Sunday, March 21, 2010

PHẦN-LAN-HÓA ĐÀI LOAN SẼ CÓ ÍCH CHO HOA KỲ RA SAO?

Eo biển không đến nỗi tệ

Phn Lan hóa Đài Loan s có ích cho bảo an Hoa Kỳ ra sao?

http://www.x-cafevn.org/node/10

Nguồn: Bruce Gilley, Foreign Affairs

Cymbidium, X-Cafevn chuyển ngữ

.

Từ năm 2005, Đài Loan và Trung Quốc đã cùng tiến về một hợp tác thân thiện hơn về kinh tế và chính trị, đó là một quá trình gia tăng cùng với cuộc trúng cử của chính trị gia thiên hòa hoãn Ma Ying-jeou lên làm tổng thống Đài Loan vào năm 2008. Sự quan hệ càng thắm thiết này tạo ra một thử thách lớn lao nhất cho Hoa Kỳ trong eo biển Đài Loan kể từ năm 1979 khi Washington cắt đứt mối giao hảo với Đài Bắc để thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.

Trong nhiều phương diện, sự thân thiện hiện này có ích cho Đài Bắc nhưng nó cũng cho phép Bắc Kinh nắm nhiều ảnh hưởng hơn trên Đài Loan. Trong khi cả nước Đài Loan có cơ đồng lòng thiết lập quan hệ gần hơn với Trung Quốc, sự sưởi ấm này đặt thẳng vấn đề với chính sách thật mơ hồ của Hoa Kỳ, một chính sách được mang tiếng là phục vụ quyền lợi của Đài Loan (bảo đảm giữ quyền độc lập của họ) và của Hoa Kỳ (ngăn ngừa chống Trung Quốc bành trướng). Washington hiện nay đang đối diện với một lựa chọn vô cùng khó khăn: hoặc tiếp tục một lối tiếp cận thực tế được quân sự hóa, đó là dùng Đài Loan để quân bình sức mạnh với một Trung Quốc đang lên, hoặc đi theo một giải pháp duy lý cởi mở hơn với mục đích cổ động hoà bình lâu dài giữa Đài Loan và Trung Quốc qua mối quan hệ kinh tế, xã hội, và chính trị gần gũi hơn.

Chuyện hai lần hoà hoãn

Sau khi cuộc Nội Chiến Trung Hoa chấm dứt vào năm 1949, Đài Loan và Trung Hoa lục địa trở thành hai chính thể khác biệt, theo thứ tự, được cầm đầu bởi Quốc Dân Đảng (QĐD), đảng thua trận của Trương Khải Siêu, và Đảng Cộng Sản toàn thắng của Mao Trạch Đông. Trong gần 30 năm, Trương và Mao đều tranh nhau nuôi dưỡng xác nhận chủ quyền của cả lãnh thổ Trung Hoa. Hầu hết cộng đồng quốc tế rần rà chấp nhận Bắc Kinh có chủ quyền lãnh thổ trên Đài Loan và vai trò ngoại giao đặc biệt của nó. Vào năm 1972, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon viếng thăm Trung Quốc, 69 phần trăm quốc gia hội viên của Liên Hiệp Quốc đã chấm dứt ngoại giao với Đài Loan để chuyển qua quan hệ với Trung Quốc.

Hoa Kỳ lúc đó chỉ “biết” là Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền trên Đài Loan và chậm rãi công nhận Trung Quốc vì những trở ngại liên hệ lịch sử với QĐD đã có từ Thế Chiến Thứ II và xung đột với Trung Quốc trong Chiến Tranh Triều Tiên. Vị trí chiến lược của Đài Loan, trải dài về hải hành và không hành ở Tây Thái Bình Dương đã làm tăng thêm sự quan trọng của nó. Nhưng vào năm 1979, ngay cả Washington cũng công nhận Trung Quốc. Trong cùng năm đó, Hoa Kỳ ra Đạo Luật Quan Hệ Với Đài Loan để bảo đảm tiếp tục mối quan hệ về pháp lý, thương mại, và ngoại giao thực tế đã có với quốc đảo này. Đến phút cuối, những nghị sĩ theo Đảng Cộng Hòa, cùng với một số nghị sĩ của Đảng Dân Chủ quan tâm về Tổng Thống Jimmy Carter sẽ không màng đến an ninh của Đài Loan, đã bổ xung Đạo Luật để bao gồm hứa hẹn bán vũ khí cho Đài Bắc và một cam kết bao quát hơn của Hoa Kỳ để “chống cự lại bất cứ lực lượng hay những hình thức ức hiếp nào khác” với Đài Loan.

Sau khi hai nhà lãnh đạo qua đời vào giữa thập niên 1970, sự ganh đua giữa Trương-Mao thuyên giảm, cộng với chủ trương phát triển kinh tế hướng nội mới của Bắc Kinh đã làm những cam kết quân sự này có vẻ lỗi thời trong thập niên 1980. Bắc Kinh ngưng pháo kích những quần đảo thuộc về Đài Loan ngoài khơi Trung Quốc và đón mừng các “đồng hương” người Đài Loan vào lục địa để du lịch, đầu tư, và đoàn tụ gia đình. Lee Teng-hui, vị Tổng Thống gốc Đài Loan nhậm chức vào năm 1988 không còn muốn “lấy lại lục địa” và tán đồng thiết lập những trao đổi đó. Vào năm 1993, lãnh đạo của các nhóm liên lạc xuyên eo biển giữa hai chính phủ tổ chức những buổi đàm phán trực tiếp đầu tiên ở Tân Gia Ba.

“Cuộc hòa hoãn thứ nhất” này chấm dứt vào năm 1995 khi Hoa Kỳ cấp chiếu khán cho Tổng Thống Lee để viếng Đại Học Cornell. Trung Quốc, trong giai đoạn chuyển tiếp lãnh đạo trong nước, đã trở nên cứng rắn hơn về vấn đề Đài Loan và các ông tướng sa lông của cả ba quốc gia đang ra sách nói về trận địa sẽ diễn tiến ra sao. Bắc Kinh cho chiếu khán này là sự thất hứa trước đây của Hoa Kỳ là tránh những quan hệ chính thức với các nhà lãnh đạo Đài Loan. Sự dân chủ hoá của Đài Loan cũng đưa đến áp lực rộng lớn trong nước đòi hỏi cương vị cứng rắn về độc lập. Bắc Kinh phản ứng bằng những đợt hỏa tiễn rơi xuống eo biển vào năm 1995 và 1996. Washington điều động các hàng không mẫu hạm và tàu trang bị radar vào trong vùng. Lúc đó, mối lo sợ lớn nhất của Bắc Kinh xảy ra vào năm 2000 khi dân Đài Loan bầu Chen Shui-bian lên làm Tổng Thống. Ông Chen là lãnh đạo của Đảng Dân Chủ Cấp Tiến, hiện giờ là đảng đối lập, hứa theo đuổi sự công nhận chính thức của Đài Loan như đương nhiên độc lập với Trung Quốc. Kết quả là quan hệ xuyên eo biển trở nên thật tệ hại giữa những năm 1995 và 2005 và nó dẫn đến chủ trương quân đội hóa lần nữa giữa ba bên.

Sự thiệt hại gây ra bởi lần “đông lạnh thứ nhì” này làm tất cả ba thủ đô suy tính lại một cách xâu xa. Bắc Kinh lo ngại rằng thái độ hung hăng của họ với Đài Loan sẽ đe dọa ảnh hưởng rộng lớn hơn của họ ở Á Châu trong khi các quốc gia khác xếp hàng sau lá chắn an toàn Hoa Kỳ. Đài Bắc thì bắt đầu xét lại giá trị của sự khẳng định về bản ngã quốc gia có tính cách tượng trưng của họ. Và Hoa Kỳ bắt đầu nghi vấn cái cam kết vô giới hạn của họ đối với một Đài Loan càng ngày càng lộn xộn có nguy cơ gây thiệt hại, nếu không nói đến phá hủy mối giao hảo quan trọng hơn giữa Đài Loan với Trung Quốc. Vào cuối nhiệm kỳ đầu của Tổng Thống George W. Bush, Washington trở thành một trạm kiểm soát quan trọng cho những yêu sách độc lập của Đài Loan.

“Cuộc hòa hoãn thứ nhì” trong quan hệ xuyên eo biển được bắt đầu bằng một diễn văn vào năm 2005 của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào mà nó không đề cao đòi hỏi thống nhất. Bắc Kinh đang thay đổi quan điểm dựa theo một chiến lược rất quan trọng đang lên chú trọng về ảnh hưởng trong vùng và toàn thế giới mà theo đó, Trung Quốc xem Đài Loan như là một vấn đề quản lý thực tế hạng thấp hơn là một vấn đề cấp bách về nhậy cảm ý thức hệ. Tổng Thống Mã trúng cử vào năm 2008 cho thấy một tầm nhìn tương tự đang xuất hiện ở Đài Bắc. Ông hứa “không thống nhất, không độc lập, không dùng đến vũ lực.” Trong vài tháng sau đó với một cung cách nhanh chóng và chưa từng thấy, những người lãnh đạo của các nhóm liên lạc bắt đầu tổ chức những buổi họp bán niên và ký kết hơn hai chục thoả hiệp mà trước đó không ai ngờ. Mặc dù hầu hết những thoả hiệp này có liên quan đến kinh tế, chúng cũng dây dưa đến chính trị. Số du khách thăm viếng Đài Loan và những hòn đảo có căn cứ quân sự giữa hai quốc gia đã gia tăng gấp mười, khoảng 3.000 người mỗi ngày. Trung Quốc gửi du học sinh qua Đài Loan và hai bên cho phép 270 chuyến bay xuyên eo biển mỗi tuần. Những lo ngại chính trị lớn mà trước dây đã ngăn cản thống nhất kinh tế bỗng dưng biến mất ở cả hai bên. Đài Bắc và Bắc Kinh bắt đầu bàn luận về “bình thường hóa tổng quát” những liên hệ kinh tế và tài chính của họ. Những cái gọi là quyền lợi quốc gia bất di bất dịch mà các chính khách ngoại giao thực tiễn dùng để đánh giá đã hoàn toàn trở nên lung lay.

Lần hòa hoãn thứ nhì cũng bao gồm những dàn xếp chính trị được xác định rõ ràng trước. Trước đây, Trung Quốc chỉ để Đài Loan tham dự vào những tổ chức quốc tế có chủ đích kinh tế như Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Hợp Tác Kinh Tế Á Châu-Thái Bình Dương, và Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế. Trong năm 2009, Trung Quốc cho phép Đài Loan tham dự với tư cách quan sát viên trong buổi họp hội đồng hằng năm của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại Geneva. Hai bên bắt đầu thảo luận về sự hiện diện của Đài Loan trong những ủy ban Liên Hiệp Quốc về hàng không dân sự, hàng hải, khí tượng, và thay đổi khí hậu.

Hai bên cũng ngấm ngầm đồng ý “ngưng bắn chính trị” như Bắc Kinh chấm dứt ve vãn những nước nằm trong danh sách nhỏ dần gồm 23 quốc gia thân hữu với Đài Loan, và trong năm 2009, lần đầu tiên trong 17 năm, Đài Bắc không nộp đơn xin làm hội viên LHQ. Vào tháng 7 năm 2009, khi Tổng Thống Mã tái trúng cử chủ tịch Quốc Dân Đảng, Chủ Tịch Hồ tuyên bố rằng ông muốn xây dựng “sự tin tưởng chung giữa hai bên trong vấn đề chính trị.” Vì quan hệ chính trị được hâm nóng, những viên chức Đài Loan gồm những nhân vật trong Đảng Dân Chủ Cấp Tiến như thị trưởng của Kaohsiung là những khách viếng thăm Trung Quốc thường xuyên.

Có những dấu hiệu cho thấy sự hòa hoãn xuyên eo biển lần thứ hai này sẽ tồn tại. Mặc dù nhiệm kỳ của hai vị lãnh đạo sẽ chấm dứt vào năm 2012, Xi Jinping, người thừa kế đã được định sẵn của Hồ, là một người cổ vũ nổi tiếng cho những trao đổi xuyên eo biển. Trong khi đó, Tổng Thống Mã vừa mới hồi phục từ thiệt hại chính trị reo rắc bởi cơn bão Morakot tàn phá đảo quốc vào tháng 8 năm 2009. Khi nào Đảng Dân Chủ Cấp Tiến còn bị phân hoá giữa những nhóm chống hòa hoãn cực đoan và hòa hoãn giới hạn, thì khi đó Tổng Thống Mã vẫn có hy vọng được tái cử.

Đài Loan và Trung Quốc hiện đang tiếp cận mối giao hảo giữa họ bằng nhiều giả sử hoàn toàn khác biệt với những giả sử mà nó đã ảnh hưởng đến quan hệ xuyên eo biển trong nhiều thập niên. Dù cho trước đây họ nhận thấy mối giao hảo đó là sự bất hoà quân sự, ngày nay cả hai bên đều chào đón một quan điểm bảo an được dựa trên mối liên lạc ở trình độ cao, sự tin cậy, và giảm thiểu nguy cơ vũ lực. Trong khi đó, quan điểm của họ về vấn đề kinh tế đã đặt thống nhất toàn cầu và sự cạnh tranh trên cả chủ nghĩa bảo vệ quốc gia. Điều này tượng trưng cho sự thay đổi chủ yếu trong quan hệ chính trị giữa Đài Loan và Trung Quốc.

(Kỳ sau: Từ Helsinki đến Đài Bắc)

.

.

.

No comments: