Đại hội Đảng: tăng mối nguy cho đất nước
Tin REUTERS − DCVOnline
02-03-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7197
Tranh giành quyền lực có thể làm tăng nguy cơ tại Việt Nam
HÀ NỘI (Reuteurs) − Nhóm đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thay đổi tập đoàn lãnh đạo vào năm 2011 và cạnh tranh phe nhóm để giành quyền lực trong những ngày tháng sắp tới có thể làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp, và ngay cả đến mậu dịch với với Hoa Kỳ.
Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước và một số đảng viên cao cấp khác dự kiến sẽ về hưu tại Đại hội Đảng lần thứ 11, sẽ xảy ra vào tháng Môt năm 2011, tạo ra một loạt các ghế trống ngon lành và là mục tiêu giành giựt giữa các phe phái qua một quy trình bí mật để cho ngựa phe mình về trước.
Jacob Ramsay, một người phân tích chính trị trong vùng thuộc hãng tư vấn Control Risks nói, “Cuộc chuẩn bị chạy đua giành quyền lực đã bắt đầu và sẽ tăng cường độ vào cuối năm, hệ quả sẽ làm mất hiệu quả công việc thực hiện những chính sách phát triển của chính phủ.”
Những rủi ro kinh tế vĩ mô được coi là nhỏ vì mọi phe phái trong Đảng đã thống nhất để để giữ nền kinh tế được ổn định và tăng trưởng. Những thống kê về kinh tế sẽ được theo dõi như là một loại “phiếu điểm” đánh giá nhà nước cộng sản, theo một nguồn tin đáng tin cậy trong nước cho biết.
Tuy nhiên, cuộc dự đoán vẫn tiếp diễn.Câu hỏi mà một số doanh nhân và các chuyên gia phân tích vẫn chưa có câu trả lời là liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục ở lai (trong nhóm lãnh đạo) hay không. Điều này, nếu xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến mức độ liên tục của nền kinh tế năng động nhất châu Á.
Có thể không ai có thể tính được cái giá kinh tế phải trả cho giai đoạn mà các nhà phân tích phương Tây gọi là mùa “tiền bầu cử” (primary season) của Đảng (Cộng sản Việt Nam), khi so sánh với sự bắt đầu của chu kỳ bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ.
(Thật ra sự tương đồng giữa những cuộc bầu cử gián tiếp - primary elections - tại Mỹ và cuộc chay đua giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ duy nhất là thời điểm xảy ra trước kỳ bầu cử chính thức. Phần còn lại của cuộc bầu cử lãnh đạo ở hai chế độ khác hẳn nhau. Primary election ở Mỹ do chính phủ tiểu bang và địa phương tổ chức. Tại Việt
Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nhưng với những người hoạch định chính sách và phe nhóm của họ ngày càng bận tâm với những thay đổi sắp xảy ra, chuyên viên chính phủ và các chuyên gia chính trị dự đoán những việc như chấp thuận và cấp giấy phép cho các doanh nghiệp mới hoặc các dự án lớn sẽ khó khăn hơn. Trong tháng Mười 2009, Tổng bí thư Đảng CSVN, Nông Đức Mạnh, cảm thấy cần phải kêu nài 160 đảng viên trung ương, để “tuyệt đối không bỏ bê việc định hướng sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống của người dân ... vì chuẩn bị cho các kỳ Đại hội Đảng.”
Quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ, đối tác đầu tư và thị trường xuất khẩu lớn nhất, cũng có thể phải đối phó với những rào cản mới có khả năng tác động tiêu cực vào nền kinh tế Việt Nam.
Đối với hầu hết các nhà đầu tư, Việt Nam được xem như một “thị trường tiền phương” nhiều rủi ro. Hiện nay Mức rủi ro trong đầu tư ở Việt Nam cao hàng thứ nhì, sau Pakistan, theo chỉ số Á châu Nổi bật của Thomson Reuters.
Nếu dựa vào kinh nghiệm của quá khứ thì cuộc xung đột giữa phe bảo thủ kinh tế và nhóm chủ trương đổi mới và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu trong tập đoàn lãnh đạo sẽ lại bùng lên trong năm nay.
Trước Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996, cuộc tranh đua quyền lực đã đổ vào cả đấu trường kinh tế khi cảm tính chống ngoại quốc gây ra một chiến dịch chống lại các biểu tượng và quảng cáo nước ngoài, chuyên gia về Việt Nam, Carlyle Thayer của Đại học New South Wales, cho biết.
“Trong một động thái ấn tượng, các quan chức và cán bộ địa phương tại Hà Nội đi qua các đường phố để sơn phủ hết những bảng quảng cáo “phản động”. Chính quyền địa phương ở Hà Nội cũng đã hạn chế những hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài,” Carl Thayer nói thêm.
Phe bảo thủ cũng tăng thêm áp lực trên các công ty Đại Hàn được báo cáo đã đối xử xấu với công nhân làn giày Việt Nam, và đã tìm cách trì hoãn việc mở cửa thị trường chứng khoán tại Việt Nam, ông Thayer nói.
Một doanh nhân người nước ngoài đã ở Việt Nam hơn mười năm và làm việc với một loạt các công ty nước ngoài và hãng xưởng địa phương nhắc lại việc chính phủ đã đình chỉ cấp chiếu khán cho người nước ngoài, trong khoảng một tháng, trước một Đại hội Đảng gần đây.
Như trong quá khứ, ông Thayer cho rằng những dự án đầu tư cần có chấp thuận ở bậc cao trong chính phủ hay những dự án phải được chấp thuận từng đợt, như bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng, sẽ bị ảnh tược tiêu cực nhất.
© DCVOnline
Nguồn: Political jockeying may raise risks in Vietnam, say analysts, Reuters, [www_thepeninsulaqatar_com]
.
.
.
No comments:
Post a Comment