhưng sự hợp tác của họ với Việt Nam đã không thành do bị Trung Quốc đe dọa.

Thanh Hà (Tradingmarkets)

Tin dịch

Nguồn tin: nguồn 1

Từ khóa: Sự kiện Biển Đông

.

.

.

No comments: