Wednesday, December 9, 2009

SẢN XUẤT THỊT HEO TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bước đột phá mới: sản xuất thịt lợn trong phòng thí nghiệm
Madeleine Genner
09/12/2009 - 14:55
http://www.bayvut.com.au/tri-th%E1%BB%A9c/b%C6%B0%C6%A1%CC%81c-%C4%91%C3%B4%CC%A3t-pha%CC%81-m%C6%A1%CC%81i-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-thi%CC%A3t-l%C6%A1%CC%A3n-trong-pho%CC%80ng-thi%CC%81-nghi%C3%AA%CC%A3m
‘Bit-tết nhân tạo’, ‘xúc xích viễn tưởng’ và ‘Frankenburger’ là tên một số loại thực phẩm mà các nhà nghiên cứu tung ra để tìm hiểu ý kiến người tiêu dùng về loại thịt được sản xuất từ ống nghiệm.
Bây giờ, thịt sản xuất từ ống nghiệm không còn là điều tưởng tượng. Các nhà nghiên cứu tại Hà Lan tuyên bố họ đã sản xuất được một loại thịt lợn trong phòng thí nghiệm.
Chưa ai đủ dũng cảm để ăn thịt lợn nhân tạo. Thịt lợn sản xuất trong phòng thí nghiệm được miêu tả là không chắc thịt và các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng thịt lợn sản xuất trong phòng thí nghiệm chưa sẵn sàng để thử nghiệm mùi vị.
Tuy nhiên, thịt sản xuất trong ống nghiệm có thể là sự lựa chọn của con người trong tương lai.
Jason Matheny, nhà nghiên cứu làm việc tại công ty khoa học thực phẩm New Harvest, phát biểu với Hãng truyền thông CNN rằng loại thịt công nghệ mới này sẽ có vị giống như thịt có nguồn gốc từ động vật nuôi theo cách truyền thống.
“Loại thịt theo công nghệ mới có cùng thành phần với thịt có nguồn gốc từ động vật,” Jason Matheny cho biết. “Nếu tìm hiểu cách thức làm món gà chiên và hamburger hiện nay, các nhà khoa học cho rằng loại thịt nhân tạo có thể có hương vị và bề ngoài giống với loại thịt tự nhiên. Tuy nhiên, thịt nhân tạo an toàn hơn, hiệu quả hơn và có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng hơn.”
Trong nhiều năm, các nhà khoa học nghiên cứu về thịt đã cố gắng phát triển loại thịt nhân tạo trong ống nghiệm bằng cách sử dụng các tế bào của động vật sống. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Eindhoven tại Hà Lan mới đây cho biết cuối cùng họ đã thành công.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Mark Post phát biểu với tờ Times: “Loại thịt mới được sản xuất tại thời điểm này giống như loại thịt vụn bị bỏ đi. Chúng tôi cần tìm cách cải tiến và phát triển sản phẩm này. Chúng tôi sẽ đạt được điều đó.”
Ông Brian Kinghom, giáo sư chuyên ngành xác suất di truyền tại Đại học New England, cho biết trong tương lai, thịt sẽ được sản xuất tại các phòng thí nghiệm
Ông nói: “Dân chúng rất muốn được thưởng thức thịt động vật mà không phải bận tâm đến những vấn đề về liên quan đến bảo vệ động vật. Như vậy, tôi cho rằng đây là một vấn đề được con người quan tâm đến từ trước.”
Ông Jason Matheny làm việc tại công ty New Harvest cho biết thịt sản xuất trong phòng thí nghiệm còn mang lại những lợi ích khác.
“Một số công trình do các nhà nghiên cứu thực hiện tại Đại học Oxford cho thấy chúng ta có thể giảm hơn 80% lượng khí thải nhà kính trong quy trình chế biến thịt nếu sản xuất trong ống nghiệm,” ông Jason cho biết. “Một lợi ích lớn khác là loại thịt sản xuất trong phòng thí nghiệm có nhiều tiềm năng tốt cho sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch khá cao do hấp thụ nhiều mỡ động vật vào cơ thể từ các loại thịt tự nhiên. Với loại thịt sản xuất trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu có thể kiểm soát lượng axit béo và con người có thể được cung cấp các loại axit béo có lợi cho sức khỏe như Omega 3 và hấp thụ ít loại axit béo có hại cho sức khỏe hơn.”

Khó khăn trong vấn đề tiếp thị
Tuy nhiên, giáo sư Kinghorn cho rằng việc tiếp thị loại thịt sản xuất trong phòng thí nghiệm có thể gặp những khó khăn.
Ông cho biết: “Cơ thể con người có cấu tạo thích nghi với việc ăn thịt.Con người đã tiến hóa để có thể thưởng thức món thịt và sẽ khó để có thể tạo ra thịt một cách hiệu quả trong ống nghiệm. Tuy nhiên đó là một mục tiêu con người mong muốn đạt được.”
Trong khi các nhà khoa học Hà Lan tuyên bố công trình nghiên cứu của họ đứng hàng đầu thế giới, ông Gregory Harper - nhà khoa học hàng đầu tại Ban Chăn nuôi thuộc Tổ chức CSIRO đồng thời là giám đốc Trung tâm Thịt và Chăn nuôi Úc, cho biết những nghiên cứu tương tự cũng đang được thực hiện trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới.
“Có hai lý do khiến con người muốn sản xuất thịt nhân tạo,” ông Gregory Harper nhận định. “Thứ nhất là quan điểm về hiệu suất cao vì công nghệ sản xuất của chúng ta hiện nay có công suất rất lớn và đây là một lĩnh vực được cải tiến nhanh chóng để giúp con người thực hiện việc sản xuất với năng suất cao. Thế nhưng, tôi thực sự nghi ngờ về điều này. Lý do thứ hai là những người ăn chay có lẽ thích loại thịt nuôi trong phòng thí nghiệm hơn. Riêng tôi thì cũng sẽ không mua loại thịt này.”
“Tôi nghĩ rằng hầu hết những người quyết định ăn chay dựa trên một số quan điểm về đạo đức và sở thích. Tuy nhiên, loại thịt sản xuất trong ống nghiệm vẫn có nguồn gốc từ động vật tự nhiên. Như báo chí cho biết, các nhà khoa học vẫn cần những tế bào từ phôi động vật để có thể phát triển mô trong ống nghiệm.”
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Eindhoven tin tưởng rằng thịt nhân tạo sẽ được bày bán trên thị trường trong vòng 5 năm tới.



No comments: