Sunday, December 6, 2009

NHÀ TÙ TRUNG QUỐC KINH HOÀNG HƠN KỊCH BẢN PHIM HONG KONG

Nhà tù Trung Quốc kinh hoàng hơn kịch bản phim tập Hongkong
Tú Anh
Bài đăng ngày 06/12/2009 – Cập nhật lần cuối ngày 06/12/2009 16:53 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_5952.asp
Tuần báo Le Courrier international đưa độc giả đi một vòng các nhà giam trên thế giới nhưng đặc biệt là chế độ nhà tù tại xứ của ông Hồ Cẩm Đào. Sự kiện một thanh niên bị đánh chết trong một nhà giam ở Vân Nam và 4 vụ vượt ngục ở Nội Mông gây chấn động. Nam Phương tuần báo đã nhân cơ hội này tường thuật những lời kể của nhiều nhân chứng vè điều kiện giam cầm trong nhà tù Trung Quốc. Một sự kiện hiếm thấy trong làng báo bị kiểm duyệt theo sát.

Theo giáo sư Vương Thuận An, một chuyên gia về luật và tội ác thuộc đại học chính trị, thì từ khi chính quyền tung ra chiến dịch « đánh mạnh » vào đầu thập niên 1980 thì các nhà tù trong nước không đủ chổ chứa. Ông xác nhận với Nam Phương tuần báo những bạo lực trong tù mà nhiều nhân chứng đã kể lại. Khả năng và quan niệm quản lý của nhà tù Trung Quốc còn rất « ấu trĩ và giới hạn trong việc ngăn chận bạo lực, hành vi thái quá gây chết người ». Đã vậy , nhà tù còn dùng tù cũ đánh tù mới để duy trì trật tự.

Nam Phương tuần báo ghi lại trường hợp một tù nhân « thuộc loại may mắn » được giam chung với thành phần như cán bộ đảng, hoặc những nhân vật bị tạm giam để phòng ngừa nhưng lại có sự hỗ trợ bên ngoài và một vài người nước ngoài. Hai mươi tám người trong một căn phòng giam nhỏ hẹp , kẻ mạnh được « chổ tốt » kẻ yếu phải nằm gần cầu tiêu. Nhờ có chút võ thuật phòng thân , người tù nhân chứng này được để yên trong suốt ba năm giam cầm trong khi những « con gà ướt » bị hành hạ , phải phục vụ tù cũ như đầy tớ. Thường xuyên, có người chết mà không ai biết lý do.

Y sĩ tới phát vitamine B và D dường như để bù đấp vào tình trạng thiếu ăn và suy dinh dưỡng. Nhân chứng cho biết là ông còn trẻ thế mà chỉ sau sáu tháng tù, tóc đã bạc trắng và suất ba năm bị giam ông không hề nếm được một cọng rau tươi. Tù nhân bị cô lập hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra bên ngoài, không được tiếp xúc với thân nhân. Luật sư chỉ có quyền thăm thân chủ một hay hai lần mỗi năm.

Một chi tiết mà nhân chứng này không quên kể lại là câu chuyện một tù nhân người Hoa nhưng mang quốc tịch nước ngoài. Bị giam hai năm vì tội lừa đảo , một tội đáng khinh nhưng anh ta được bạn đồng tù xem là « tù hạng nhất », và ước mơ được như số phận của anh ta. Mỗi tháng anh ta được đại diện ngoại giao lấy máy bay từ Quảng Đông đến Vân Nam, nơi giam giữ để thăm anh. Được hỏi « anh làm gì mà được lãnh sự đi thăm mỗi tháng như vậy trong khi chúng tôi cả năm được gặp luật sư có một lần ». Người tù quốc tịch nước ngoài này trả lời : chẳng cầu xin gì cả. Bổn phận của đại diện chính phủ nước ngoài, theo truyền thống là phải qua tâm đến số phận con dân họ. Tôi ở tù, tòa lãnh sự sợ tôi bị đòn bị đánh.

Nhân chứng Trung Quốc kết luận, nhìn cách cư xử của chính phủ nước ngoài đối với công dân của họ, chúng tôi, người Trung Quốc, không khỏi suy tư và khám phá ra là người ngoại quốc xem trọng giá trị con người….hơn là chính quyền Trung Quốc của chúng tôi.

Theo các nguồn tin độc lập thì tại Trang Quốc có từ 1,6 triệu đến 8 triệu tù nhân. Đó là không kể con số tù lao cãi, trãi ra ở 900 trại cãi tạo. Trong những năm gần đây, còn xuất hiện loại « khách sạn bí mật » mà theo Human Rights Wacht, chính quyền dùng để cô lâp những dân oan đi khiếu kiện. Nhân Dân nhật báo bản tiếng Anh chỉ thừa nhận có « 310 trại cải tạo với 400 ngàn đối tượng đang học tập ».
Có lẽ đây là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc, ở địa phương đề cập đến thực tế chế độ nhà giam ở nước tự gọi là Cộng Hòa Nhân Dân. Phim ảnh Trung Quốc cũng tránh né đề tài này. Do vậy, Trường Giang thời báo ở Vũ Hán khi mô tả nhà tù Trung Quốc đã mượn hình ảnh trong một cuốn phim tập Hongkong « Hỏa thiêu ngục tối » mà tài tử chính là Châu Nhuận Phát.
Tờ báo này đặt câu hỏi tại sao điện ảnh Trung Quốc không dám khai thác đề tài nhà tù trong khi phim HôngKong, hay gần đây là cuốn phim Ấn Độ « Tỷ phú ổ chuột » được giải Oscar . Người Ấn đâu có lên án cuốn phim nói lên cách tra tấn để lấy lời khai là làm nhục đất nước họ đâu. Hoặc là các mạng internet ở Mỹ phát tán hình ảnh tra tấn ở nhà tù Irak Abou Ghraib cũng đâu có bị nhà nước trừng phạt. Tác giả bài báo lên án « xã hội » Trung Quốc tiếp tục che giấu sự thật bằng cách ngăn cấm những tác phẩm « trái luồng » từ văn hóa đến ý thức hệ.



No comments: