Wednesday, December 23, 2009

20 NĂM LƯU HIỂU BA

Trung Quốc xét xử chớp nhoáng nhà ly khai Lưu Hiểu Ba
Anh Vũ
Bài đăng ngày 23/12/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 23/12/2009 15:46 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6197.asp
Hôm nay, phiên tòa xét xử nhà ly khai Lưu Hiểu Ba được mở ra tại Bắc Kinh nhưng lại cấm không cho gia đình và người thân của bị cáo cũng như các nhà báo tham dự. An ninh đã được thắt chặt trong khu vực xử án.

Trước lối vào tòa án, người ta thấy tập trung nhiều nhà ngoại giao Châu Âu, Mỹ cùng với rất đông những người đã ký tên vào bản Hiến chương 08. Vợ của bị cáo cũng không được tham dự phiên tòa phải đứng bên bên ngoài. Từ tháng ba vừa qua bà đã không được gặp mặt chồng, thậm chí còn bị cấm ra khỏi nhà.
Phiên xét xử chỉ kéo dài 3 tiếng đồng, sau đó tòa sẽ dành thời gian để luận tội để ngày 25 tháng 12, đúng lễ Noel sẽ tuyên án.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đưa ra xét xử nhà ly khai nổi tiếng vào thời điểm này.
Bà Marie Holzman, Chủ tịch Hội đoàn kết với Trung Quốc giải thích :
Việc ông Lưu Hiểu Ba bị bắt là trái với Hiến pháp, bởi vì ông chỉ bày tỏ chính kiến của mình qua việc soạn thảo Hiến chương 08, theo đó vẫn dựa trên tinh thần của Hiến pháp Trung Quốc và chỉ mở rộng thêm một chút quyền tự do ngôn luận.
Bắt ông Lưu Hiểu Ba, chính quyền Trung Quốc cho thấy là ho đã nhằm đúng đối tượng. Trong số 300 người đầu tiên ký tên vào bản Hiến chương, nhưng chính quyền lưu ý thấy Lưu Hiểu Ba là người có uy tín nhất và là một nhà trí thức Trung Quốc có nhiệt huyết nhất. Việc chính quyền chọn ngày 25 tháng 12 cũng rất có ý nghĩa.
Năm nay, chính quyền TQ đã tỏ ra rất trâng tráo, cách đây vài hôm họ thông báo rằng sẽ đưa ra xét xử vụ này vào ngày 23 tháng 12. Thực sự là Bắc Kinh muốn trêu ngươi phương tây, ý muốn nói rằng chúng tôi biết chắc là vào dịp lễ Giáng sinh các vị sẽ không phản ứng gì đâu.

Lưu Hiểu Ba, năm nay 53 tuổi, là một nhà ly khai nổi tiếng ở Trung Quốc. Từng là giáo sư tại đại học Columbia University, New York. Năm 1989 Lưu Hiểu Ba về nước, giảng dạy tại Đại học Bắc kinh. Ngay sau đó ông đã tham gia tích cực vào phong trào đòi dân chủ do sinh viên khởi xướng tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Phong trào bị đàn áp, ông bị ngồi tù một năm rưỡi mà không bị xét xử. Sau đó Lưu Hiểu Ba lại bị chính quyền bắt đi tập trung cải tạo lao động vì những hành động kêu gọi tự do dân chủ ở trung Quốc.
Năm ngoái nhân dịp kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn nhân quyền, ông cùng 300 người đã ký vào bản "Hiến chương 2008". Đây là một kiến nghị, kêu gọi tôn trọng nhân quyền và tự do ngôn luận ở Trung Quốc, nay đã thu thập được hơn 10 nghìn chữ ký ủng hộ. Chính vì hành động này ông bị đưa ra xét xử ngày hôm nay. Với tội danh « lật đổ chính quyền », Lưu Hiểu Ba có thể bị két án từ 5 đến 15 năm tù.
Phiên tòa xét xử Lưu Hiểu Ba đã gây phản ứng quốc tế mạnh mẽ. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Bắc Kinh trả tự do vô điều kiện cho ông Lưu Hiểu Ba, đồng thời chấm dứt bắt bớ những người bất đồng chính kiến.
Trước cửa tòa án, đại diện Sứ quán Mỹ tuyên bố, xin trích : "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc hãy trả tự do ngay lập tức và tôn trọng các quyền của tất cả những công dân của họ muốn bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa".
Các hiệp hội bảo vệ nhân quyền đánh giá phiên tòa này là một trò hề của chính quyền nhằm trấn áp các thành phần đối lập.



20 năm Lưu Hiểu Ba
Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh
Cập nhật: 11:52 GMT - thứ tư, 23 tháng 12, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/12/091223_liu_xiaobo.shtml
Ông Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động chính trị, một tác giả, một giáo sư đại học và là nhân vật "gây sự bực mình" cho đảng Cộng sản Trung Quốc.
Bên ngoài đất nước nơi ông sinh ra, người ta biết đến tên tuổi Lưu Hiểu Ba như một trong số những nhà bất đồng chính kiến hàng đầu, với nhiều giải thưởng và được truyền thông thế giới quan tâm.
Nhưng trong nước thì rất ít người nghe thấy tên ông, và ông liên tục bị tù và chịu sự theo dõi từ phía chính phủ Trung Quốc.
Nhân vật 53 tuổi lần đầu tiên nổi bật trước công luận vào năm 1989, trong lúc xảy ra cuộc dập tắt biểu tình bị đàn áp đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn.
Ông Lưu từ Mỹ về nước để tham gia biểu tình và bị bỏ tù hai năm.

Lật đổ chính quyền?
Nhà hoạt động chính trị đồng thời cũng là giáo sư tại Đại học Sư phạm ở Bắc Kinh, mặc dù trên thực tế ông bị cấm giảng dạy.
Một lần nữa ông bị cách ly do phát biểu về hệ thống chính trị một đảng ở Trung Quốc, lần này là 3 năm cải tạo lao động, từ 1996 đến 1999.
Rồi ông cưới vợ, và tiếp tục bàn luận những đề tài cấm kỵ; Ông nói với BBC là chính phủ nên có chính sách khác đối với người Tây Tạng sau vụ bạo động ở vùng Himalaya hồi tháng Ba năm ngoái.
Lần này sự chú ý đã lan tỏa sang những người bên ngoài Trung Quốc đang muốn cải thiện tình hình nhân quyền bên trong đất nước do đảng cộng sản lãnh đạo, và ông được trao một vài giải thưởng.

Trong lúc phiên tòa mới nhất xử ông chuyển tội danh từ "chống phá sang lật đổ chính quyền", ngay cả chính phủ Hoa Kỳ cũng buộc phải lên tiếng.
"Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Trung Quốc thả người ngay lập tức và tôn trọng quyền của tất cả công dân Trung Quốc được phép nêu quan điểm chính trị trong hòa bình," theo lời một văn bản của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Rắc rối gần đây của ông Lưu liên quan đến vai trò trong dự thảo Hiến Chương 08, một văn kiện kêu gọi thay đổi chính trị ở Trung Quốc.
Hiến chương này được khoảng 300 người ủng hộ, bao gồm giới học giả, nghệ sĩ, luật sư và các nhà hoạt động, cùng muốn có một cuộc thảo luận đầy đủ hơn về cải cách chính trị ở Trung Quốc trong tương lai.
Hai ngày trước khi Hiến chương được công bố vào tháng 12 năm ngoái, công an đã vào nhà ông Lưu lục soát trong đêm và bắt giữ ông.
Vợ của ông. bà Lưu Hà nói lẽ ra đã không biết chuyện gì đã xảy ra với ông vì không ai nhận đã bắt người.

Tùy số phận
Cho đến gần một tháng sau đó chính quyền cuối cùng mới nhận đã bắt giam ông.
Từ sau ngày bị bắt ông Lưu hầu như không có liên lạc gì với bên ngoài.
Vợ ông nói lần cuối cùng được gặp chồng là vào tháng Ba, trong một căn phòng khách sạn có cảnh sát theo dõi ở Bắc Kinh.
Trong ngày BBC gặp thì bà vừa quay về từ trung tâm giam giữ, nơi chồng bà đang bị giam.
Bà đem cho ông một gói sách, nhưng không hi vọng người ta sẽ chuyển vì gói hàng tháng trước không được chuyển đi.
Bà Lưu nói luật sư của chồng bà được phép gặp ông thường xuyên hơn, mỗi tháng một lần để bàn về vụ xử.
Bà từ lâu đã chấp nhận thực tế là hai người sẽ không được hưởng tự do cùng nhau nhiều năm liền.
Bà nói thêm: "Bây giờ không ai biết tên anh ấy. Nhưng một ngày kia, ngay cả nếu anh ấy không được coi là anh hùng, thì anh ấy sẽ được coi là một công dân rất tốt, một tấm gương kiểu mẫu."



No comments: