Thursday, April 16, 2009

TRUNG QUỐC ĐƯA NHIỀU TÀU TUẦN TRA TỚI BIỂN ĐÔNG

VOA
TQ điều thêm nhiều tàu tuần tra tới vùng Biển Đông
16/04/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-04-16-voa9.cfm
Trung Quốc lại điều thêm nhiều tàu tuần tra dân sự tới vùng biển Nam Trung Quốc mà Việt Nam gọi là Biển Đông, nơi gần đây căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền trên biển đã tăng cao.

Bản tin hôm thứ Năm của hãng thông tấn Pháp AFP, trích trang tin tiếng Anh của Trung Hoa Nhật báo (China Daily), cho hay ít nhất 6 tàu tuần tra thuộc một đơn vị địa phương của Cục an toàn Hàng hải Trung Quốc đã được điều tới Biển Đông trong những tuần gần đây, trong khi một vài tàu khác cũng đang chuẩn bị lên đường tới khu vực này.

Theo một giới chức không nêu danh tính của Cục an toàn Hàng hải Trung Quốc thì đội tàu tuần tra này gồm có các tàu của cơ quan an toàn hàng hải Quảng Đông, Thượng Hải và Hải Nam.
Tuy nhiên, giới chức này không cho biết liệu cuộc tuần tra sẽ kéo dài trong bao lâu và những tàu này sẽ tiến hành các hoạt động tuần tra ở khu vực cụ thể nào.

Một số đường tàu biển quốc tế đi qua khu vực hai quần đảo có tranh chấp là Trường Sa và Hoàng Sa được cho là có trữ lượng khoáng sản và dầu lửa rất lớn.
Hồi tháng trước, Trung Quốc loan báo họ sẽ gửi một tàu tuần tra dân sự tới vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa khiến cho Philippines, cũng là một trong những nước đòi chủ quyền ở quần đảo này, quan ngại.

Theo nhật báo China Daily thì những tuyên bố về chủ quyền gần đây đối với quần đảo Trường Sa của các quốc gia trong khu vực là một trong những lý do khiến Trung Quốc đẩy nhanh sự hiện diện ở khu vực này.

Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động giám sát ở Biển Đông sau hàng loạt các vụ căng thẳng kể từ đầu năm nay, trong đó có vụ 5 chiếc tàu của họ đã quấy nhiễu một tàu hải quân Mỹ đang tiến hành các hoạt động thăm dò đại dương hải phận quốc tế ngoài khơi đảo Hải Nam hồi tháng trước.
Hôm 10 tháng Ba, Trung Quốc cũng đã điều tàu tuần tra đánh cá lớn nhất nước tới vùng biển này.
Các giới chức Trung Quốc nói rằng sẽ có thêm nhiều tàu được điều tới khu vực 'tranh chấp' trong vòng 3 đến 5 năm tới đây.
Nhật báo China Daily cũng trích lời ông Châu Trung Hải, một chuyên gia về luật hàng hải tại trường đại học Luật và Chính trị Trung Quốc nói rằng năm nay có thể là năm khởi đầu của nhiều cuộc tranh chấp.
Ông Châu nói thêm rằng nỗ lực của Liên Hiệp Quốc trong năm nay nhằm phân định bản đồ lãnh hải đã dẫn đến sự gia tăng căng thẳng khi các quốc gia đang tìm cách nhanh chóng đệ trình các tài liệu pháp lý và tuyên bố chủ quyền lên cơ quan quốc tế này.



South China Morning Post

April 16, 2009 Thursday
Sea patrol starts before UN territorial claims
by Kelly Chan

The country's largest patrol ship, the Haixun 31, and two other major vessels entered the South China Sea on Tuesday on a patrol mission about a month before Beijing and 156 other countries submit claims to territorial waters to the United Nations Convention on the Law of the Sea.
Liu Hengwei, Communist Party secretary of the Guangdong Marine Bureau, told the People's Daily that the patrol would demonstrate the country's sovereignty and create "a safe and clean sea for Chinese ships".
The patrol ships' duties include collecting information about the movements and routes of ships, testing wireless communication systems, monitoring whether ships have discharged pollutants and, if so, issuing warnings, the paper said.

In March, China sent its largest fishery administration vessel, the Yuzheng 311, to the waters around the Spratly Islands, an area rich in fish and with significant oil and gas deposits. The islands are also claimed by Taiwan, Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei. A week before the patrol began, the Philippines implemented a law to claim part of the Spratlys and the Scarborough Shoal.
Meng Xiangqing, a professor with the Strategy Research Centre at the National Defence University, told Outlook Weekly, a magazine run by Xinhua, that this kind of patrol should be held "regularly, frequently for the long term.
"It is not only for protecting our ships, our fishery industry and our fishery resources ? The most important purpose is to demonstrate our sovereignty," Professor Meng said, adding that half of the country's 3million sq km oceanic claim was in dispute and that the situation could be resolved only with more substantial action.

An official from the China Marine Surveillance Headquarters said China should implement more control and improve management of its territorial waters instead of just citing historical references when pressing its claims.

Another expert urged China to improve law enforcement. Zhou Zhonghai, professor at the China University of Political Science and Law and vice-chairman of the Chinese Association of the Law of the Sea, said there were too many bureaus involved in marine affairs and the structure should be simplified.
The scholars said more problems would be raised next month when the countries make their claims to the United Nations and suggested Beijing prevent some countries from taking advantage of the territorial disputes.

http://www.viet-studies.info/kinhte/sea_patrol_starts.htm

No comments: