Monday, December 7, 2009

SÔNG MEKONG ĐỐI DIỆN VỚI NHIỀU MỐI ĐE DOẠ

Sông Mekong đối mặt với nhiều mối đe dọa
Bay Vút
Nguồn
Mekong under threat from climate and dams
07/12/2009 - 15:51
http://www.bayvut.com.au/s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n/s%C3%B4ng-mekong-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-v%E1%BB%9Bi-nhi%E1%BB%81u-m%E1%BB%91i-%C4%91e-d%E1%BB%8D
Bắt nguồn từ Tây Tạng, sông Mekong chảy qua sáu nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, nó đối mặt với nhiều mối đe dọa xuất phát từ những đập thủy điện và vấn đề thay đổi khí hậu.

Ông Milton Osborne, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Lowy, tác giả của mười cuốn sách về lịch sử và chính trị khu vực Đông Nam Á và một bản báo cáo mới về sông Mekong, trình bày rõ hơn về những mối đe dọa mà con sông này đang phải đối diện:
“Ở khía cạnh thay đổi khí hậu, nếu so sánh với những dự đoán về sự thay đổi lớn lao được vạch ra bởi các nhà khoa học và các công trình nghiên cứu thì chúng ta vẫn chưa chứng kiến được điều đó. Một trong những lo ngại lớn nhất là việc mực nước biển tăng lên đáng kể, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và tiêu cực tới khu vực châu thổ sông Mekong, nơi sản xuất nông nghiệp chủ chốt của Việt Nam. Mực nước biển chỉ cần tăng lên đôi chút cũng có thể dẫn tới việc ngập lụt trên diện rộng ở khu vực này”.
“Mối lo ngại dài hạn hơn chính là việc các dòng sông băng cung cấp nước cho sông Mekong trên các vùng núi cao Tây Tạng đang tan chảy. Điều này sẽ khiến cho nguồn cung cấp nước cho sông Mekong sẽ dần biến mất. Cùng với điều này, theo dự báo của việc thay đổi khí hậu, có khả năng lượng mưa sẽ tăng lên trong khoảng thời gian 20 năm và sẽ làm nguy cơ ngập lụt của khu vực châu thổ sông Mekong tăng cao. Hai mối lo ngại này quả là một nghịch lí”.

Theo ông Osborne, hai viễn cảnh, một là quá nhiều nước được đổ thêm vào sông Mekong, một là quá ít nước được cung cấp cho con sông này đều có liên quan trực tiếp tới vấn đề thay đổi khí hậu. Tuy nhiên bên cạnh đó, những nguy cơ khẩn cấp hơn liên quan tới con sông Mekong chính là việc Trung Quốc sẽ cho xây dựng những con đập trên dòng chảy ở thượng nguồn sông. Hiện tại chưa có những thông tin chắc chắn về thời gian xây dựng các con đập này, tuy nhiên các kế hoạch cho biết khoảng 11 con đập sẽ được xây dựng. Nước này đã cho xây ba con đập và đang chuẩn bị xây tiếp ít nhất hai đập nữa. Thực tế thì Trung Quốc đang tiến hành xây hai con đập khác.

Trả lời câu hỏi liệu các nước nhỏ trong khu vực như Lào hay Campuchia có thể đối thoại với Trung Quốc về việc cùng sử dụng dòng sông Mekong hay Trung Quốc đơn giản sẽ làm những gì mình muốn do phần lớn dòng chảy của sông Mekong (44% chiều dài lưu vực) nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, ông Osborne cho biết:
“Trong phần lớn thời gian, Trung Quốc đã làm những gì mình muốn trên lưu vực sông chảy qua lãnh thổ của nước này. Cho tới nay Trung Quốc rất ít tham khảo ý kiến của các nước ở hạ lưu sông và gần đây nước này đã phải hết sức miễn cưỡng cho phép các quan chức chính phủ của Lào, Việt Nam và Campuchia tới thị sát các con đập xây dựng ở Trung Quốc”.

Đánh giá vai trò của Ủy ban Sông Mekong, ông Osborne nói: “Thật tiếc là những người phê phán ủy ban này lại hiểu biết rất ít về nó. Những người phê phán đã nhận định sai lầm rằng cơ quan này có quyền quyết định các chính phủ có thể làm gì đối với sông Mekong. Điều này không đúng. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng, đó là cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật về dòng sông. Nó không có quyền lực yêu cầu bất kì một chính phủ nào nên phải làm gì trên dòng sông Mekong”.

Ông Osborne cũng cho rằng cơ quan này không có quyền đại diện cho Trung Quốc hay các quốc gia trong khu vực.
Ở tầm vi mô mà cụ thể là vấn đề nguồn thủy sản trên sông Mekong đang bị đe dọa. Bình luận về vấn đề này, ông Milton Osborne cho biết:
“Có khoảng 900 loài cá sinh sống trong lưu vực sông Mekong, ít nhất 80% trong số này có tập tính di cư qua những chặng đường dài. Vì vậy nếu như các con đập được xây dựng chặn đường di cư của chúng, sự ảnh hưởng sẽ rất lớn lao nếu như chúng ta biết rằng nhu cầu dinh dưỡng của 70% người dân Campuchia tới từ nguồn thủy sản đánh bắt được từ sông Mekong và các hệ thống sông nhỏ bắt nguồn từ nó”.

Ba mục tiêu mấu chốt và hy vọng ở Copenhagen

Báo cáo mới về thay đổi khí hậu của Ngân hàng Thế giới

Liên Hiệp Quốc thúc giục đối thoại bàn về thay đổi khí hậu

Các nguy cơ đe dọa Châu Á do thay đổi khí hậu

Vấn đề thay đổi khí hậu – những mốc thời gian

Cần hành động ngay để hạn chế lượng khí thải nhà kính

Dự báo về biến đổi khí hậu




No comments: