Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Hai, 22 tháng 3 2010
http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/Benh-sung-bai-lanh-tu-03-22-10-88828802.html
.
Trong bài viết “Khen quá lố, không nên!”, Bùi Tín nêu lên nghi vấn về sự kiện Võ Nguyên Giáp được Hội đồng Hoàng gia Anh vinh danh là một trong mười nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại vào năm 1992. Tôi không rành về quân sự và cũng quá bận bịu để tìm hiểu hư thực về chuyện vinh danh ấy thế nào. Tôi chỉ muốn nhân bài viết của Bùi Tín đặt ra một vấn đề khác: bệnh sùng bái cá nhân.
Theo Max Weber, về phương diện chính trị, có ba kiểu quyền lực chính: truyền thống (traditional), pháp lý-duy lý (rational-legal) và sự lôi cuốn (charismatic). Tất cả các chế độ cộng sản đều ra đời sau các cuộc cách mạng cướp chính quyền bằng bạo lực, do đó, hai yếu tố đầu, truyền thống và pháp lý, coi như không có. Chỉ còn yếu tố cuối: Để thu hút sự ủng hộ của quần chúng, họ phải tự biến họ thành một sức lôi cuốn cực kỳ mạnh mẽ; và để có sức lôi cuốn như thế, họ phải đặt trọng tâm vào tuyên truyền; trong tuyên truyền, họ đặt trọng tâm vào chính sách thần thánh hoá đảng và các lãnh tụ của đảng. Hệ quả là tất cả các chế độ cộng sản đều có một đặc điểm giống nhau: sùng bái.
Nói đến sùng bái là nói đến tôn giáo. Trên lý thuyết, cộng sản đối nghịch và thù nghịch với các tôn giáo, nhưng trên thực tế, các chế độ cộng sản lại xây dựng quyền lực của mình theo mô hình của các tôn giáo, bao gồm ba yếu tố chính: một, tính lý tưởng: xây dựng một xã hội cộng sản không có giai cấp trên toàn thế giới; hai, tính phổ quát: không phải chỉ giải phóng một dân tộc mà còn cả nhân loại; và cuối cùng, ba, tính sùng bái, ở đó, mọi lãnh tụ đều biến thành ngẫu tượng.
Người đi tiên phong trong mưu đồ tôn giáo hoá chế độ này chắc chắn là Lenin. Nhưng người hoàn chỉnh nó lại là Stalin. Với Stalin, sự sùng bái đảng và sùng bái lãnh tụ biến thành sự sùng bái đối với cá nhân. Đó là một yếu tố mới. Trước, mọi chế độ quân chủ đều được xây dựng trên cơ sở ít nhiều có tính thần quyền, ở đó ngôi vua được linh thiêng hoá, gắn liền với thiên mệnh: Vua là con Trời. Vua nào cũng là con Trời. Mọi người phải vâng lời và trung thành với vua không phải vì tài năng hay cá tính của ông mà là vì: ông là con Trời. Vậy thôi. Đảng cộng sản không huyền thoại hoá hay thần thánh hoá ngôi vị Chủ tịch hay Tổng bí thư. Họ chỉ nhắm vào người đang giữ chức Chủ tịch hay Tổng bí thư. Nói như Khrushchev, trong bản cáo trạng dành cho Stalin vào năm 1956, ở đây việc sùng bái lãnh tụ biến thành việc sùng bái cá nhân.
Nhưng không phải lãnh tụ nào cũng được huyền thoại hoá hay thần thánh hoá. Trừ trường hợp của Stalin (và với một mức độ nào đó, Kim Chính Nhật ở Bắc Hàn hiện nay), các lãnh tụ được thần thánh hoá là những người sáng lập đảng và nhà nước, từ Mao Trạch Đông đến Hồ Chí Minh, từ Fidel Castro đến Kim Nhật Thành, v.v...
Theo E.A. Rees, trong bài “Leader Cults: varieties, preconditions and functions” in trong cuốn “The Leader Culture in Communist Dictatorship” (Palgrave Macmillan, 2004, tr. 10), chiến lược để thần thánh hoá lãnh tụ ở đâu cũng giống nhau: một, xuất bản các bài viết hoặc bài nói chuyện của họ thành sách để làm “kim chỉ nam” cho cả nước; hai, thêu dệt tiểu sử của họ; ba, dựng tượng và lấy tên họ đặt cho địa phương, trường học hoặc công trường, công xưởng; bốn, sinh nhật của họ được tổ chức rất trọng thể; và năm, khi họ chết thì nơi họ ở được biến thành viện bảo tàng. Xin nói thêm, với những lãnh tụ lớn, xác họ sẽ được ướp và để trong lăng để mọi người chiêm ngưỡng! Ngoài ra, người ta còn không ngớt phát động các chiến dịch làm thơ viết văn soạn nhạc để ca ngợi họ.
So với những lãnh tụ khác, việc thần thánh hoá Hồ Chí Minh, ngoài các điểm chung nêu trên, có mấy điểm dị biệt. Thứ nhất, ăn theo Stalin và Mao Trạch Đông. Ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã tự giới hạn vai trò của ông là ở Việt
Ngày trước, lúc Hồ Chí Minh còn sống, việc thần thánh hoá ông được sử dụng như một nhu cầu để đoàn kết đảng, nhà nước và xã hội, để nâng cao lòng tự hào dân tộc, để khích động tinh thần của quần chúng, và cũng để nô lệ hoá quần chúng. Sau này, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã bị sụp đổ, lý tưởng cộng sản đã tan tành, bảng giá trị cách mạng bị lung lay, các huyền thoại về độc lập và tự do trở thành thoi thóp, đảng Cộng sản biến hình ảnh “Bác Hồ” thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ở đó, vai trò của ý thức hệ nổi bật hơn vai trò của hình ảnh; tính duy lý được đề cao hơn quan hệ gia đình hay thân tộc. Nhưng tôi sợ là họ không thành công. Hồ Chí Minh chỉ là một người hành động. Ông không có khiếu về lý thuyết. Ông biết điều đó và thừa nhận điều đó ngay từ thời kháng chiến chống Pháp lúc tuyên bố mọi vấn đề quan trọng đã được Stalin và Mao Trạch Đông nói hết rồi, ông không còn gì để thêm cả. Từ những cuốn sách hay những bài phát biểu đơn sơ và đơn giản của ông, khó có ai có hy vọng xây dựng nên được một hệ thống tư tưởng mạch lạc, sâu sắc và có sức thuyết phục. Huống gì bọn còn chút nhiệt tình nhảy ra đảm trách công việc đó chỉ là đám nịnh bợ và bất tài. Thành ra, cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”, đến nay, vẫn chỉ là một khẩu hiệu suông. Không có một nội dung cụ thể nào cả.
Điều cần chú ý là, ở Việt
Thật ra, điều đó cũng dễ hiểu. Những kỳ tích của Võ Nguyên Giáp trong hai cuộc chiến 1946-54 và 1954-75 vốn được cả thế giới chú ý, rất dễ đi vào huyền thoại. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý điều này: trước đây, những huyền thoại ấy chỉ được truyền tụng râm ran trong dư luận chứ không hề được đăng tải công khai trên báo chí. Thậm chí, có thời gian, hơn nữa, thời gian khá dài, việc nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp cũng gây nên nhiều ái ngại. Bởi vậy, sẽ rất hợp lý nếu chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao gần đây những câu chuyện có tính giai thoại về Võ Nguyên Giáp lại nở rộ đến vậy? Ở đâu cũng có. Báo in: Có. Báo mạng: Có. Sau việc nở rộ ấy có động cơ gì không? Tôi nghĩ là có. Tuy Võ Nguyên Giáp thỉnh thoảng có những phát biểu đi ngược lại chủ trương của Bộ chính trị, nhưng, theo tôi, đảng Cộng sản vẫn cần, rất cần hình ảnh của ông, một người chiến thắng vang dội trong hai cuộc chiến tranh lớn. Để làm gì? Để gợi cho quần chúng nhớ đến truyền thống chống ngoại xâm ngày trước. Nếu không, chỉ nhìn vào hiện tại, có khi dân chúng chỉ thấy một đám hèn.
Võ Nguyên Giáp là người duy nhất ở Việt
Ngày trước, đảng Cộng sản xây dựng quyền lực trên huyền thoại một thế giới đại đồng và viễn tượng một đất nước độc lập và giàu mạnh trong tương lai. Bây giờ, họ lại âm mưu củng cố quyền lực của mình trên hào quang và huyền thoại của quá khứ.
Cái hào quang và huyền thoại ấy lại được xây dựng trên một người đang nằm trong lăng và một người đã 100 tuổi!
Kể cũng mong manh lắm, phải không?
.
.
.
No comments:
Post a Comment